[LỜI GIẢI] “Tám Năm Ròng Cháu Cùng Bà Nhóm Lửa Tu Hú Kêu Trên ...

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY XEM CHI TIẾT  “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng x  “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng x

Câu hỏi

Nhận biết

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ỏ Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.”

(…)

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Cảm nhận của em về ba khổ thơ trên.

A. B. C. D.

Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng.

- Sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bằng Việt thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi suy nghĩ, gây được một cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc. Thơ ông thường sâu lắng, trầm tư.

- Giải thưởng: Tác giả đã được nhận giải nhất văn học – nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ “Trở lại trái tim mình”; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.

Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.

- Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

- Ba khổ thơ nói về kỉ niệm giữa bà và cháu, bên cạnh đó là nỗi nhớ bà, bếp lửa khi cháu đã đi xa.

2. Phân tích

2.1 Khổ đầu: chuỗi kỉ niệm về 8 năm ròng kháng chiến sống cùng bà

- Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.

- Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau:

+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồng như giục lúa chín.

+ Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa trong không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

=>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.

- Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dậy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

- Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, găn bó không rời.

2.2 Khổ thơ 2: Kí ức về năm giặc đốt làng

 “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.”

- Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh biết bao đau thương mất mát và trong đó có một kí ức người cháu không thể nào quên. Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng bà càng mênh mang:

+ Dù túp lều tranh nơi nương thân của 2 bà cháu đã không còn bởi sự tàn phá của quân thù nhưng bà vẫn “vững lòng”. Sự dũng cảm, kiên định ấy của bà đã thực sự trở thành chỗ dựa cho cháu.

 + Không chỉ có vậy, bà còn dặn cháu “đinh ninh”, lời dặn của bà nôm na, giản dị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn, bà phải nén lại trong lòng, một mình chịu đựng để vững dạ người nơi tiền tuyến. Bà dã trở thành hậu phương vững chắc cho cha mẹ.

=> Hình ảnh bà lúc này không còn là của riêng cháu nữa mà bà là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”

- Đối lập với ngọn lửa hung tàn, thiêu rụi sự sống của giặc là ngọn lửa hy vọng và niềm tin của bà.

2.3 Khổ cuối: Nỗi nhớ của cháu đối với bà và bếp lửa

- Suốt dọc bài thơ, 10 lần hình ảnh bếp lửa xuất hiện là 10 lần cháu nhớ tới bà và khổ thơ kết thúc này nỗi nhớ đó càng trào dâng mãnh liệt được tác giả trực tiếp bộc lộ:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

- Dấu chấm xuất hiện ở giữa dòng thơ tạo thành một sự ngắt nhịp dài, giống như quá khứ đã trôi đi quá xa so với hiện tại.

- Tác giả sử dụng điệp từ “trăm” với ý nghĩa khái quát như khẳng định giờ đây đứa cháu năm xưa đã lớn khôn, trưởng thành, được chắp cánh bay cao, bay xa tới những khung trời rộng lớn với những niềm vui rộng mở. Xong vẫn không nguôi quên bếp lửa giản dị của bà.

- Âm điệu dòng thơ nhanh, mạnh như từng đượt sóng tình cảm dâng trào để cháu phải tự hỏi lòng mình “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

=> Bếp lửa đã trở thành tấm lòng, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời, có nghĩa là từ một bếp lửa đơn sơ, giản dị của bà, nhiều bếp lửa.

3. Tổng kết

- Nội dung:

+ Tình cảm bà cháu bình dị, gần gũi và thiêng liêng.

+ Vấn đề ý nghĩa muôn đời: kỉ niệm tuổi thơ luôn tỏa sáng và nâng đỡ con người trên hành trình cuộc sống. Tình cảm gia đình là cơ sở, là cội nguồn cho tinh yêu quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận.

+ HÌnh ảnh vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

+ Cảm xúc mãnh liệt.

+ Triết lí sâu sắc.

Thảo luận về bài viết (0)

  1. Levy

    phân tích từ “ròng”trong bài bếp lửa

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

Δ

Luyện tập

Câu hỏi liên quan

  • Từ nào sau đây không phải từ láy?

    Từ nào sau đây không phải từ láy?

    Chi tiết
  • Trong câu thơ: Gươm mài đá đá núi cũng món/ Voi uống nước nước sông phải cạn Nguyễn Trãi sử dụng biệ

    Trong câu thơ: Gươm mài đá, đá núi cũng món/ Voi uống nước, nước sông phải cạn, Nguyễn Trãi sử dụng biện pháp tu từ nào?

    Chi tiết
  • Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

    Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

    Chi tiết
  • Trong các từ Hán - Việt sau yếu tố “phong” nào có  nghĩa là “gió”?

    Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?

    Chi tiết
  • Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

    Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

    Chi tiết
  • Các thành ngữ: ăn ốc nói mò ăn không nói có ăn gian nói dối liên quan đến phương châm hội thoại nào 

    Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ?

    Chi tiết
  • d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?

    d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?

    Chi tiết
  • Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

    Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

    Chi tiết
  • b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?

    b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?

    Chi tiết
  • Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?

    Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?

    Chi tiết

Đăng ký

Năm sinh 20012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020 hoặc Đăng nhập nhanh bằng: đăng nhập bằng google (*) Khi bấm vào đăng ký tài khoản, bạn chắc chắn đã đoc và đồng ý với Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Tự Học 365.

Từ khóa » Tiếng Tu Hú Kêu Sao Mà Tha Thiết Thế