Bộ đề Đọc Hiểu Năm Tháng Qua đi Hay Nhất - Top Lời Giải

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Năm tháng qua đi hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Năm tháng qua đi đầy đủ nhất, giúp các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao.

Mục lục nội dung Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 1Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 2Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 3Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 4

Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”?

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng).

Đáp án

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

- So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”

- Tác dụng: Lối diễn đạt cụ thể, sinh động; chỉ ra sự tương đồng giữa một cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Câu 3:

"Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn" là lời khuyên hãy sống với đam mê và ước mơ của mình. Dù cho cuộc sống có muôn trùng khó khăn, dù cho có những lời qua tiếng lại ảnh hưởng đến ước mơ của bạn, bạn hãy vẫn dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình. Bằng không, ước mơ ấy sẽ quay lại dằn vặt bạn vào 1 ngày nào đó.

Câu 4:

Trong tương lai, em khao khát được trở thành 1 giáo viên mẫu mực của các thế hệ học trò. Sở dĩ đó là ước mơ của em vì em thích được truyền kiến thức cho người khác, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh trở thành công dân có ích cho đất nước và xã hội. Để làm được những điều này, đầu tiên em phải thi được vào chuyên ngành Sư phạm. Trong những năm tháng học đại học, em sẽ luôn trau dồi thật tốt về nghiệp vụ sư phạm để sau này có thể đứng vững trong nghề. Chưa hết, để trở thành 1 giáo viên thì việc có những kỹ năng giao tiếp, đối nhân xử thế với học sinh, với phụ huynh và đồng nghiệp cũng là điều quan trọng. Nghề giáo là 1 nghề cao quý nên em sẽ cố gắng hết sức để có thể trở thành 1 nhà giáo giỏi sau này, chèo lái những chuyến đò tri thức cập bến thành công.

Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bâu giờ?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc cắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở dâu thẳm trong tim bạn có, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí nào?

Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy.”

Câu 4: Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.

Đáp án

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn vặt, day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình.

Lưu ý:

Chép trọn vẹn câu: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Câu 3:

- So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”

- Tác dụng: Lối diễn đạt cụ thể, sinh động; chỉ ra sự tương đồng giữa một cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Câu 4:

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; bảo đảm dung lượng.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Gợi ý những nội dung sau:

- Dẫn đề: vai trò của ước mơ

- Giải thích: Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được

- Vai trò

+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai

+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn

+ Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ.

Bộ đề Đọc hiểu Năm tháng qua đi hay nhất

Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 3

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012)

Câu 1: Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng cử thành phần ấy. (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung văn bản trên (1 điểm)

Câu 4: Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ không? Trả lời trong 3-5 dòng. (1 điểm)

Đáp án

Câu 1. 

- Thành phần phụ chú “lứa tuổi bất ổn định”.

- Tác dụng: nêu lên đặc điểm tâm lí lứa tuổi học trò.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ so sánh (cũng giống như)

- Tác dụng: Một bức tranh thường có nhiều màu sắc khác nhau. Cuộc sống cũng vậy, có nhiều cung bậc buồn, vui, thăng, trầm. Nói “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” nhằm khẳng định ý nghĩa của cuộc sống do mỗi người tự vẽ nên. Đồng thời biện pháp so sánh cũng làm sinh động cho lời văn. 

Câu 3. Nội dung: Ý nghĩa của ước mơ, khát vọng đối với cuộc sống của mỗi người.

Câu 4. 

- Đây là câu hỏi mở, học sinh trả lời là lí giải theo ý kiến riêng, nên viết dưới hình thức một đoạn văn ngắn 3-5 dòng.

- Gợi ý: Có những ước mơ gần gũi, giản dị, có những ước mơ xa vời, viển vông. Những ước mơ có tính thực tế sẽ làm cho cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa, có động lực hơn mà không trở nên buồn chán, tẻ nhạt. Cần nhận thức rõ năng lực của bản thân và có kế hoạch ngay từ sớm để ước mơ trở thành hiện thực.

Đọc hiểu Năm tháng qua đi - Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1 (2 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì?

Câu 2 (1 điểm) Câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.”

a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

Đáp án

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

– Nội dung của đoạn trích: Nêu ra tầm quan trọng của ước mơ; khuyên mỗi người cần tìm ra ước mơ của bản thân và theo đuổi, đánh thức nó cho chính bản thân mình. 

Câu 2:

Câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.”

a) Thuộc kiểu câu trần thuật.

b)  Hành động nói: trình bày (trình bày ý kiến về việc mỗi người theo đuổi ước mơ của mình cũng giống như việc vẽ tranh, nếu càng kiên trì thì chắc chắn bạn sẽ theo đuổi được ước mơ). 

Từ khóa » đọc Hiểu Theo Phạm Lữ ân