Bình Phương – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Bảng bình phương
  • 2 Tính chất Hiện/ẩn mục Tính chất
    • 2.1 Tính chất của số chính phương
  • 3 Ký hiệu
  • 4 Ví dụ
  • 5 Chú thích
  • 6 Thư mục
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích. (August 2015)
5 ⋅ 5, hay 52 (5 mũ 2, 5 bình phương). Mỗi khối đại diện cho một đơn vị, 1⋅1, và toàn bộ hình vuông đại diện cho diện tích hình vuông đó, hay là 5 ⋅ 5.

Bình phương hay mũ 2 là phép toán áp dụng cho mọi số thực hoặc số phức. Bình phương của một số là tích của số đó với chính bản thân nó 2 lần.[1] Một cách tổng quát, bình phương chính là lũy thừa bậc 2 của một số,[1] và phép toán ngược với nó là phép khai căn bậc 2.

Bảng bình phương

[sửa | sửa mã nguồn]
n n2 n n2 n n2
1 1 12 144 23 529
2 4 13 169 24 576
3 9 14 196 25 625
4 16 15 225 26 676
5 25 16 256 27 729
6 36 17 289 28 784
7 49 18 324 29 841
8 64 19 361 30 900
9 81 20 400 31 961
10 100 21 441 32 1024
11 121 22 484 33 1089

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bình phương của số thực luôn là số ≥0. Bình phương của một số nguyên gọi là số chính phương.

Tính chất của số chính phương

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Số chính phương
  • Số chính phương chỉ có thể tận cùng là: 0; 1; 4; 5; 6; 9. Số chính phương không thể tận cùng là: 2; 3; 7; 8.
  • Một số chính phương có tận cùng là 5 thì chữ số hàng chục là 2. Một số chính phương có tận cùng là 6 thì chữ số hàng chục là lẻ.
    • Chứng minh: Số chính phương a = b 2 {\displaystyle a=b^{2}} có tận cùng là 5 suy ra b {\displaystyle b} có tận cùng là 5 {\displaystyle 5} . Đặt b = 10 x + 5 {\displaystyle b=10x+5} . Ta có ( 10 x + 5 ) 2 = 100 x 2 + 100 x + 25 = 100 ( x 2 + x ) + 25 {\displaystyle (10x+5)^{2}=100x^{2}+100x+25=100(x^{2}+x)+25} , có hai chữ số tận cùng là 25, do đó chữ số hàng chục là 2. Số chính phương a = b 2 {\displaystyle a=b^{2}} có tận cùng là 6 suy ra b {\displaystyle b} có tận cùng là 4 hoặc 6. Xét ( 10 x + 4 ) 2 = 100 x 2 + 80 x + 16 = 6 + 10 ( 10 x 2 + 8 x + 1 ) = 6 + 10 [ 2 ( 5 x 2 + 4 x ) + 1 ] {\displaystyle (10x+4)^{2}=100x^{2}+80x+16=6+10(10x^{2}+8x+1)=6+10[2(5x^{2}+4x)+1]} ( 10 x + 6 ) 2 = 100 x 2 + 120 x + 36 = 6 + 10 ( 10 x 2 + 12 x + 3 ) = 6 + 10 [ 2 ( 5 x 2 + 6 x + 1 ) + 1 ] {\displaystyle (10x+6)^{2}=100x^{2}+120x+36=6+10(10x^{2}+12x+3)=6+10[2(5x^{2}+6x+1)+1]} . Do đó chữ số hàng chục là số lẻ.
  • Khi phân tích một số chính phương ra thừa số nguyên tố thì các thừa số chỉ chứa số mũ chẵn.
  • Số lượng các ước của một số chính phương là một số lẻ.
  • N là số chính phương thì N chia hết cho một số nguyên tố khi và chỉ khi N chia hết cho bình phương của số nguyên tố đó (trừ trường hợp N=0; N=1).
  • Tích của nhiều số chính phương là một số chính phương.
    • Ví dụ: a2 × b2 × c2 = (a × b × c)2

Ký hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Số mũ ² bên phải của số được bình phương.

Ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Số thực:
22 = 2 × 2 = 4 152 = 15 × 15 = 225 (- 0,5)2 = 0,25
  • Số phức:
i 2 = − 1 {\displaystyle i^{2}=-1} ( 3 + 2 i ) 2 = 5 + 12 i {\displaystyle (3+2i)^{2}=5+12i}

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Phan Đức Chính (2011), tr. 27

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận, 2011, Toán 6 (tập một) (tái bản lần thứ chín), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Các chủ đề chính trong toán học
Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc | Toán học ứng dụng | Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bình_phương&oldid=71038811” Thể loại:
  • Sơ khai toán học
  • Đại số
  • Số học sơ cấp
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Bài viết thiếu trích dẫn trong văn bản
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Tính Bình Phương Của Các Số Tự 1 đến 30