Bộ đề Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Đề thi >>
- Đề thi tuyển dụng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.7 KB, 12 trang )
BỘ ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC(Tuyển dụng giáo viên tiểu học năm học 2016-2017)Câu 1) Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ?Đáp ánDạy học phát huy tính tích cực của học sinh là:- Cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là ngườitổ chức, hướng dẫn khuyến khích học sinh tham gia chủ động, sáng tạo vào quá trình họctập.Câu 2) Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt độngnào ?Đáp ánĐể dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụngcác hoạt động:- Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực họctập;- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kếtquả học tập của mình,…- Cho học sinh thảo luận theo cặp, nhóm, lớp;- Đàm thoại khi giảng bài- Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp)Câu 3) Nêu một số phương pháp dạy học tích cực mà bạn biết?Đáp án (dựa theo Mã mô đun TH15 )Một số phương pháp dạy học tích cực:a). Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.* Đặt vấn đề- Tạo tình huống có vấn đề;- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;- Phát hiện vấn đề cần giải quyết* Giải quyết vấn đề đặt ra- Đề xuất cách giải quyết;- Lập kế hoạch giải quyết;- Thực hiện kế hoạch giải quyết.* Kết luận:- Thảo luận kết quả và đánh giá;- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;- Phát biểu kết luận;- Đề xuất vấn đề mới.b) Phương pháp hoạt động nhóm:Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Nhóm tự bầu nhómtrưởng nếu thấy cần. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ratrong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng gópvào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toànlớp, nhóm có thể cử ra một đại.c) Phương pháp vấn đáp:Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinhcó thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dungbài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phươngpháp vấn đáp.d) Phương pháp đóng vai:Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nàođó trong một tình huống giả định.e) Phương pháp động nãoĐộng não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.Câu 4) Phương pháp Bàn tay nặn bột là gì?Đáp ánPhương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thínghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thínghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ratrong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điềutra...Câu 5) Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột?Đáp ánMục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khámphá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học,phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông quangôn ngữ nói và viết cho học sinh.Câu 6) Kể tên các bước dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”?Đáp ánBước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứuBước 5: Kết luận kiến thức mớiCâu 7) Hãy nêu các hành vi giáo viên không được làm theo Điều lệ trường tiểu học.Đáp ánCác hành vi giáo viên không được làm1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quanđiểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sửdụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.Câu 8) Nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học là gì?Đáp ánNhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học là:1) Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạyhọc; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong cáchoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịutrách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tíncủa nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhâncách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡđồng nghiệp.3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,đổi mới phương pháp giảng dạy.4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết địnhcủa Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giácủa Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổchức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.Câu 9) Trong điều lệ trường tiểu học quy định học sinh có quyền gì?Đáp ánQuyền của học sinh1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dụctiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếpnhận.2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theoquy định.3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiệnvề thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dụchoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.Câu 10: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không cho điểm theo Thông tư 30/2014có bị cảm tính không?Đáp ánNhững nhận xét (bằng lời, viết) trong đánh giá thường xuyên gắn với nội dungtừng bài học, với từng bài tập cụ thể, từng sự tiến bộ của mỗi học sinh, là những câu nóihay lời viết của thầy giáo/cô giáo với một học sinh hoặc nhóm học sinh về lỗi cần sửachữa cách sửa lỗi đó, về nội dung chưa hoàn thành và cách làm có thể hoàn thành nộidung đó nên không thể cảm tính.Câu 11) Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo Thông tư30/2014 như thế nào?Đáp ánHàng ngày trong giờ học hay hoạt động giáo dục khác, có thể ngay từ lớp 1, giáoviên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn để dầndần các em có khả năng tự đánh giá hoặc khả năng nhận xét, góp ý cho bạn để cùng tiếnbộ. Học sinh (nhóm học sinh) tự xem mình (nhóm mình) đã hoàn thành yêu cầu của côgiáo chưa? Đã làm xong bài tập 1 chưa? Kiểm tra xem bài làm của mình có đúng như côchữa hay giống bài làm đúng của bạn vừa được cô nêu không? bạn làm bài đúng hếtchưa? Bạn viết số có đẹp không? Bạn đặt tính thẳng cột không? Bạn trình bày lời giải bàitoán thế nào?Câu 12) Tham gia đánh giá thường xuyên cho học sinh gồm những đối tượng nào?Đáp ánTham gia đánh giá thường xuyên cho học sinh gồm những đối tượng: Giáoviên, học sinh; khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.Câu 13) Đề bài kiểm tra định kì phải đảm bảo các yêu cầu nào?Đáp ánĐề bài kiểm tra định kì phải đảm bảo các yêu cầu:- Phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng,- Các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh.- Đảm bảo đủ thời gian làm bài cho học sinh.Câu 14) Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt đượcnhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.Câu 15) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực nào?Đáp ánChuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực: Phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.Câu 16) Anh (hoặc chị) hãy cho biết các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp củaviên chức được quy đinh tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?Đáp ánTheo quy định Luật viên chức ngày 15/01/20 10 các nguyên tắc trong hoạt độngnghề nghiệp của viên chức được quy định như sau:Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạtđộng nghề nghiệp.2.Tận tụy phục vụ nhân dân.3.Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệpvà quy tắc ứng xử.4.Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vàcủa nhân dân.1.Câu 17) Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về tiền lương và các chế độliên quan đến tiền lương của viên chức được quy định tại Luật viên chức ngày15/11/2010?Đáp ánTheo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về tiền lươngvà các chế độ liên quan đến tiền lương của viên chức được quy định như sau:1.Được trả lương tương ứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chứcvụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởngphụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguyhiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiềm làm đêm, công tác phí và chế độ kháctheo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.2.Câu 18)Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệpđược quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?Đáp ánTheo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về hoạtđộng nghề nghiệp được quy định như sau:1.2.Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trịm, chuyên môn, nghiệpvụ.Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặcnhiệm vụ được giáo.6.Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định củapháp luật.7.Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định củapháp luật.3.4.5.Câu 19) Anh (hoặc chị) hãy cho biết quyền của viên chức về nghỉ ngơi được quyđịnh tại Luật viên chức ngày 15/11/2010?Đáp án:Theo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 quyền của viên chức về nghỉngơi được quy định như sau:1.Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật vềlao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hếtsố ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày khôngnghỉ.2.Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặctrường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 nămđể nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phảiđược sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.3.Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởnglương theo quy định của pháp luật.4.Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng vàđược sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.Câu 20) Anh (hoặc chị) hãy cho biết các quyền khác của viên chức được quy địnhtại Luật viên chức ngày 15/11/2010?Đáp ánTheo quy định tại Luật viên chức ngày 15/11/2010 viên chức còn các quyền khácđược quy định như sau:1.Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế, xãhội.Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở.Được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nướcngoài theo quy định của pháp luật4.Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đượcgiao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhậnlà liệt sĩ theo quy định của pháp luật.2.3.CÂU HỎI TÌNH HUỐNG SƯ PHẠMCâu 1) Khi bạn bước vào lớp cả lớp đứng lên rất ngay ngắn chào cô giáo. Nhưng khi nhìnxuống dưới lớp bạn phát hiện có một học sinh vẫn ngồi. Trước tình huống ñó bạn sẽ xử línhư thế nào ?- Cho học sinh ngồi xuống và đi đến chỗ học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao em họcsinh đó không thể ñứng dậy chào cô như các bạn. Nếu không thấy học sinh trình bàyđược lí do chính đáng thì nghiêm khắc yêu cầu em đó lần sau phải đứng dậy và có ý thứckhi cô giáo vào lớp.Câu 2) Một em học sinh rất hay đi học muộn. Gia đình học sinh đó có hoàn cảnh khókhăn. Là giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) sẽ làm gì?Đến gia đình học sinh đó để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình học sinh. Sau đó bàn bạcvới lớp tìm cách giúp đỡ em học sinh đó.Câu 3) Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ởmức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểmtra bạn ứng xử như thế nào?Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bàylại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếukhông làm được thì khuyên em cần phát huy và cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cầncó tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra. Tuyệt đối khống nói em đã copyhay nhìn bài bạn trong kiểm tra.Câu 4) Trong giờ học, giáo viên ñang say sưa giảng bài mới thì có một học sinh mất trậttự. Nếu là giáo viên trên, bạn ứng xử như thế nào?Dừng giảng bài trong giây lát, nhìn về phía nhóm có học sinh mất trật tự. Chờ lớpim lặng rồi tiếp tục giảng bài. Cuối buổi học gặp riêng em học sinh đó để nhắc nhở.Câu 5) Một học sinh có thói quen thường xuyên xin GVCN đi vệ sinh nhiều lần tronggiờ học. Là GVCN bạn sẽ làm gì?Hướng giải quyết: Trao đổi với PH về tình hình em thường xuyên xin GVCN đi vệsinh nhiều lần trong giờ học để nắm xem em có mắc bệnh gì không? Nếu có thì đề nghịPH tìm bác sĩ điều trị, nếu không thì GVCN phối hợp PH giúp em hiểu và chấm dứt tìnhtrạng trên.Câu 6) Ngay từ đầu năm học, một phụ huynh rất quan tâm đến con em và rất có tìnhcảm với GVCN thường hay tặng quà cho GVCN. PH này luôn ao ước và thường xuyênnhắc khéo bạn về mong ước của mình là con của họ được nằm trong danh sách 5 bạn họcsinh tiêu biểu để được nhận giấy khen và phần thưởng cuối năm. Rất tiếc em này khôngđạt đủ tiêu chuẩn học sinh tiêu biểu. Là GVCN bạn sẽ làm gì?Cám ơn tình cảm tốt đẹp của PH dành cho mình. Giải thích cho PH hiểu về sựcông bằng trong đánh giá xếp loại và nhấn mạnh với PH rằng tình cảm PH dành chomình không liên quan đến việc đánh giá xếp loại con của họ. Ngay từ đầu năm phối hợpvới PH để việc học tập của con họ ngày càng tiến bộ.Câu 7) Trong lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh thường xuyên đi học muộn. Đến lớp,thường hay thiếu đồ dùng học tập, là GV chủ nhiệm của lớp, anh (chị) làm gì để khắcphục tình trạng trên?Bạn phải liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân em đi trễ và phối hợp với PHkhắc phục. Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu xem do đâu mà em thường hay thiếu đồ dùnghọc tập, nếu do hoàn cảnh khó khăn thì bạn có thể vận động lớp hoặc đề xuất BGH, HộiCMHS, quỹ khuyến học hỗ trợ….Câu 8) Một học sinh trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến trìnhbày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽứng xử ra sao?Trao đổi với gia đình: Em đó là một học sinh còn ở tuổi phổ cập giáo dục tiểu họcnên nhà trường không thể để em nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình chobiết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụhuynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.Câu 9) Giả sử trong lớp anh (chị) có một số học sinh cá biệt, học thì tiếp thu chậm lạihay vi phạm nội quy. Là GVCN bạn sẽ làm gì để giúp các em này tiến bộ? Theo bạnphương pháp giáo dục quan trọng nhất để giúp các em này tiến bộ là phương pháp nào?Nắm tình hình học lực từng em để có biện pháp giảng dạy phù hợp. Giao nhiệm vụcho từng em theo tình trạng cá biệt của mỗi em.Ví dụ: Em hay nói chuyện thì giao nhiệm vụ nhắc nhở các bạn không nói chuyện.Phát động thi đua về sự tiến bộ của từng bạn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng sự tiếnbộ dù là nhỏ nhất của từng em.Phương pháp giáo dục quan trọng nhất để giúp các em này tiến bộ là phương phápđộng viên, khuyến khích để các em tiến bộ.Câu10) Một lần cô (thầy) giáo trả sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhàcho bố mẹ xem và ký tên. Khi cô (thầy) giáo thu lại sổ phát hiện chữ ký trong sổ liên lạccủa một em học sinh có chữ giả mạo. Là cô (thầy) giáo đó bạn sẽ làm gì?Gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích: “tại sao em lại làm như vậy?’’ vàphân tích cho học sinh đó hiểu rằng việc làm của em là không đúng, khuyên nhủ em lầnsau không được tái phạm nữa .
Tài liệu liên quan
- Đề thi khảo sát năng lực giáo viên THPT môn Hóa
- 2
- 7
- 67
- bộ đề thi KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
- 19
- 2
- 7
- Bộ đề thi khảo sát năng lực giáo viên tiểu học có đáp án
- 11
- 1
- 1
- de thi khao sat nang luc giao vien thcs mon toan phong gd dt tu nghia quang ngai nam hoc 2016 2017
- 4
- 578
- 0
- BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THCS
- 42
- 1
- 2
- Bộ đề khảo sát năng lực giáo viên tiểu học
- 12
- 3
- 5
- Bộ đề thi giáo viên giỏi và đề kiểm tra năng lực giáo viên tiểu học
- 78
- 2
- 1
- Khảo sát năng lực giáo viên THPT
- 1
- 239
- 0
- Khao sat nang luc giao vien THCS mon toan nam hoc 2012 2013 huyen nghia dan
- 5
- 172
- 0
- bo de thi khao sat nang luc giao vien mam non co dap an
- 0
- 157
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(37.19 KB - 12 trang) - Bộ đề khảo sát năng lực giáo viên tiểu học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Thi Năng Lực Gv Tiểu Học
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học Có đáp án
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học
-
MỘT Số đề THI KHẢO Sát CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN Bặc TIỂU Học ...
-
Top 15 đề Thi Năng Lực Gv Tiểu Học
-
Bộ Đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học ... - MarvelVietnam
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học ... - Giáo Viên Việt Nam
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng... - Chúng Tôi Là Giáo Viên Tiểu Học
-
Đề Kiểm Tra đánh Giá Chất Lượng Chuyên Môn Giáo Viên Tiểu Học
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học Có đáp án
-
Đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học
-
Bộ đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học (có đáp án)
-
Đề Thi Giáo Viên Giỏi Cấp Tiểu Học - Đề Tự Luận (Có đáp án)
-
Bộ Đề Thi Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học Có Đáp án