Bình Giảng đoạn đầu Trong Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt.

Hocdot.com flag MÁY TÍNH ONLINE Về chúng tôi Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Trang chủ

»

Lớp 9 »

Môn Văn »

Văn Mẫu 9 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất »

Bếp lửa - Bằng Việt

Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy

Lời giải

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?...

Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm "gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: "năm đói mòn đói mỏi”, "khô rạc ngựa gầy ", "khói hun nhèm mắt cháu", "sống mũi còn cay". Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về "mùi khói", về "khói hun", một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

"Nghĩ lại đến giờ" đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy "sống mũi còn cay!". Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. "Tu hú kêu... ", "khi tu hú kêu... ", " tiếng tu hú"..., cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

"Cháu cùng bà nhóm lửa ", nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.

Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh "Mẹ cùng cha bận công tác không về", cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm. bà chăm cháu học.

Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: "cháu ở cùng bà", "bà bảo", "bà dạy", "bà chăm". Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn "khó nhọc" vất vả "nhóm bếp lửa". Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú "kêu chi hoài". Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm chữ "nghĩ thương bà khó nhọc" nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyển cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”

Câu hỏi liên quan
  • Bình giảng ba khổ thơ đầu bài Bếp lửa của Bằng Việt:
  • Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước
  • Phân tích bài thơ ‘Bếp Lửa’ của Bằng Việt (Bài hay)
  • Phân tích bài thơ ‘Bếp lửa’ của Bằng Việt_bài2
  • Bình giảng ba khổ thơ đầu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
  • Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
  • Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (bài 2).
  • Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Rồi sớm rồi chiều ....thiêng liêng bếp lửa.
  • Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ( bài 2).
  • Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
  • Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em
  • Viết đoạn văn ngắn phân tích cái hay trong đoạn thơ sau: Nhóm bếp lửa … Bếp lửa (Bếp lửa - Bằng Việt)
  • Qua hồi tưởng … quê hương đất nước.. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp thành một đoạn văn khoảng 25 câu theo kiểu tổng - phân - hợp
  • Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
  • Bình giảng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
  • Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Một bếp lửa......bà nhóm bếp lên chưa?
  • Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
  • Phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
  • Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
  • Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?...
Bài học liên quan
  • Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
  • Truyện Kiều - Nguyễn Du
  • Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
  • Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
  • Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
  • Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
  • Đồng chí - Chính Hữu
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
  • Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
  • Bếp lửa - Bằng Việt
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
  • Ánh trăng - Nguyễn Duy
  • Làng - Kim Lân
  • Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
  • Cố hương - Lỗ Tấn
  • Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki
  • Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
  • Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
  • Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten
  • Con cò - Chế Lan Viên
  • Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
  • Viếng lăng Bác - Viễn Phương
  • Sang thu - Hữu Thỉnh
  • Nói với con - Y Phương
  • Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go
  • Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu
  • Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
  • Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô
  • Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng
  • Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn
  • Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng
  • Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
  • Hoàng Lê nhất thống chí
  • Chiếc lược ngà
Bạn đang học lớp? Lớp 12Lớp 11Lớp 10Lớp 9Lớp 8Lớp 7Lớp 6Lớp 5Lớp 4Lớp 3Lớp 2Lớp 1

Từ khóa » Tiếng Tu Hú Kêu Sao Mà Tha Thiết Thế