Bình Linh (cây Keo Dậu) Cây Dại Mọc Hoang Có Tác Dụng điều Trị Tiểu ...
Có thể bạn quan tâm
Ở quê tôi, cây bình linh (cây keo dậu, táo nhơn, bọ chét…) mọc khá nhiều. Mặc dù đọt bình linh vừa ngọt, vừa chát và cũng hơi đắng nhưng nhiều người bảo: “Thấy khó ăn vậy chớ ăn quen là thành ghiền luôn. Thơm mà bổ nữa.”.
Tôi không thích vị chát của đọt bình linh nhưng mẹ và ông của tôi lại rất thích. Đó là vì trước đây, mẹ tôi hay bị chứng khó thở, hơi thở ngắt quãng. Khi nghe người ta nói ăn đọt bình linh luộc có thể điều trị bệnh về phổi, mẹ tôi cũng tập ăn.
Thế là mỗi bữa cơm, mẹ tôi đều luộc một nắm đọt bình linh non (khoảng 15 đọt) rồi chấm kèm với cá kho, nước tương… cho dễ ăn. Sau ba ngày, mẹ tôi đã thấy dễ thở hơn. Sau đó ngưng ăn hai, ba ngày rồi tiếp tục ăn lại. Mẹ tôi ăn theo cách ấy độ khoảng nửa tháng thì khỏi hẳn.
Sau này, nghe tin cây bình linh có độc, ông tôi, mẹ tôi cũng như những người hàng xóm đều nửa tin nửa ngờ. Thế rồi ông bảo: “Ngoại ăn mấy chục năm nay cũng có bị gì đâu. Mà mình ăn ít chứ đâu phải ngày nào cũng ăn đâu mà sợ. Mày thấy không, ngoại ăn mà vẫn khỏe mạnh, mập mạp bình thường”.
Khả năng ức chế tế bào ung thư gan, ung thư phổi của cây bình linh
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất độc nhẹ trong cây bình linh là mimosine có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư gan và ung thư phổi; làm tăng cường độ nhạy cảm của tế bào ung thư đối với các loại thuốc hóa trị liệu, từ đó giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc này (2)
Ngoài ra, chiết xuất từ cây bình linh còn cho thấy tiềm năng ức chế tế bào ung thư miệng và ung thư di căn.
Công dụng, cách dùng hạt bình linh
Công dụng:
Hạt bình linh khi còn non có màu xanh, khi già có màu nâu bóng. Theo kinh nghiệm dân gian hạt bình linh có một số tác dụng sau (1):
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Tốt cho sinh lý
- Tẩy giun
Cách dùng:
- Để điều trị tiểu đường và yếu sinh lý, dùng 50g hạt bình linh già, rang bằng lửa nhẹ cho khô rồi nấu nước uống, mỗi ngày hai lần. Dùng liên tiếp ba ngày thì cách liều, thời gian cách liều là 2 hoặc 3 ngày.
- Để điều trị giun đũa, người ta phơi khô 50g hạt già rồi rang cho nở, rang đến khi bốc mùi thơm lừng thì tán bột rồi uống liên tiếp ba ngày, mỗi ngày uống một lần vào buổi sáng (trước khi ăn).
Ngoài ra, hạt bình linh còn có thể được chế biến thành thực phẩm như bánh đậu (loại bỏ chất độc qua quá trình rửa, ngâm, đun, sấy khô, lên men).
Không những thế, nghiên cứu cho thấy hạt bình linh còn có tiềm năng làm thuốc nhuận tràng. Công dụng này hiện đang được nghiên cứu thêm.
Ở quê tôi, hạt bình linh còn được biết đến như chất dẫn dụ mèo. Một người đàn ông đắc ý bảo tôi: “Mày về thử lấy hạt khô rang lên cho thơm phức rồi bỏ vô tô thả ra giữa đìa đi, mèo nó ra không được cũng bu đầy bờ cho coi”.
Công dụng của nhựa và vỏ cây bình linh
- Được biết, nước sắc vỏ rễ và vỏ cây bình linh còn có công dụng ngừa thai, riêng vỏ cây còn điều trị bệnh về đường tiêu hóa. Liều dùng cho người lớn là 50g (dạng tươi).
- Nhựa vỏ cây bình linh cũng được xem như chất gel kết dính và được ứng dụng trong chế tạo vỏ thuốc viên có khả năng phân rã nhanh, giúp quá trình thầm thấu thuốc diễn ra nhanh hơn.
- Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cây bình linh làm thực phẩm cũng như làm dược liệu cần chú ý đến độc tính của nó.
ĐỘC TÍNH TRONG CÂY BÌNH LINH
Ngọn lá non, hoa và vỏ quả non của cây bình linh đều ăn được (luộc, lẩu…). Tuy nhiên, toàn cây bình linh có độc nhẹ và khi dùng với liều lượng cao, chất độc này gây ra tình trạng (2):
- Rụng lông, tóc
- Sảy thai
- Chảy nước bọt
- Bơ phờ
- Chán ăn
- Bướu cổ
- Đục thủy tinh thể
- Giảm khả năng sinh sản
- Phù cục bộ trên da đầu…
Ngoài ra, chiết xuất từ hạt bình linh cũng làm ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giảm tốc độ hô hấp và hoạt động của cơ.
Cách khử độc tố trong cây bình linh
- Mặt khác, độc tố mimosine bị phân hủy bởi nhiệt và hòa tan trong nước nên có thể làm giảm nồng độ của nó bằng cách chế biến và sử dụng phù hợp.
- Luộc đọt non trong nước nóng 70 độ khoảng 15 phút rồi bỏ nước, chỉ ăn cái có thể làm giảm đến 90% lượng độc tố mimosine.
- Nấu đọt bình linh trong nồi sắt cũng giúp khử chất độc mimosine do phản ứng phức hợp của mimosine với kim loại.
- Để an toàn, nên ăn bình linh với lượng vừa phải: khoảng 5% khẩu phần ăn hàng ngày.
▼ Nguồn tham khảo
1. Võ Văn Chi (2000), Cây thuốc trị bệnh thông dụng, NXB Thanh Hóa, ngày tham khảo: 25/02/20192. Ipil-ipil, Leucaena glauca, Santa Elena, Yin he huan: Herbal Therapy / Alternative Medicine in the Philippines,http://www.stuartxchange.org/Ipil-ipil, ngày truy cập: 26/02/20193. Leucaena leucocephala A nutrition profile,http://archive.unu.edu/unupress/food/8F163e/8F163E08.htm, ngày truy cập: 26/02/20194. Leucaena – an overview | ScienceDirect Topicshttps://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/leucaena, ngày truy cập: 26/02/2019.(Tuyết Nhi)
Từ khóa » Trái Bình Linh
-
Keo Dậu (Cây Bình Linh) - Công Dụng, Cách Dùng Trị Bệnh
-
Keo Dậu: Công Dụng Và Cách Chữa Bệnh | Vinmec
-
Công Dụng Và Cách Chữa Bệnh Từ Cây Keo Dậu
-
Keo Dậu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
BÌNH LINH | CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
-
Cây Keo Dậu (cây Bình Linh) Với 3 Bài Thuốc điều Trị Tiểu đường, Giun ...
-
Trái Keo Giậu, Bình Linh.. Leucaena Leucocephala Họ đậu Fa… | Flickr
-
Keo Dậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
HẠT GIỐNG CÂY KEO DẬU CÂY DANG CÂY BÌNH LINH - Shopee
-
Trái Keo Giậu, Bình Linh.. Leucaena Leucocephala Họ đậu Fabaceae
-
Cây Keo Giậu | Táo Nhơn | Bình Linh | Bọ Chét | Keo Giun
-
Hiệu Quả Chữa Giun Và độc Tính Từ Cây Keo Giậu - YouMed