Bình Luận Về Hiện Tượng Chệch Hướng Thương Mại Trong Các Khu ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 3 trang )
Bài làmKhu vực thương mại tự do (FTA) hay còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được hìnhthành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và tất cảcác hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữnguyên thuế quan đối với nước khác. Nói cách khác, những thành viên của FTA có thểduy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với các nướcngoài khu vực. Khi một nhóm nước hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đềchính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuếquan cao thông qua các nước có thuế quan thấp. Hiện tượng này được các nhà phân tíchgọi là mậu dịch chệch hướng (trade deflection).Thông thường khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc giakhác, nó có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả caonhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực được kíkết, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa củacác quốc gia bên ngoài do có sự khác biệt về mức thuế. Chính điều này gây ra sự chuyểnhướng trong thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từcác nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định.Sự chuyển hướng này gây ra thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệpđịnh hay khu vực thương mại tự do nào đó. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quảhơn, giá rẻ hơn nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.Một ví dụ cho việc chệch hướng thương mại là việc nhập khẩu thịt cừu của Anh. Trướckhi gia nhập EU, hầu hết thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New Zealand, nước sản xuấtthịt cừu rẻ nhất thế giới. Nhưng sau khi gia nhập EU, thuế nhập khẩu chung đối với cácnước ngoài khối đã làm cho việc nhập thịt cừu từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so vớiviệc nhập từ các nước thuộc EU. Từ đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt cừu lớnnhất cho Anh. Thương mại đã bị chệch hướng khỏi New Zealand.Như vậy, khi tham gia EU Anh sẽ mất một phần nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuếnhập khẩu, điều này sẽ là bất lợi nếu nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm phần lớn trongtổng thu ngân sách nhà nước. Còn New Zealand bị mất một phần thị trường do có sựphân biệt về mức thuế giữa các nước trong EU với các nước ngoài khu vực, thặng dưthương mại và phúc lợi xã hội của New Zealand có thể bị giảm sút.Như vậy có thể thấy chệch hướng thương mại là một hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tớisự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia. Nó là hiện tượng mà các quốc gia đều khôngmong muốn.Để điều chỉnh vấn đề này, các nước thành viên phải có khả năng phân biệt có hiệu quảgiữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ nước khác (thông qua việckiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nước nhập khẩu). Nhưngcác nhà sản xuất từ ngoài khu vực vẫn có thể né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựngnhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên cóthuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn.Vấn đề này cũng xảy ra đối với PTC (Câu lạc bộ thương mại ưu đãi) khi các nước thànhviên không có chung đối với thuế quan với bên ngoài. Nhưng do mậu dịch giữa cácnước thành viên không hoàn toàn tự do, vì thuế quan chỉ được cắt giảm một phần – nênđộng lực kích thích né tránh hệ thống này không biểu hiện rõ như ở khu vực mậu dịch tựdo. Do vậy khi tiến hành liên kết khu vực ở hai hình thức này, các quốc gia thành viên sẽphải tìm những giải pháp hữu ích cho việc kiểm soát hàng hóa từ bên ngoài khu vực liênkết như cần có các quy định về xuất xứ hàng hóa. Quy tắc xuất xứ được hiểu là tập hợpnhững quy định của pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi làđã sản xuất ra hàng hóa.Để giải quyết triệt để hiện tượng chệch hướng thương mại cần nâng cấp Khu vực thươngmại tự do lên hình thức liên kết kinh tế Liên minh thuế quan (CU). Hai hay nhiều nướcthành lập liên minh thuế quan khi các nước này bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tấtcả các hàng hóa mua bán với nhau và thêm vào đó, thống nhất quy tắc đánh thuế nhậpkhẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài. Do có sự thống nhất về thuế quan đối với bênngoài nên sẽ không nảy sinh hiện tượng mậu dịch chệch hướng như trong khu vực mậudịch tự do.Một khu vực thương mại tự do được thiết lập đồng nghĩa với việc không chỉ hàng hóamà các yếu tố sản xuất (vốn, lao động…) cũng được di chuyển một cách linh hoạt giữacác quốc gia trong khu vực. Về mặt lý thuyết, điều này góp phần tăng sự chuyên mônhóa trong khu vực, mỗi quốc gia sẽ tập trung sản xuất những hàng hóa mà mình có lợithế so sánh với chi phí thấp nhất. Trao đổi thương mại nội khối được đẩy mạnh và phúclợi của các quốc gia trong khu vực tăng lên.Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đaphương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dầnthuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhómhàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.Đối với AFTA, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có quá ít tác động tích cực lên nền kinhtế, hơn nữa tham gia vào AFTA lại làm chệch hướng thương mại, nghĩa là thay nhữngnhà xuất khẩu hiệu quả bằng những nhà xuất khẩu kém hiệu quả hơn trong khu vực hiệpđịnh thương mại tự do. Do đó, trong quá trình đàm phán để ký kết các FTA, các nướctrong khu vực cần có những nghiên cứu thận trọng đặc điểm của các nước tham gia kýkết và nội hàm của các FTA để làm cho quá trình tạo ra thương mại nhiều hơn là chệchhướng thương mại. Tính trung bình một nước trong ASEAN tham gia 4-5 hiệp địnhthương mại tự do (đa phương và song phương), nó có thể đem lại lợi ích kinh tế cho cácquốc gia này nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ rạn nứt kết cấu của khối, tăng sự phụthuộc của khối vào bên ngoài. Nói cách khác nó làm xuất hiện hiện tượng ly tâm trongASEAN.Để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA đồng thời nhằm tránhhiện tượng chệch hướng thương mại quy tắc xuất xứ hàng hóa được xây dựng thành mộttrong các chế định pháp lí chính của AFTA. Khoản 1 Điều 22 ATIGA quy định: “Cácsản phẩm mà thuế quan của quốc gia thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20%hoặc thấp hơn, và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tạiChương 3 (về quy tắc xuất xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của quốc giathành viên nhập khẩu”. Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất theo cáccông đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở các quốc gia khác nhau nhờ tậndụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, côngnghệ…) nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia và các khu vực nhập khẩu cần xácđịnh được xuất xứ chính thức của loại hàng hóa này.Cũng có thể hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại bằng việc các nước tham giaFTA giảm thuế quan đối với các nước ngoài khu vực vì mặc dù thuế nhập khẩu được coilà công cụ bảo hộ hữu hiệu, nhưng trong nền kinh tế phát triển đa dạng như hiện nay thìviệc bảo hộ chỉ mang tính chất trực tiếp đối với các ngành sản xuất các mặt hàng đónhưng lại là gánh nặng (làm tăng chi phí) đối với các ngành sử dụng các mặt hàng nàyđể làm nguyên liệu đầu vào cho khâu sản xuất kinh doanh. Và nếu như mặt hàng đóđược nhiều ngành trong nền kinh tế sử dụng thì việc bảo hộ có thể sẽ tích cực hơn đốivới các ngành này, nhưng sẽ tạo nên sự bảo hộ “âm” (tăng chi phí) đối với một số ngànhkhác hoặc đối với toàn bộ nền kinh tế.Tài liệu tham khảo1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Tập bàigiảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011;2. ASEAN Secretariat, />3. Singapore’s FTA Official Website, />4. Thông cáo báo chí ASEAN Secretary General />5. Tạp chí phát triển kinh tế số 220 tháng 2 năm 2009.
Tài liệu liên quan
- Các quy định của WTO và Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng
- 40
- 813
- 3
- Vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế đồng thời liên hệ với vai trò kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- 29
- 1
- 17
- Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản
- 15
- 570
- 0
- CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
- 14
- 355
- 0
- Thực trạng nợ quá hạn - Các biện pháp hạn chế, xử lý nợ quá hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
- 39
- 325
- 0
- Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở việt nam
- 15
- 877
- 1
- Tiểu luận: Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam docx
- 27
- 801
- 0
- Các quy định của WTO vào Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng potx
- 49
- 806
- 0
- Báo cáo " Hợp đồng thương mại điện tử và các biện pháp hạn chế rủi ro " potx
- 6
- 719
- 11
- Tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long
- 149
- 407
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(63.5 KB - 3 trang) - Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Tập Về Chệch Hướng Thương Mại
-
Bình Luận Về Hiện Tượng Chệch Hướng Thương Mại Trong Khu Vực ...
-
Bài Nghiên Cứu Khoa Học Phân Biệt Hiện Tượng Chệch Hướng ...
-
Hiện Tượng “chệch Hướng Thương Mại” Trong Các Khu Vực Thương ...
-
Hiện Tượng Chệch Hướng Thương Mại Từ Quy Tắc Xuất Xứ ưu đãi Chặt ...
-
Chệch Hướng Thương Mại" Trong Các Khu Vực Thương Mại Tự Do
-
Asean CNBB19M 1 21 N01 Luong Nguyen Tuong Vy 451111
-
Cách Thức Khác Phục Hiện Tượng Chệch Hướng Thương Mại Trong ...
-
Trade Diversion / Chệch Hướng Thương Mại
-
Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội
-
[PDF] TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ - UEB
-
[PDF] HƯỞNG LỢI TỪ HỘI NHẬP KHU VỰC
-
"chệch Hướng Thương Mại".doc .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
[PDF] Đánh Giá Tác động Của Hiệp định đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực ...