Bố Cục Trong Văn Bản Là Gì? - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Bố cục trong văn bản là gì?
Trả lời:
Bố cục trong văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục lục nội dung 1. Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản 2. Các thành phần trong bố cục văn bản3. Các loại bố cục văn bản thường gặp1. Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản
a.Vai trò của bố cục văn bản
-Giúp người viết trình bày được vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.
-Tác giả có thể sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện hợp lý.
-Giúp người đọc hiểu rõ nội dung mà mình đang đọc.
-Tạo nên tính nghệ thuật và sự thuyết phục cho văn bản.
b.Các yêu cầu một bố cục văn bản bất kỳ
-Trình tự các phần phải liên quan với nhau, thống nhất thành một câu chuyện, nội dung rõ ràng, mạch lạc.
-Phải thể hiện rõ mục đích khi phân chia bố cục văn bản, mở bài, thân bài và kết bài nên viết những nội dung gì để phù hợp với văn bản.
-Giữa các phần phải phân biệt rạch ròi nhưng tạo thành một thể
2. Các thành phần trong bố cục văn bản
-Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường có 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.
+Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát về câu chuyện, thông tin về tác giả, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.
Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích cần mô tả thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm…
+Phần thân bài: Từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.
+Phần kết bài: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.
3. Các loại bố cục văn bản thường gặp
Có 2 loại bố cục văn bản chính gồm:
a.Văn bản miêu tả: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
* Đặc điểm:
-Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
-Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
-Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
-Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
+Phần mở bài: Mô tả khái khát đối tượng cần miêu tả như hình dáng, màu sắc, kích thước…
+Phần thân bài: Đi sâu vào tả chi tiết những vấn đề liên quan đến đối tượng cần miêu tả đó.
+Phần kết bài: Phát biểu cảm nghĩ, nhận xét về đối tượng đó.
b.Văn bản tự sự: Nói lên cảm nghĩ, tâm sự hay nhận xét về con người, cảnh vật, tác phẩm văn học, tác giả…. Loại văn bản này thường khó viết và yêu cầu bố cục, cách trình bày và câu chữ hơn văn bản miêu tả.
*Đặc điểm:
Sự việc: Trong văn tự sự, sự việc được trình bày một cách cụ thể thường xảy ra ở thời gian nào? Địa điểm diễn ra dự việc? Những nhân vật nào tham gia? Nguyên nhân, diễn biến và kết thúc. Sự việc bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. Trong đó sự việc phụ thường xuất hiện, bổ sung cho sự việc chính.
*Nhân vật:
– Sẽ có sự phân biệt giữa nhân vật chính và nhân vật phụ.
– Nếu xét theo điểm nhìn có hai tuyến nhân vật: nhân vật chính diện là đại diện cho cái tốt, chuẩn mực được đông đảo thừa nhận. Nhân vật phản diện là đại diện cho cái xấu, cái ác.
– Nhân vật thường thể hiện ở các mặt: tên, lai lịch, hình dáng, tính cách.
+Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc cần phân tích.
+Phần thân bài: Mô tả chi tiết diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật.
+Phần kết bài: Sử dụng khoảng 2 đoạn để kết thúc câu chuyện.
*Kết luận: Việc hiểu rõ rõ và nắm vững bố cục của văn bản sẽ giúp các bạn dễ dàng làm các bài văn phân tích theo đúng yêu cầu mà thầy cô đã đề ra.
Từ khóa » Bố Cục Nghĩa Là Gì
-
Bố Cục - Wiktionary Tiếng Việt
-
Bố Cục Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Nghĩa Của Từ Bố Cục - Từ điển Việt
-
Bố Cục Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Bố Cục Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bố Cục" - Là Gì? - Vtudien
-
Bố Cục Của Văn Bản Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Bố Cục Là Gì - Nghĩa Của Từ Bố Cục - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi
-
Bố Cục Là Gì? 7 Bố Cục Chụp ảnh Nổi Tiếng Nhất Trong Nhiếp ảnh - Unica
-
Bố Cục - Mỹ Thuật MS
-
Bố Cục Là Gì - Nghĩa Của Từ Bố Cục
-
Bố Cục Và ý Nghĩa Khái Quát - Mỹ Thuật MS
-
Nghĩa Của "bố Cục" Trong Tiếng Anh - Từ điển Online Của
-
Bài 1: Bố Cục Trong Nhiếp ảnh Có Nghĩa Là Gì
-
Bố Cục Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Bố Cục Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Lỗi Về Bố Cục Là Gì - Học Tốt