Chệch Hướng Thương Mại" Trong Các Khu Vực Thương Mại Tự Do

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN(viết tắt làAFTAtừ các chữ cái đầu củaASEAN Free Trade Area) là mộthiệp định thương mại tự do(FTA) đa phương giữa các nước trong khốiASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dầnthuế quanxuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.

Khi một nhóm nước hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp, và trong nhiều trường hợp thực tế, các nhà sản xuất từ ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các nước có thuế quan cao hơn. Hiện tượng này được các nhà phân tích gọi là mậu dịch chệch hướng (trade deflection).

ASEAN-P.jpg

Khác với tạm nhập tái xuất, nước tạm nhập hàng hóa không những thu được một lần lợi nhuận từ thuế nhập khẩu mà còn thu được lợi nhuận khi bán hàng sang nước nhập khẩu, khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại, quốc gia có thuế quan thấp hơn thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu mặt hàng cùng loại (do quốc gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn nghạch với mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực, gây ảnh hưởng không nhỏ thậm chí tiêu cực đến các ngành sản xuấthàng xuất nhập khẩu của mỗi nước.

Các biện pháp hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại:

Vấn đề chệch hướng thương mại xảy ra khi các nước thành viên FTA không có chung thuế quan đối với bên ngoài, do đó, các nước trong khu vực mậu dịch tự do ngoài việc bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa mua bán với nhau cần đồng thời thống nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài, từng bước xây dựng các hiệp ước, từng bước nâng cấp Khu vực mậu dịch tự do trở thành Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (CM), và đạt cấp cao nhất Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU).

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên phải tìm những giải pháp hữu ích cho việc kiểm soát hàng hóa từ bên ngoài khu vực liên kết. Mỗi nước phải có khả năng phân biệt có hiệu quả giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ nước khác (thông qua việc kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu).

Đỗ Chinh - HILAP

Từ khóa » Bài Tập Về Chệch Hướng Thương Mại