Bộ đề Phạm Tử Hư Quê ở Cẩm Giàng Đọc Hiểu Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tuyển tập Bộ đề đọc hiểu Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào (Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng) hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng Đọc hiểu đầy đủ nhất.
Đọc đoạn trích:
Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, (1) là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.
Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm.
- Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- - Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.
Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng (2). Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên.
(Trích Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, Gacsach.com, chương 10)
Mục lục nội dung Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 1Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 2Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 3Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 1
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyền kì.
D. Thơ văn xuôi.
Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
A. Không ưa kiềm thúc.
B. Kiêu căng.
C. Nóng nảy.
D. Ngang bướng.
Câu 3. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên?
A. Phạm Tử Hư, Dương Trạm.
B. Nguyễn Dữ, Dương Trạm.
C. Người kể chuyện, Dương Trạm.
D. Phạm Tử Hư, Dương Trạm, Nguyễn Dữ.
Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
A. Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
B. Toan chạy đến gần sụp lạy khi thấy Đức Đế.
C. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ.
D. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.
Câu 5. Từ Hán Việt “kiềm thúc” được hiểu nghĩa như thế nào?
A. Tiết kiệm.
B. Kiềm chế bó buộc trong hoạt động.
C. Hối thúc, thúc dục.
D. Kiềm chế cảm xúc cá nhân.
Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư.
B. Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.
C. Muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm vì đã có những phẩm chất tốt.
D. Cả B và C.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn trích?
A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý.
B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Tử Hư và tình nghĩa thầy trò cao quý.
C. Phê phán những học trò không biết tôn sư trọng đạo.
D. Nhắn nhủ mỗi cá nhân cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo.
Câu 8. Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
Câu 9. Theo anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?
Câu 10. Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyền kì.
D. Thơ văn xuôi.
Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
A. Không ưa kiềm thúc.
B. Kiêu căng.
C. Nóng nảy.
D. Ngang bướng.
Câu 3. Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên
A. Phạm Tử Hư, Dương Trạm.
B. Nguyễn Dữ, Dương Trạm.
C. Người kể chuyện, Dương Trạm.
D. Phạm Tử Hư, Dương Trạm, Nguyễn Dữ.
Câu 4. Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
A. Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
B. Toan chạy đến gần sụp lạy khi thấy Đức Đế.
C. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ.
D. Giữ điều tín thực với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.
Câu 5. Từ Hán Việt “kiềm thúc” được hiểu nghĩa như thế nào?
A. Tiết kiệm.
B. Kiềm chế bó buộc trong hoạt động.
C. Hối thúc, thúc dục.
D. Kiềm chế cảm xúc cá nhân.
Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư.
B. Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc.
C. Muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm vì đã có những phẩm chất tốt.
D. Cả B và C.
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn trích?
A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý.
B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Tử Hư và tình nghĩa thầy trò cao quý.
C. Phê phán những học trò không biết tôn sư trọng đạo.
D. Nhắn nhủ mỗi cá nhân cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo.
Câu 8.
Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người tôn sư trọng đạo, sống có tình có nghĩa.
Câu 9.
Theo em, tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như:
+ Ngoan ngoãn, lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo.
+ Luôn biết ơn thầy cô.
Câu 10.
Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, em thấy truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta rất tốt đẹp và ý nghĩa.
Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 2
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, Tử Hư được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
Câu 3. Hành động nào của Tử Hư có thể đã tạo nên “mối duyên” gặp lại người thầy đã mất?
Câu 4. Việc thầy của Tử Hư sau khi mất được làm chức trực lại ở cửa Tử đồng cho ta thấy gì về nhân cách của ông?
Câu 5. Anh/Chị có cảm nhận như thế nào về tình nghĩa thầy trò giữa Tử Hư và Dương Trạm trong đoạn trích?
Câu 6. Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư giành cho người thầy của mình, anh/chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. PTBĐ tự sự
Câu 2.
Theo đoạn trích, Tử Hư được giới thiệu là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc.
Câu 3.
Hành động của Tử Hư có thể đã tạo nên “mối duyên” gặp lại người thầy đã mất đó là: Làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về.
Câu 4.
Việc thầy của Tử Hư sau khi mất được làm chức trực lại ở cửa Tử đồng cho ta thấy: Ông là người tốt, chính trực, tốt bụng nên mới được làm chức trực lại ở cửa Tử Đồng
Câu 5.
tình nghĩa thầy trò giữa Tử Hư và Dương Trạm là tình nghĩa gắn bó, kính trọng thầy của mình và yêu thương người học trò.
Câu 6.
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống từ xưa đến này để nhằm tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mình đối với người thầy của mình.
Đọc hiểu Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng - Đề số 3
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Chỉ ra các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên.
Câu 3: Câu mở đầu tác giả giới thiệu những gì về nhân vật Phạm Tử Hư?
Câu 4: Nêu tác dụng của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2:
Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên là Phạm Tử Hư và Dương Trạm.
Câu 3:
Câu mở đầu tác giả đã giới thiệu về nhân vật:
- Họ tên: Phạm Tử Hư
- Quê quán: Cẩm Giàng
- Tính cách: tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc.
Câu 4: Tác dụng của yếu tố hoang đường kì ảo
- Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn; tạo hứng thú cho người đọc người nghe.
- Khắc họa, làm nổi bật đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện.
Từ khóa » Phần Tích Truyện Phạm Tử Hư Lên Chơi Thiên Tào
-
Chương X: Chuyện Phạm Tử Hư Lên Chơi Thiên Tào | Truyền Kỳ Mạn ...
-
Phạm Tử Hư Quê ở Cẩm Giàng, (1) Là Một Người Tuấn Sảng Hào Mại ...
-
Chuyện Phạm Tử Hư Lên Chơi Thiên Tào.pdf (.docx) - Tài Liệu Ngon
-
Đề đọc Hiểu 10- Phạm Tử Hư Lên Chơi Thiên Tào - Quizizz
-
[PDF] ữ XÂY DựNG NHÂN VẬT NHO Sĩ TN KỲ MẠN Lực CỦA NGUYỄN DỮ
-
TRUYỀN Kì Mạn Lục Của Nguyễn Dữ Ngữ Văn 10 Nâng Cao - 123doc
-
Truyền Kỳ Mạn Lục (chương 11) - VnExpress Giải Trí
-
Đọc Hiểu Chuyện Phạm Tử Hư Lên Chơi Thiên Tào
-
[DOC] Đọc Hiểu Các Văn Bản/đoạn Trích Thuộc Thể Phú, Cáo, Nghị Luận Trung ...
-
Chỉ Ra Phương Thức Biểu đạt Chính được Sử Dụng Trong đoạn Trích ...
-
Chỉ Ra Phương Thức Biểu đạt Chính được Sử Dụng Trong đoạn Trích ...
-
[Việt Nam] Truyền Kỳ Mạn Lục - Chương 10 : Chuyện Phạm Tử Hư ...
-
Nội Dung Tác Phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục Là Gì?
-
Truyền Kì Mạn Lục Có Nghĩa Là Gì?