Bố Cục Của Văn Bản Là Gì?

Bố cục trong văn bảnBố cục của văn bản là gì?Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bố cục của văn bản

  • Bố cục của văn bản là gì?
  • Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản
    • Vai trò của bố cục văn bản
    • Các yêu cầu một bố cục văn bản bất kỳ
  • Các thành phần trong bố cục văn bản
  • Các loại bố cục văn bản thường gặp
    • 1. Văn bản miêu tả
    • 2. Văn bản tự sự
  • Luyện tập bố cục trong văn bản

Bố cục của văn bản là gì?

Một văn bản bất kỳ không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và bố cục trình bày. Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản

Để viết được đoạn văn bản, hợp đồng hay một đoạn văn bạn cần hiểu được vai trò và bố cục một văn bản mẫu như sau:

Vai trò của bố cục văn bản

  • Giúp người viết trình bày được vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.
  • Tác giả có thể sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện hợp lý.
  • Giúp người đọc hiểu rõ nội dung mà mình đang đọc.
  • Tạo nên tính nghệ thuật và sự thuyết phục cho văn bản.

Các yêu cầu một bố cục văn bản bất kỳ

  • Trình tự các phần phải liên quan với nhau, thống nhất thành một câu chuyện, nội dung rõ ràng, mạch lạc.
  • Phải thể hiện rõ mục đích khi phân chia bố cục văn bản, mở bài, thân bài và kết bài nên viết những nội dung gì để phù hợp với văn bản.
  • Giữa các phần phải phân biệt rạch ròi nhưng tạo thành một thể thống nhất về mặt nội dung chung.

Các thành phần trong bố cục văn bản

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường có 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

1. Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát về câu chuyện, thông tin về tác giả, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.

Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích cần mô tả thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm…

2. Phần thân bài: Từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.

3. Phần kết bài: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.

Các loại bố cục văn bản thường gặp

Trong chương trình ngữ văn lớp 7, thường các bạn hay gặp 2 loại bố cục văn bản chính gồm:

1. Văn bản miêu tả

Có thể là miêu tả cảnh vật, con người, động vật, hình ảnh, âm thanh…. Loại văn bản này khá phổ biến trong chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở.

  • Phần mở bài: Mô tả khái khát đối tượng cần miêu tả như hình dáng, màu sắc, kích thước…
  • Phần thân bài: Đi sâu vào tả chi tiết những vấn đề liên quan đến đối tượng cần miêu tả đó.
  • Phần kết bài: Phát biểu cảm nghĩ, nhận xét về đối tượng đó.

2. Văn bản tự sự

Nói lên cảm nghĩ, tâm sự hay nhận xét về con người, cảnh vật, tác phẩm văn học, tác giả…. Loại văn bản này thường khó viết và yêu cầu bố cục, cách trình bày và câu chữ hơn văn bản miêu tả.

  • Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc cần phân tích.
  • Phần thân bài: Mô tả chi tiết diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật.
  • Phần kết bài: Sử dụng khoảng 2 đoạn để kết thúc câu chuyện.

→ Kết luận: Việc hiểu rõ rõ và nắm vững bố cục của văn bản sẽ giúp các bạn dễ dàng làm các bài văn phân tích theo đúng yêu cầu mà thầy cô đã đề ra.

Luyện tập bố cục trong văn bản

Đề bài: Chọn một văn bản mà em đã đọc hoặc đã đọc và phân tích bố cục của văn bản đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Bố cục văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được” → Nội dung: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. → Nội dung: Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. → Nội dung: Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4: Còn lại. → Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

- Bố cục văn bản Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): gồm 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Em không phá là được” → Nội dung: Giới thiệu về nhân vật người em.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng” → Nội dung: Người em bí mật vẽ tranh và tài năng tuyệt vời được chú phát hiện.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “nó như chọc tức tôi” → Nội dung: Tâm trạng, thái độ của người anh khi em gái trở thành người có tài năng nổi bật, được mọi người quan tâm
  • Phần 4: Còn lại → Nội dung: Người em đi thi vẽvà bức tranh đoạt giải cùng sự hối hận của người anh.

- Bố cục văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

  • Phần 1: Từ đầu đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" → Nội dung: Nhận định chung về lòng yêu nước
  • Phần 2: Tiếp theo đến “một dân tộc anh hùng” → Nội dung: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Phần 3: Còn lại → Nội dung: Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.

-------------------------------------------------

Từ khóa » Bố Cục Là Gì Lớp 7