Bình đẳng Giới Và Hạnh Phúc Gia đình

Có thế nhận thấy, định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.

Bên cạnh đó, thời gian làm việc của phụ nữ thường dài hơn nam giới, mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.

Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con cái ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới.

Hiện nay, việc phân công lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước vẫn còn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét. Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Theo kết quả điều tra về Bình đẳng giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%; việc nấu cơm: tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tương ứng là 77,3% và 2,8%. Đáng chú ý là ở những việc này, số người cho biết cả hai vợ chồng làm ngang nhau là rất thấp. Trong khi đó, đối với việc chăm sóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ chồng làm ngang nhau là cao hơn, tương ứng là 3,3% và 38,2%. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ nghơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người phụ nữ.

Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sự dụng biện pháp tránh thai, việc học của con hay dạy các con công việc nội trợ của gia đình.

(Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định: 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẽ công việc gia đình.)

Tại Hội nghị tập huấn công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện tổ chức ngày 09/8/2013, không ít chị em khi được hỏi về việc chia sẻ trách nhiệm, công việc gia đình giữa người vợ, chồng và các con trong gia đình, phần lớn các chị em đều cho rằng, trách nhiệm đối với gia đình trên vai họ không hề giảm bớt, nhất là các chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước những khó khăn chung của cuộc sống, cộng với tư tưởng, tôn giao…khiến người phụ nữ vẫn phải đảm đương “thiên chức” mà xã hội đã dành cho họ trong suốt những thập kỷ qua.

Những năm trở lại đây, tại địa bàn huyện, việc thực hiện công tác Bình đẳng giới – Vì sự tiến bộ của phụ nữ tại một số cơ quan, ban, ngành, địa phương triển khai nhưng trên thực tế vẫn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Từ đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chính vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nội dung này trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ phụ nữ trong các hoạt động giáo dục ở cộng đồng, trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Thông tin, tuyên truyền những hạn chế mang định kiến về giới, xây dựng chuyên mục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác Bình đẳng giới cấp huyện, xã, thị trấn. Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bình đẳng giới hoặc các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới. Các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tuyên truyền các kiến thức về bình đẳng giới cho phụ nữ.

Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cũng như nâng cao trình độ nhận thức chung của phụ nữ về công tác bình đẳng giới. Triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ nữ tham gia vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt thuộc các cấp, ngành. Quan tâm công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về công tác Bình đẳng giới – Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Từ khóa » Giải Pháp Bình đẳng Giới Trong Gia đình