Có Nên đóng Bỉm Cho Bé 24/24?

Hiện nay nhiều bà mẹ có thói quen đóng bỉm cho con 24/24 vì tiện lợi và cho rằng trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này là hoàn toàn sai lầm và gây tổn hại lớn đến sức khỏe của bé.

1. Đóng bỉm cả ngày, bé dễ mắc bệnh

Không thể phủ nhận cuộc sống hiện đại đã khiến việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn xưa rất nhiều. Thay vì quấn tã vải và còng lưng giặt giũ, phơi phóng như trước đây, các sản phẩm tã bỉm cho bé ngày nay đều rất tiện lợi, bẩn thì bỏ đi, thay mới đã giúp các bà mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, nhưng đồng thời cũng trở nên lệ thuộc. Nhiều người vô tư đóng bỉm cho con cả ngày mà không biết rằng thói quen sai lầm này sẽ khiến con mắc nhiều bệnh ngoài da nguy hiểm.

  • Hăm tã, viêm da

Trong những năm tháng đầu đời, làn da của bé mỏng hơn rất nhiều cho với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh, nồng độ pH thấp khiến da bé khó có thể chống chọi với các tổn thương.

Nếu mặc bỉm quá lâu, bé sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu, nhiệt độ và độ ẩm trong bỉm tăng cao khiến da ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm. Nếu trẻ đại tiện mà mẹ không thay tã ngay thì làn da non nớt của trẻ sẽ phải tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải, nước tiểu phân giải sản sinh ra ammonia khiến da bị kích ứng và gây hăm tã.

Trẻ sẽ có dấu hiệu đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục, sau đó lan dần tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, chảy nước, chảy máu… Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến mưng mủ, lở loét, nhiễm trùng da, gây đau đớn và khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.Ảnh

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu và suy thận

Nếu đóng bỉm cả ngày, bộ phận sinh dục của bé sẽ ngập trong nước tiểu và các chất cặn bã tích tụ ở bỉm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu ở bé gái ngắn, vi khuẩn dễ dàng đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang gây viêm (nhiễm trùng đường tiểu dưới), rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây biến chứng viêm thận, bể thận, thậm chí suy thận rất nguy hiểm (nhiễm trùng đường tiểu trên).

  • Giảm chức năng sinh sản

Việc đóng bỉm cả ngày lại gây hại cho chức năng sinh sản của bé nam hơn bé nữ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là thấp hơn so với nhiệt độ của cơ thể 2 – 3 độ C, tức là vào khoảng 34 độ C. Nhưng việc đóng bỉm bó sát vào cơ thể trẻ 24/24 giờ sẽ khiến vùng bỉm bị kín hơi, tạo nên môi trường sinh nhiệt lớn, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng của tinh hoàn trong tương lai.

Ngoài ra đóng bỉm quá lâu cũng dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn và viêm tiết niệu cấp tính, càng có hại cho tinh hoàn và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của bé.

  • Không kiểm soát được việc đi vệ sinh

Lạm dụng bỉm cả ngày còn gây cho trẻ một thói quen xấu là khi có nhu cầu vệ sinh trẻ sẽ tự động đi ra bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ ngay cả khi đã biết nói. Hệ quả là trẻ có thể mắc chứng đi tiểu không kiểm soát được hoặc tè dầm khi lớn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý vì có thể bị người khác chê cười.

2. Bí quyết mặc bỉm cho bé

Chỉ nên chọn tã bỉm đã qua kiểm định, tốt nhất là tã siêu sạch được sản xuất trong môi trường đạt chuẩn GMP, có bề mặt tã bằng vải không dệt và màng đáy PE thoáng khí, giúp da được hô hấp tự nhiên. Đặc biệt nên chọn tã có công nghệ Nano Bạc với tinh chất trà xanh giúp chống hăm và diệt trừ vi khuẩn hiệu quả, với các hạt siêu thấm giúp thấm hút nhanh và nhiều hơn.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày. Chỉ nên đóng bỉm vào buổi tối để trẻ luôn khô ráo và ngủ ngon suốt đêm.

Chỉ sử dụng bỉm trong 3-4 tiếng, thay bỉm ngay khi bé đi đại tiện, lau rửa sạch từ phía trước ra phía sau bằng nước ấm để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, để da khô tự nhiên rồi mới đóng bỉm mới.

Mỗi ngày nên để bé “thả rông” vài tiếng để da khô thoáng.

Khi bé đã lớn, nên tập “xi” và dạy bé gọi cha mẹ nếu có nhu cầu đi vệ sinh.

Nếu trẻ có dấu hiệu hăm tã thì nên chuyển sang loại tã khác chất lượng hơn và đưa trẻ đi khám.

Không tự tiện điều trị bằng thuốc mỡ hay phấn rôm vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi và làm tình trạng viêm nặng hơn.

Từ khóa » Khi Nào Nên Bỏ Bỉm Ban Ngày Cho Bé