Bộ Chế Hoà Khí Là Gì? Cấu Tạo,chức Năng, Phân Loại, Bảng Giá

Bộ chế hoà khí là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của xe máy, ô tô, xe nâng,… Vậy cụ thể chúng có chức năng gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết.

Nội dung

Toggle
  • 1. Bộ chế hoà khí là gì?
  • 2. Chức năng của bộ chế hoà khí
  • 3. Cấu tạo của bộ chế hoà khí
  • 4. Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí
  • 5. Phân loại bộ chế hoà khí
  • 6. Hướng dẫn cách chỉnh chế hoà khí
  • 7. Câu hỏi liên quan
    • 7.1 Giá bộ chế hoà khí là bao nhiêu?
    • 7.2 Cách xả xăng ở bộ chế hoà khí
    • 7.3 Vệ sinh bộ chế hoà khí đúng cách
    • 7.4 Chế hoà khí và phun xăng điện tử có gì khác nhau
    • 7.5 Chế hoà khí trên xe nâng hàng

1. Bộ chế hoà khí là gì?

Bộ chế hoà khí hay còn gọi là bình xăng con. Đây là một dụng cụ để trộn xăng với không khí theo một tỷ lệ phù hợp sau đó cung cấp hỗn hợp này cho động cơ sử dụng theo nguyên tắc cơ học.

Bộ chế hoà khí đóng vai trò quan trọng với động cơ xe
Bộ chế hoà khí đóng vai trò quan trọng với động cơ xe

2. Chức năng của bộ chế hoà khí

Như thông tin được cung cấp phía trên có thể thấy rõ chức năng chính của chế hoà khí là dùng để trộn nhiên liệu và không khí theo một tỉ lệ nhất định. Tiếp theo đó, chúng cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, buồng đốt để bắt đầu quá trình vận hành của động cơ. 

Hiện nay, bộ chế hoà khí được sử dụng nhiều trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hoặc trong các ô tô đua nhỏ bởi sự nhỏ gọn cũng như chi phí thấp và dễ dàng sửa chữa, thay mới.

3. Cấu tạo của bộ chế hoà khí

Có nhiều loại bộ chế hoà khí nhưng cấu tạo của chúng cũng tương tự nhau. Các bộ phận cơ bản bao gồm:

  • Buồng chứa xăng, hay còn gọi là buồng phao
  • Đường dẫn khí
  • Đường dẫn xăng
  • Họng khuếch tán hay còn gọi là buồng hóa khí
  • Bướm ga, bướm khí hay gọi chung là van điều khiển

Tất cả các bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chính là trộn không khí và nhiên liệu với nhau. Tuy nhiên, ở mỗi loại bộ chế hoà khí đều có những điểm khác biệt nhất định.

Cấu tạo cơ bản của chế hoà khí
Cấu tạo cơ bản của chế hoà khí

4. Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí

Bên cạnh cấu tạo thì nhiều người còn muốn tìm hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của chế hoà khí. Theo đó, bộ chế hoà khí được hoạt động theo nguyên tắc không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Lúc này, nhờ sự chênh lệch áp suất giữa bình chứa và cửa phun mà nhiên liệu sẽ đi qua ống phun sẽ hòa lẫn vào dòng không khí, cụ thể chu trình như sau:

Bước 1: Xăng được chuyển vào buồng phao thông qua ống dẫn đầu vào và đường dẫn nhiên liệu. 

Bước 2: Sau khi khoang chứa đã nạp đầy đến mức độ nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên.

Bước 3: Lúc này, nhiên liệu được ngừng lại hoặc cũng có thể quan sát qua mắt thần trên chế hoà khí xi lanh có hiện tượng giảm xuống.

Bước 4:  Khi nào áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng và không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí và trường hợp cụ thể:

  • Đối với trường hợp lượng xăng ở mức trên > 1g/14,7g không khí thì hỗn hợp được gọi là hỗn hợp giàu. Trường hợp này được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Khi động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hỗn hợp giàu sẽ sinh ra hiện tượng đống muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xả. Đồng thời, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, ăn xăng.
  • Đối với trường hợp lượng xăng< 1g/14,7g thì không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp nghèo. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hỗn hợp nghèo thì công suất giảm, lực momen giảm. Điều này sẽ khiến hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi được sinh ra.

Đây chính là nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí. Tuỳ thuộc vào động cơ, loại xe mà đặc điểm cấu tạo của chúng sẽ khác nhau nhưng nhìn chung chu trình hoạt động vẫn diễn ra theo các bước được đề cập phía trên.

5. Phân loại bộ chế hoà khí

Có nhiều cách phân loại, trong đó phổ biến nhất là 2 loại: chế hòa khí 1 họng và chế hòa khí 2 họng. 

Bên cạnh đó, chế hoà khí có thể được phân loại theo thiết bị như:

  • Bộ chế hoà khí xe máy
  • Bộ chế hoà khí ô tô
  • Bộ chế hoà khí xe nâng
Bộ chế hoà khí dành cho ô tô
Bộ chế hoà khí dành cho ô tô

Ngoài ra, tùy thuộc vào thương hiệu sản xuất cũng có thể phân chia thành nhiều loại bộ chế hoà khí khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý, đây là bộ phận quan trọng nên khi thay mới hay sửa chữa phải đảm bảo cẩn thận, tránh rơi vỡ,…

6. Hướng dẫn cách chỉnh chế hoà khí

Nên chỉnh bộ chế hoà khí như thế nào vẫn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Nếu trong khi sử dụng mà phát sinh nhiều vấn đề như không khí hút vào không đều nên khiến cho động cơ chạy không được êm, tiêu hao nhiều nhiên liệu,… thì cần điều chỉnh bộ chế hoà khí.

Tuỳ thuộc vào loại xe mà cách điều chỉnh chế hoà khí cũng có sự khác nhau, cụ thể:

Đối với xe máy:

Thông thường ở các hãng đều tương tự nhau, cách điều chỉnh chế hoà khí trên xe máy sẽ được tiến hành theo các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Dựng chân trống để cân bằng xe rồi tìm vị trí của bộ chế hòa khí. 
  • Bước 2: Sử dụng tua vít để vặn hết tất cả 2 ốc trên bộ chế hoà khí rồi siết chặt cho đến khi ốc siết chặt lại.
  • Bước 3: Tiến hành nới lỏng ốc xăng khoảng 1,5 – 2 vòng và nổ máy xe. Đồng thời, hãy giữ nguyên như thế cho đến khi tiếng nổ lịm dần thì tiến hành nới lỏng ốc gió. Lưu ý, nới từ từ cho đến khi tiếng nổ tròn và đều là được.
Chế hoà khí ở xe máy
Chế hoà khí ở xe máy

Đối với ô tô:

Khác với xe máy, khi điều chỉnh bộ chế hoà khí trên xe ô tô cần tiến hành theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Hãy tắt động cơ rồi dò tìm vị trí bộ lọc gió và tháo ra là thấy được bộ chế hòa khí. 
  • Bước 2: Tương tự như xe máy, hãy tìm 2 ốc vít trên bộ chế hoà khí.
  • Bước 3: Khi nổ máy xe, nếu phát ra tiếng “ping” khi tốc độ vòng tua cao thì có thể động cơ bị thiếu xăng. Trường hợp này chỉ cần dùng tua vít chỉnh ốc xăng mở ra 1 chút là được. Nếu tiếng nổ vẫn bình thường nhưng có sự xuất hiện mùi xăng nồng nặc thì hãy đóng bớt ốc xăng lại. Tiếp theo đó, hãy điều chỉnh ốc gió để khi tiếng nổ tròn đều thì dừng lại. Lưu ý nên chỉnh từ từ để kiểm soát tiếng động cơ một cách chính xác nhất.
  • Bước 4: Sau khi đã hoàn tất quá trình điều chỉnh ốc xăng, ốc gió của chế hòa khí thì tiến hành tắt máy và lắp lại tấm lọc gió như trước là được. 

Đây cũng là quy trình cơ bản nhất khi áp dụng điều chỉnh chế hoà khí trên xe máy, xe ô tô. Với những trường hợp cụ thể, loại xe cụ thể và vấn đề mà chế hoà khí gặp phải khác nhau cũng sẽ có cách điều chỉnh riêng. Đây là vấn đề mà người dùng cần lưu ý.

7. Câu hỏi liên quan

7.1 Giá bộ chế hoà khí là bao nhiêu?

Giá bộ chế hòa khí có sự khác nhau tùy loại dành cho ô tô hay xe máy, xe nâng,… Đồng thời, mỗi thương hiệu cũng có mức giá bán khác nhau. Dưới đây là bảng giá tham khảo cho một số loại chế hoà khí phổ biến:

  • Giá bộ chế hòa khí Wave Alpha
  • 200.000 – 400.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí xe Airblade
  • 350.000 – 450.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Sirius
  • 1.100.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Xe nouvo LX
  • 1.500.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Future Neo
  • 500.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Dream Việt
  • 980.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí xe Dream Thái
  • 1.200.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Exciter 135
  • 830.000 – 980.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí xe Honda Wave 110
  • 200.000 – 400.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí ô tô
  • 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ

Giá bộ chế hòa khí máy cắt cỏ Husqvarna

500.000 – 1.400.000 VNĐ

  • Giá bộ chế hòa khí máy phát điện
  • Khoảng 500.000 – 1.000.000 VNĐ
  • Giá bộ chế hòa khí Centa
  • Từ 400.000 – 600.000 VNĐ
Có nhiều loại chế hoà khí với mức giá khác nhau
Có nhiều loại chế hoà khí với mức giá khác nhau

7.2 Cách xả xăng ở bộ chế hoà khí

Làm sao để xả xăng bộ chế hoà khí vẫn là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm. Cách xả xăng khá đơn giản, người dùng chỉ cần dùng tua vít vặn mở vít xả xăng ở bên dưới là có thể đẩy hết được xăng cặn bên trong bình ra ngoài một cách dễ dàng.

7.3 Vệ sinh bộ chế hoà khí đúng cách

Cũng giống như các bộ phận khác của xe, sau khoảng thời gian dài sử dụng thì chúng thường bị dính cặn, bẩn,… làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ. Chính vì vậy, vệ sinh bộ chế hoà khí là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nên vệ sinh như thế nào mới đúng cách?

  • Thứ nhất, người dùng nên sử dụng nước rửa chuyên dụng: Loại nước này sẽ giúp lấy đi bụi bẩn và cặn sắt ở những khe nhỏ hay ống dẫn xăng, dẫn khí.
  • Dùng loại nước này để làm sạch một cách cẩn thận.
Cần vệ sinh sạch sẽ chế hoà khí
Cần vệ sinh sạch sẽ chế hoà khí

Vệ sinh bộ chế hoà khí sạch sẽ giúp quá trình hoạt động của chúng được trơn tru hơn. Đây cũng chính là vấn đề mà người dùng nên lưu ý.

7.4 Chế hoà khí và phun xăng điện tử có gì khác nhau

Có thể so sánh theo một số tiêu chí dưới đây:

TIÊU CHÍ

BỘ CHẾ HOÀ KHÍ

PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ

Cách tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu

  • Không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán sau quá trình nạp nhiên liệu. 
  • Xăng cũng được hút ra từ buồng phao thông qua giclơ xăng. 
  • Lúc này Giclo sẽ xác định lượng xăng và lượng không khí hút vào phù hợp để có thể tạo ra hỗn hợp tối ưu nhất. 
  • Đưa trực tiếp nhiên liệu vào động cơ thông qua hệ thống áp suất cao.
  • Nhờ được phun với mức áp suất cao cùng định lượng chính xác được thiết lập bằng công cụ điện tử nên nhiên liệu được xé nhỏ, bay hơi và hoà trộn với không khí.

Khi khởi động

  • Khi bắt đầu quá trình khởi động xe, bướm gió sẽ đóng hoàn toàn để tạo ra hỗn hợp xăng đủ đậm. 
  • Sau khi khởi động, bướm gió sẽ được nới lỏng để tránh hỗn hợp quá đậm khiến tắt máy do ngộp xăng.
  • Hệ thống điều khiển ECU nhận biết được động cơ đang quay nhờ tín hiệu máy khởi động. 
  • Chính nhờ vậy, ECU sẽ điều khiển vòi phun để cung cấp một lượng nhiên liệu hỗn hợp để bắt đầu quá trình khởi động của động cơ. 

Khi tăng tốc

  • Lúc này, hỗn hợp không khí và xăng sử dụng bộ chế hoà khí sẽ bị nhạt đi. 
  • Chính vì vậy, bộ chế hoà khí được trang bị thêm bơm tăng tốc giúp tránh trường hợp này. 
  • Khi xuất hiện tình trạng trên thì bướm ga sẽ mở đột ngột và xăng sẽ được phun ra từ bơm tăng tốc nhằm bù lại lượng xăng bị cung cấp trễ một cách tối đa.
  • Thông thường phun xăng tự động nên không xảy ra hiện tượng chậm trễ.
  • Tuy nhiên, có thể một lượng xăng nhỏ cũng được phun thêm để hỗ trợ thêm. 

Ưu điểm

  • Cấu tạo bộ chế hoà khí khá đơn giản nên dễ dàng sửa chữa và thay thế.
  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
  • Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Có thể thích hợp với nhiều loại xe có mức tải trọng khác nhau.

Nhược điểm

  • Có thể xảy ra hỗn hợp không khí – xăng quá đậm hoặc nhạt.
  • Có thể sinh ra khí độc như HC, CO, NOx.
  • Có thể không đồng đều hỗn hợp không khí – xăng mà các xi lanh nhận được.
  • Cấu tạo khá phức tạp nên khó khăn trong quá trình sửa chữa.
  • Giá thành tương đối cao.

7.5 Chế hoà khí trên xe nâng hàng

Bên cạnh bộ chế hoà khí cho xe ô tô, xe máy,… thì xe nâng hàng cũng khá phổ biến. Theo đó, bộ chế hòa khí xe nâng chính là một bộ phận được sử dụng để trộn nhiên liệu và không khí theo một tỷ lệ phù hợp. Chúng giúp cung cấp hỗn hợp không khí nhiên liệu cho động cơ xăng hoạt động theo nguyên tắc cơ học. Với xe nâng hàng sử dụng nhiên liệu trên thì đây là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tương tự như bộ chế hoà khí thông thường, đối với xe nâng chúng cũng được cấu tạo bao gồm bướm khí, vòi xăng chính, hạt khuếch tán, bàn đạp ga, bướm ga, buồng ga, kim van xăng từ bơm tới. 

Trong các bộ phận trên thì hạt khuếch tán đóng vai trò quan trọng nhất. Chúng được thiết kế giống như một đoạn ống nhưng bị thắt lại ở giữa. Tất cả các bộ phận đều được thiết kế tạo sự đồng bộ và hoà hợp với nhau để làm nhiệm vụ chung. Khi bảo dưỡng xe nâng hàng thì việc kiểm tra bình chế hoà khí cũng là vấn đề mà người dùng nên lưu ý.

Xe nâng hàng thương hiệu HangCha
Xe nâng hàng thương hiệu HangCha

Phía trên là những thông tin về bộ chế hoà khí, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các loại cơ bản. Đối với khách hàng cần mua xe nâng và muốn tìm hiểu thêm về bộ phận chế hoà khí, hãy liên hệ trực tiếp theo số HOTLINE của Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân bình ắc quy hết điện và cách xử lý
  • Động cơ đốt trong là gì? Tìm hiểu chi tiết
5/5 - (1 bình chọn) Tin cùng chuyên mục Tính ứng dụng của cảm biến áp suất trong đời sống khá rộng rãi 9 Ứng dụng của cảm biến áp suất PHỔ BIẾN NHẤT Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu là gì? Vai trò, ứng dụng của các loại nhiên liệu Bu long dan huong CÁC LOẠI BU LÔNG phổ biến nhất trên thị trường [TOP 15] can can thuong mai la gi anh bia Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại thủ công mỹ nghệ Thủ công mỹ nghệ là gì? 4 mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực Turbo la gi Turbo là gì? Đặc điểm, Nguyên lý hoạt động cơ Turbo tăng áp Màn hình hiển thị cảm biến áp suất lốp Cảm biến áp suất lốp: Cấu tạo, phân loại và TOP 5 sản phẩm được ưa chuộng Sử dụng lọc gió giúp kéo dài tuổi thọ cho động cơ Lọc gió động cơ là gì? Có tác dụng gì? Khi nào cần thay thế?

Từ khóa » Nguyên Lý Cấu Tạo Bộ Chế Hòa Khí Xe Dream