Bộ Ba Bất Khả Thi Là Gì? | MFEDE

Bộ ba bất khả thi

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

Bộ ba bất khả thi

Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, ba chính sách gồm tự do dòng vốn (free capital flow), tỷ giá hối đoái cố định (fixed exchange rate) và chính sách tiền tệ độc lập (sovereign monetary policy) không thể thực hiện được đồng thời.

Ở các quốc gia khác nhau, bộ ba bất khả thi sẽ được thể hiện dưới dạng thức cụ thể khác nhau nhưng về bản chất là không thay đổi như sau:

  1. Tỷ giá thể hiện ở: dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán…
  2. Tự do lưu chuyển vốn được thể hiện ở: tăng trưởng GDP, đầu tư nước ngoài, nhập siêu, tài khóa ngân sách công, nợ nước ngoài…
  3. Chính sách tiền tệ độc lập thể hiện ở: lạm phát, lãi suất,…

Trong kinh tế học, bộ ba bất khả thi (còn gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời hoặc tam nan kinh tế, tiếng Anh: impossible trinity) chỉ một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự dolưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.

Các lý luận kinh tế như sơ đồ DD-AA hay mô hình Mundell-Fleming đều chỉ ra quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái với giả định là vốn được tự do lưu chuyển qua biên giới quốc gia. Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì tỷ giá giảm đi. Như thế, nếu thực hiện một chế độ tỷ giá cố định, thì chính sách tiền tệ không thể thay đổi linh hoạt được.

Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều.

Đầu thập niên 1990, một số nước châu Á đã cố gắng thực hiện đồng thời ba chính sách và hậu quả là rơi vào khủng hoảng.

Bộ đôi

Với sự tăng trưởng hàng hóa và dịch vụ và nhịp độ đổi mới tài chính nhanh như hiện nay, các kiểm soát đối với vốn thường sẽ bị qua mặt. Hơn nữa, việc kiểm soát dòng vốn cũng gây ra vô số méo mó trong thị trường. Trên thế giới thực tế hiện chỉ có một số rất ít quốc gia quan trọng sở hữu một hệ thống kiểm soát dòng vốn có hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi trong tình trạng thiếu kiểm soát hiệu quả đối với dòng vốn hàm ý rằng một quốc gia phải lựa chọn thực thi một trong hai chính sách: ổn định đồng tiền hoặc duy trì ổn định chính sách tiền tệ.

“Điểm mấu chốt là bạn không thể có tất cả được: một quốc gia phải chọn hai trong ba. Họ có thể cố định tỷ giá hối đoái mà không làm yếu ngân hàng trung ương nhưng chỉ làm được khi nào duy trì kiểm soát dòng vốn (như Trung Quốc hiện nay); họ cũng có thể để vốn lưu chuyển tự do song phải giữ được chính sách tiền tệ độc lập, nhưng chỉ có thể làm được nếu để tỷ giá hối đoái biến động (như Anh Quốc hoặc Canada); hoặc quốc gia đó cũng có thể chọn cách để vốn lưu chuyển tự do và ổn định tiền tệ, song chỉ làm được nếu từ bỏ khả năng điều chỉnh lãi suất để đối phó lạm phát hoặc suy thoái (như Argentina hiện nay).”[1]

— Paul Krugman, 1999

Đây là bộ ba khiến nhiều nước lao đao

(Nguồn: http://cafef.vn)

Một quốc gia buộc phải chọn lựa giữa dòng vốn có thể tự do di chuyển, tỷ giá nằm trong tầm tay quản lý và một chính sách tiền tệ độc lập. Ba điều này không thể xảy ra cùng một lúc mà chỉ có 2 điều có thể đi đôi với nhau.

  • Nguy cơ khủng hoảng và hồi chuông cảnh báo về điểm tới hạn của chính sách tiền tệ
  • Fed đang triển khai chính sách tiền tệ “Made in China”?

Trước khi đồng tiền chung châu Âu euro ra đời năm 1999, các thành viên đã neo đồng nội tệ của mình vào đồng mark Đức. Kết quả là họ buộc phải nương vào chính sách tiền tệ của NHTW Đức để điều chỉnh chính sách của riêng mình. Một số nước dễ dàng làm được điều này bởi vì có các ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với Đức và như vậy mối quan hệ giữa hai bên là “nước nổi thuyền nổi’.

Tuy nhiên, có một số nước không thể duy trì chính sách tiền tệ như vậy. Năm 1992, Anh buộc phải “nhổ neo” vì nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái trong khi kinh tế Đức bùng nổ.

Ngày nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Trung Quốc muốn mở cửa hoàn toàn cán cân vốn để tạo ra một hệ thống tài chính hiện đại trong đó các lực đẩy của thị trường đóng vai trò quyết định thay vì mệnh lệnh của NHTW. Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã có những bước đi nhỏ trên hành trình này. Tuy nhiên, thả nổi tỷ giá trong thời buổi kinh tế trì trệ không phải là một ý hay, làm dấy lên nỗi lo đồng nhân dân tệ sẽ rớt giá thảm hại. Sau cú sốc mùa hè năm ngoái, Trung Quốc lại thắt chặt kiểm soát dòng chảy của vốn.

Tình huống mà Anh và Trung Quốc gặp phải chính là hệ quả của bộ ba chính sách không thể đồng hành cùng nhau trong điều hành kinh tế vĩ mô, hay còn gọi là bộ ba bất khả thi. Theo đó, một quốc gia buộc phải chọn lựa giữa dòng vốn có thể tự do di chuyển, tỷ giá nằm trong tầm tay quản lý và một chính sách tiền tệ độc lập. Ba điều này không thể xảy ra cùng một lúc mà chỉ có 2 điều có thể đi đôi với nhau.

Ví dụ, một quốc gia muốn cố định tỷ giá và cũng muốn lãi suất không bị môi trường bên ngoài tác động thì sẽ phải kiểm soát dòng chảy vào và ra của vốn. Đó chính là bộ ba bất khả thi trong trường hợp của Trung Quốc. Trong trường hợp của Anh, nếu tỷ giá cố định nhưng vốn được tự do di chuyển, quốc gia đó không thể có chính sách tiền tệ độc lập. Và nếu một quốc gia chọn dòng vốn tự do nhưng cũng muốn tự chủ về chính sách tiền tệ, họ phải thả nổi đồng nội tệ. Đây cũng là mô hình được nhiều nước trên thế giới lựa chọn.

Để hiểu sâu hơn về bộ ba bất khả thi, hãy hình dung về một quốc gia có tỷ giá cố định neo vào đồng USD và mở cửa hoàn toàn đối với dòng vốn ngoại. Để giảm lạm phát, NHTW sẽ phải để lãi suất ở mức cao hơn so với lãi suất cơ bản mà Cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra. Vì dòng vốn tự do chảy từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao, dòng vốn sẽ ồ ạt đổ vào đây, gây áp lực tăng giá lên đồng nội tệ. Cuối cùng thì quốc gia đó không thể neo đồng nội tệ vào USD được nữa.

Nhiều nước thuộc nhóm mới nổi cho rằng đồng USD là một cái mỏ neo ổn định và do đó chính sách tỷ giá cố định bám vào đồng USD sẽ đem lại nhiều tác dụng. Đó cũng chính là lý do khiến Anh neo đồng bảng vào đồng D-mark trong những năm 1990. Cái giá phải trả là mất tự do về tiền tệ: phải điều chỉnh lãi suất sao cho vẫn giữ được mức tỷ giá cố định và các nước này cũng không thể điều chỉnh chính sách linh hoạt để ổn định nền kinh tế.

Vì vậy các quốc gia thường được khuyên là nên thả nổi đồng tiền khi muốn duy trì lạm phát ở mức thấp. Khi đó đồng tiền được điều chỉnh theo dòng chảy của vốn, cho phép lãi suất phản ứng tốt nhất với các chu kỳ của nền kinh tế.

Trên thực tế, nhiều nước mới nổi rất lo sợ tỷ giá biến động quá mạnh, do vậy họ chọn cách hi sinh dòng vốn (bằng cách kiểm soát chặt cán cân vốn hoặc tăng giảm dự trữ ngoại hối) hoặc hi sinh chính sách tiền tệ (bằng cách đặt yếu tố ổn định tỷ giá lên hàng đầu).

Trung Quốc muốn cuối cùng thì cán cân vốn sẽ tự do hoàn toàn, đánh dấu một cột mốc quan trọng trên con đường tiến tới một hệ thống tài chính hiện tại. Để làm được như vậy, Trung Quốc sẽ phải chung sống với đồng nhân dân tệ tăng giảm thất thường theo các lực đẩy của thị trường. Đạt được cả ba là không thể, nhưng 2/3 cũng không phải là một điều tồi tệ quá sức chịu đựng.

Khi nhà đầu tư “chê” trái phiếu chính phủ, chính sách tiền tệ chỉ như chú thiên nga gẫy cánh

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Economist

————-&&&————-

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: Kiến thức tài chính |

Từ khóa » Bộ 3 Bất Khả Thi