Bỏ Bỉm Sớm Có Tốt Cho Con Không Và Khi Nào Cho Con “tạm Biệt” Bỉm ...
Có thể bạn quan tâm
Thịnh hànhCộng đồngThông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleHỘI BÀN TRÒNBobby cùng mẹ đón bé chào đờiTham giatthienthanhomenh126 năm trướcBáo cáoBỏ bỉm sớm có tốt cho con không và khi nào cho con “tạm biệt” bỉm là thích hợp?Trùng hợp lắm các mẹ ạ, cả tuần nay liên tục mấy người bạn của em chứ nhảy vào inbox hỏi và than vãn là “Con nhà này 20 tháng rồi không biết có nên bỏ bỉm chưa nhỉ” hay “Thằng cu nhà tao 2 tuổi rồi mà vẫn không chịu bỏ bỉm trong khi bé nhà hàng xóm mới 18 tháng mà đã để cho bà với mẹ xi tè rồi”. Thực ra là ngày xưa khi con em tầm tuổi này, em cũng từng nhức đầu với chuyện cai bỉm cho con. Nhưng sau nhờ tìm hiểu thông tin, rồi tham khảo kinh nghiệm một số mẹ, em để cho bé thoải mái mặc bỉm. Đến tầm con gần 2 tuổi thì em bắt đầu áp dụng một số biện pháp cho bé bỏ bỉm. Thế nên, từ kinh nghiệm bản thân, tiện đây em cũng muốn chia sẻ luôn với mọi người về chuyện dùng bỉm và bỏ bỉm của con nha. 1. Theo em, không nên bỏ bỉm sớm cho con các mẹ ạ! Các mẹ biết không, bàng quang của con vẫn tiếp tục lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Nó phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do (đây là trong sách em từng tham khảo về việc nuôi con). Khi can thiệp vào quá trình này như xi tè, xi ị hoặc cho con ngồi bô sớm là cha mẹ đã phá vỡ quy trình đó :(. Nghe có vẻ kỳ lạ quá phải không các mẹ, nhưng nó lý giải cho mình vì sao trẻ hay…tè dầm đó mấy mẹ! Không những thế, việc cha mẹ thường xuyên xi tè, xi ị cho con có thể dẫn tới những sự cố khi đi vệ sinh, do bàng quang có thể không đủ mạnh để làm được chức năng đó (như người lớn)...nói cho dễ hiểu là nếu mẹ cứ xi thì bé cứ rặn theo, nhưng chuyện đó chả tốt tí nào. Chẳng may, nó có thể dễ dẫn tới táo bón, suy thận và thậm chí nhiễm trùng đường tiểu :(:( :( . Vì thế, lời khuyên của em chính là để con “tự do” đi vệ sinh, cho con thoải mái và thuận theo cơ chế tự nhiên của cơ thể khi các chức năng còn chưa hoàn thiện. BS cũng bảo với em là, thường khi trẻ có thể chủ động ăn cơm hay chủ động “đòi” mẹ cho đi ngủ, đó cũng là lúc con sẵn sàng cho chuyện chủ động đi vệ sinh Mình chỉ cần nhớ thế thôi là đủ! Thế nên bé nhà mình vẫn còn đang mặc tã này 2. Chuẩn bị dần cho bé bỏ bỉm khi gần đến 3 tuổi. Mỗi bé sẽ có những đặc điểm riêng, cũng như trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Thế nên chuyện đi vệ sinh cũng sẽ khác nhau, có bé 18 tháng đã gào khóc bắt mẹ cho đi vệ sinh, còn có bé đến tẩm 3 tuổi vẫn đóng bỉm (ở đây chẳng có công thức nào đúng cho tất cả các trường hợp, vậy nên mẹ chỉ tham khảo thôi nhé!). Cũng như chuyện biết nói, có bé nhanh, có bé chậm. Vì thế mẹ cũng không cần phải so sánh hay lo lắng tại sao con hàng xóm không dùng bỉm mà con nhà mình vẫn phải dùng. Em nghĩ nếu bé quá “bám” bỉm như con em thì 3 tuổi sẽ là hạn mẹ giúp bé chính thức từ giã người bạn đồng hành lâu năm này. Đây cũng là lời khuyên của BS dành cho mẹ con em. Nếu qua 3 tuổi mà bé vẫn phụ thuộc vào bỉm thì đây quả thật đã đến lúc mẹ nhúng tay giải quyết dứt điểm :) Tối mặc bỉm ngủ ngon không biết trời trăng! 3. Một số “tuyệt chiêu” cho mẹ giúp bé bỏ bỉm dễ dàng hơn Vào ban ngày: Trước tiên, các mẹ hãy theo dõi thói quen vệ sinh hằng ngày của con, thời gian con đi vệ sinh như thế nào để thiết lập giờ giấc nhé. Mẹ có thể thiết lập các quãng thời gian để chủ động cho con đi vệ sinh là khoảng 1 tiếng/lần hoặc 2 tiếng/lần. Khi cho con vệ sinh, mẹ nên sử dụng bô thay vì dùng nắp bồn cầu trong thời gian này bởi nếu dùng bồn cầu sẽ gây bất tiện cho con (bé sẽ khó ngồi bồn đấy các mẹ, cảm thấy chông chênh kiểu vậy haha). Ngoài ra, các mẹ cũng nên tạo ra không gian riêng thoải mái để con được giải trí trong lúc đi vệ sinh như xem sách cùng với những hình ảnh màu sắc rực rỡ, chơi trò chơi… hoặc mẹ có thể dán tường bằng một số hình ngộ nghĩnh để không gian “đi ị” của bé đỡ nhàm chán :). Không những thế, mỗi lần cho con đi vệ sinh xong, mẹ và bố, ông, bà hãy dành một lời khen ngợi như “Mẹ yêu con”, “Con thật giỏi”… Sự khen ngợi này sẽ là động lực kích thích con tự đi vệ sinh nhiều hơn là tặng cho con đồ chơi đó các mẹ ạ. Vào ban đêm: Việc đi vệ sinh của con đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn các mẹ ạ. Các mẹ hãy nhớ là đừng bao giờ cho con uống nước hoặc sữa trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Mẹ hãy tạo cho con thói quen đi vệ sinh trước khi lên giường đi ngủ nhé. Thông thường, nhu cầu mặc bỉm đêm của các con sẽ cao hơn, và bỏ cũng khó khăn hơn nên các mẹ cũng đừng quá nóng vội nhé. Lưu ý là trong quá trình “cai bỉm” cho con thì mẹ đừng quát mắng hay nài nỉ con nhiều nhé. Bởi nếu không thì kết quả sẽ càng đi ngược lại với mong muốn của các mẹ, khiến việc bỏ bỉm mất nhiều công sức và thời gian hơn nữa đấy. Đơn giản thì chẳng “buồn” làm sao mà đi các mẹ ơi haha. Đó là tất cả những kinh nghiệm nhỏ của mình, các mẹ hãy kiên nhẫn áp dụng nhé. Mình tin là đâu sẽ vào đấy thôi!Quảng cáoLên đầu trang
Từ khóa » Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Ban Ngày Cho Bé
-
Nên đóng Bỉm Cho Bé đến Mấy Tuổi ở Việt Nam - KidsPlaza
-
Bỏ Bỉm Ban đêm Cho Bé - Khi Nào Là Thích Hợp Và Cách Thực Hiện Ra ...
-
Có Nên Cho Trẻ Mặc Bỉm Cả Ngày? | Vinmec
-
Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Cho Bé Là Thích Hợp Và Hiệu Quả Nhất
-
Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Cho Con? - Mẹ Và Bé - Zing
-
Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Cho Bé Là Phù Hợp Và Hiệu Quả Nhất? - ODPHUB
-
KHI NÀO CÓ THỂ BỎ BỈM ( TÃ ) CHO BÉ ĐƯỢC?
-
Có Nên đóng Bỉm Cho Bé 24/24?
-
Mách Mẹ Thời điểm Nên Bỏ Bỉm Cho Bé. - Nanakids
-
Bỏ Bỉm Cho Con - Hãy để Mông Bé được Thoáng Mát! - TheAsianparent
-
Nên đóng Bỉm Cho Bé đến Mấy Tuổi? - Chọn Chuẩn
-
Hướng Dẫn Cai Bỉm Cho Bé Mẹ Nào Cũng Nên Lưu ý - Chanh Tươi
-
[Mẹo] Cách Tập Bỏ Tã Bỉm đêm Cho Bé, Bé Mấy Tuổi Thì Bỏ Tã Tốt Nhất?
-
Nên đóng Bỉm Cho Bé đến Mấy Tuổi? Mẹ Thắc Mắc, Bobby Trả Lời