Bộ đề Thi Cuối Học Kì 2 Lớp 5 Môn Tiếng Việt Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Học tập
- Giáo án - Bài giảng
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Viết thư UPU
- An toàn giao thông
- Dành cho Giáo Viên
- Hỏi đáp học tập
- Cao học - Sau Cao học
- Trung cấp - Học nghề
- Cao đẳng - Đại học
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- KPOP Quiz
- Đố vui
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Giáo án điện tử
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
07 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 2
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng việt là bộ đề tổng hợp được VnDoc sưu tầm, tổng hợp từ các trường Tiểu học Có đáp án và bảng ma trận. Đề thi chi tiết chuẩn theo Thông tư 22 cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết và tải về chi tiết 07 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 này nhé.
>> Bộ đề thi hay: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 Tải nhiều
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1
UBND HUYỆN…...................... TRƯỜNG TIỂU HỌC…………. | BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM ....... MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thời gian .... phút (Không kể thời gian giao đề) |
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng:
Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau:
1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28)
Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 ...........bất hiếu với tổ tiên !
2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51)
Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có ...........cúi đầu nhận tội
3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87)
Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran ...........tạ ơn thầy.
4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115)
Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên ...........đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127)
Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX ...........thanh thoát hơn.
II. Đọc hiểu
1. Đọc thầm bài văn sau:
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?
A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?
A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi
B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao
C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào.
D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?
A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.
B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.
C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.
D. Cả hai lí do B và C.
Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?
A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.
B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.
Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu?
Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
A. Nguyên nhân - kết quả.
B. Điều kiện - kết quả
C. Tương phản
D. Hô ứng
Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Đồng âm
Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.”
Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.”
Chủ ngữ là :...............................................................................................
Vị ngữ là: ...................................................................................................
B. Phần viết
I. Chính tả: (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết:
Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 )
Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX ... gấp đôi vạt phải.”
II. Tập làm văn: (20 phút)
Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.
Nhắn tin Zalo: 0936.120.169 để được hỗ trợ
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm)
- Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm)
- Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm
Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm
Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm
Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm
Câu 5: A. Nguyên nhân - kết quả. 0,5 điểm
Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm
Câu 7: (1 điểm)
Ví dụ:
Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến.
- Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những … mà còn” (0,5 điểm)
- Nội dung đúng chủ đề: việc học tập (0,5 điểm)
Câu 8: 1 điểm
- Gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm)
- Tuy nghèo mà thật thà, chứng tỏ mình "không phải là một đứa bé xấu". ( 0,5 điểm )
GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm.
Câu 9: 1 điểm
Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Câu 10: 1 điểm
- Chủ ngữ: Chủ ngữ 1: anh cháu; Chủ ngữ 2: anh ấy
- Vị ngữ: Vị ngữ 1: không thể mang trả ông được
Vị ngữ 2: bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
(Mỗi chủ ngữ, vị ngữ xác định đúng được 0,25 điểm)
B. Phần Viết:
I. Chính tả (2 điểm)
- Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (1 điểm) (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ)
- Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).
- Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (0,5 điểm) (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,5đ)
- Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng (0,5 điểm)
II. Tập làm văn ( 8 điểm)
Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, …. (8,0 điểm).
Trong đó:
- Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm.
- Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm
- Thân bài (4,0 điểm)
Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lí. (1 điểm)
- Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em. (1 điểm)
- Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc (1 điểm)
- Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, … khi tả (1 điểm)
- Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)
Mẫu:
Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất.
Năm nay mẹ của em 36 tuổi, làm nghề lao công. Công việc của mẹ rất vất vả, nên trông mẹ có vẻ đứng tuổi hơn tuổi thật. Mẹ cao 1m57, hơi gầy, với nước da ngăm sạm đi vì nắng và gió. Mái tóc của mẹ dài ngang vai, đen bóng và hơi khô xơ, lúc nào cũng buộc gọn lại. Đôi bàn tay của mẹ chai sạn, nhưng ấm áp vô cùng. Mỗi khi được mẹ xoa đầu, nắm tay, em cảm giác như mình đang được nắm lấy thứ quý giá nhất trên đời này.Đẹp nhất ở mẹ là đôi mắt. Đôi mắt mẹ đen láy, chứa chan niềm yêu thương. Chỉ cần nhìn sâu vào đôi mắt ấy, là em cảm nhận được tình cảm mà mẹ luôn dành cho mình.
Mẹ thường đi làm về rất muộn, với dáng vẻ mệt mỏi. Nhưng mẹ vẫn luôn mỉm cười dịu dàng và chăm sóc chu đáo cho em. Mẹ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu cơm cho em ăn. Giờ đây, em đã lớn hơn, đã có thể giúp mẹ nhiều việc nhà rồi, nhưng em vẫn chưa thấy đủ. Em chỉ mong mình lớn nhanh hơn nữa, giúp cho mẹ nhiều hơn nữa để mẹ bớt vất vả hơn.
Thật hạnh phúc biết bao, khi mỗi ngày được nói chuyện cùng mẹ, được mẹ xoa đầu và ôm vào lòng. Những khoảnh khắc ấy thật tuyệt vời, tựa như đang được tắm mình dưới ánh nắng mặt trời vậy.
>> Tả người mẹ yêu quý của em (99 mẫu)
Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1. Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 4 | 2 | ||||||
Câu số | 1; 2 | 3;4 | 7 | 8 | |||||||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 2,0 | |||||||
2. Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | ||||||
Câu số | 5 | 6 | 9 | 10 | |||||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | |||||||
Tổng | Số câu | 3 | 3 | 2 | 2 | 6 | 4 | ||||||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 4,0 | |||||||
Đọc thành tiếng | Số điểm | 3 | |||||||||||
Viết | a,chính tả | Số điểm | 2 | ||||||||||
b, đoạn bài | Số điểm | 8 |
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2
Em đọc thầm bài tập đọc “Nhân cách quý hơn tiền bạc” rồi trả lời câu hỏi.
Nhân cách quý hơn tiền bạc
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp:
- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
Theo Quỳnh Cư
Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?
A. Thanh bạch, đạm bạc.
B. Sung sướng, nhàn hạ.
C. Hạnh phúc, giàu có.
D. Nhàn hạ, hạnh phúc.
Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?
A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.
B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.
C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông.
D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.
Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?
A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.
B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.
C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.
D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.
Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?
A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”
B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.
C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”
D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.
Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?
A. ngay ngắn
B. thật thà
C. trung tâm
D. tham ô.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.
Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ nổi.
B. Thay thế từ ngữ .
C. Lặp từ ngữ.
D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.
Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối bằng một quan hệ từ .
B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.
D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui
Chủ ngữ: ............................................................................................................................
Vị ngữ: ...............................................................................................................................
Câu 10: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả nói về môi trường
............................................................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
B. Phần viết
1. Chính tả nghe – viết: (5 điểm)
Hoa lộc vừng
Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng sáu cho đến hết tháng chín, đầu tháng mười âm lịch. Lạ một điều là khi vào mùa, hoa nở liên tục hết đợt này đến đợt khác suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây dài đến vài chục phân, treo lúc lỉu với vài chục bông nhỏ li ti, tròn như hạt đậu, trên đầu có những cánh hoa nhỏ, mỏng như tơ, bung ra mềm mại trông thật thích mắt. Những dây hoa thường đu mình trên những cành cây nho nhỏ, vươn dài ra phía ngoài thân cây.
Hoàng Trọng Muôn
2. Tập làm văn: 5 điểm
Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc
- Giám viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau (giữ điểm lẻ từng yêu cầu, chỉ làm tròn số ở điểm tổng toàn bài) :
Tiêu chí | Điểm |
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng - Đọc sai từ 5 tiếng trở lên | 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm |
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên | 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm |
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm | 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm |
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu - Đọc quá 1 phút đến 2 phút - Đọc quá 2 phút | 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm |
+ Trả lời đúng ý câu hỏi - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng - Trả lời sai hoặc không trả lời được | 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm |
2. Đọc thầm: 5 điểm
Từ câu 1 đến câu 8:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ý đúng | A 0,5đ | B 0,5đ | D 0,5đ | C 0,5đ | B 0,5đ | C 0,5đ | B 0,5đ | B 0,5đ |
Câu 9. HS xác định câu đúng 0,5đ
Câu 10. HS đặt đúng được 0,5đ
B. Phần viết
1. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, cho 5 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,5 điểm.
- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm)
2.1. Yêu cầu chung:
- Viết được bài văn tả người đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
2.2. Biểu điểm
+ Mở bài: Giới thiệu được người định tả... ( gián tiếp - 1 điểm; trực tiếp 0,5 điểm)
+ Thân bài: (3 điểm).
Tả hình dáng, tính tình, đặc điểm nổi bậc
Nói về kỉ niệm sâu sắc đối với người tả
+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ tình cảm đối với người tả. (mở rộng - 1 điểm; không mở rộng 0,5 điểm).
Lưu ý: Tuỳ theo từng trường hợp, nếu bài văn miêu tả của các em còn nhiều sai sót, GV linh hoạt ghi điểm cho phù hợp. ( 5đ – 4,5đ – 4đ – 3,5đ – 3đ – 2,5đ – 2đ – 1,5đ – 1đ – 0,5đ)
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 3
I. Chính tả - Nghe viết:
VỊNH HẠ LONG
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he...
Theo Thi Sảnh
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Cho văn bản sau:
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Hà Thu
Câu 1. Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng
B. Một con đường
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh
Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?
A. Từ sáng đến đêm khuya
B. Từ sáng đến tối
C. Từ sáng đến chiều
Câu 3: Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại?
A. Nghe bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
Câu 4: Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Buổi tối
Câu 5: Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
Câu 6: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi”.
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối .
D. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.
Câu 7: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Câu 8: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu.
Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ “chân” mang nghĩa chuyển?
Câu 10: Em hãy viết lại câu văn sau cho hay hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, các hình ảnh so sánh….
“Đêm khuya, các anh chị công nhân dọn dẹp, quét rác”
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả cảnh một đêm trăng đẹp ở quê em
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 3
A- Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
1- Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: "Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "
Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?
Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112).
Đọc đoạn: "Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “ Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..gấp đôi vạt phải. "
Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.
Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"
Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "
Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?
Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.
Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112).
Đọc đoạn: "Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
- Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.
Đề 7: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: “Áo dài phụ nữ có hai loại…..thanh thoát hơn. "
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Trả lời: Vì khi mặc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: "Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "
Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Đề 9: Út Vịnh (TV5 - tập 2 - trang 136 ).
Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "
Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.
Đề 10: Lớp học trên đường (TV5 - tập 2 - trang 153).
Đọc đoạn: "Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"
Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.
2. Đọc hiểu
Câu 1. (0.5đ): B
Câu 2 (0.5đ): A
Câu 3 (0.5đ): C
Câu 4 (0,5 đ): A
Câu 5 (0,5đ): A
Câu 6 (0,5 đ): D
Câu 7 (1 đ).
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ / gọi nhau, những bước chân / vui đầy no ấm, đi qua tôi,
TN CN VN CN VN
cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng..
Câu 8: Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu đảm bảo đúng cấu trúc, dùng từ ngữ hợp lí…(1 đ)
Tuy nhà xa nhưng Hoàng vẫn đi học đầy đủ.
Mặc dù trời mưa nhưng Lan vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu 9: (1đ): Đặt câu đúng từ mang nghĩa chuyển (chân trời, chân bàn, chân tường…)
Đàn bò của anh Giáo đang gặp cỏ dưới chân đồi
Chiếc bút của Hoa đang rơi ở gần chân bàn của Mai.
Chân trời xa lắm.
Câu 10: (1 đ) Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh hoặc có dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm…
Mặc dù đêm đã khuya, các anh chị công nhân vẫn hăng say, miệt mài với công việc dọn dẹp, quét rác.
Hay
Trong buổi đêm khuya vắng lặng của mùa đông, các gia đình đã vào nhà để sưởi ấm bên bếp lửa hồng vậy mà các anh chị công nhân vẫn còn vất vả dọn dẹp và quét rác.
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
II. Tập làm văn (8 điểm)
Các bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu và bố cục tại đây: Tả cảnh một đêm trăng đẹp lớp 5
* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm.
- Xác định đúng trọng tâm của bài: Tả một đêm trăng đẹp ở quê em.
Cụ thể:
1. Mở bài: (1 điểm) Học sinh giới thiệu được cảnh đêm trăng.
2. Thân bài : (4 điểm).
+Tả bao quát cảnh đêm trăng.
+ Tả chi tiết cảnh vật : Bầu trời, mặt đất, cây cối, con đường làng... Đặc biệt là tả hoạt động của mọi người làm việc, vui chơi dưới trăng.
- Tả theo trình tự thời gian.
- Câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ ý, có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa.
3. Kết bài: (1 điểm): Nêu được cảm nghĩ về đêm trăng.
4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6. Sáng tạo (1 điểm)
Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5;...).
Bài tham khảo
Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng.
Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà! Cái bóng dáng tròn vành vạnh của mặt trăng trông giống như cái đĩa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật.
Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hòa thành một bản nhạc du dương, thích thú làm sao? Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hòa với ánh trăng làm một.
Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt.
Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy. Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 4
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng (3đ)
- Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề: Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm .
II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)
Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
a) Hót vang lừng chào nắng sớm.
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.
Câu 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
b) Xù lông rũ hết những giọt sương.
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.
Câu 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
…………………………………………………………………………………………
Câu 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.
b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.
Câu 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các vế câu ghép.
c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.
Câu 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.
b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.
c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
Câu 9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng (3đ) * Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau,/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng,/ con hoạ mi ấy /lại hót vang lừng.
TN TN CN VN
4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: êm ả, yên ả, …
5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: ồn ào, náo nhiệt, náo động, ...
7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp.
Tuy Mai có điều kiện khó khăn nhưng bạn ấy luôn chăm chỉ học hành.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết: Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.
II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
>> Tham khảo: Tả bạn thân Hay Chọn Lọc
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
>> Tham khảo: Tả ngôi nhà thân yêu của gia đình em
- Viết được một bài văn tả một bạn hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Điểm thành phần được chia như sau:
+ Mở bài: 1 điểm.
+ Thân bài : 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).
+ Kết bài: 1 điểm.
+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
+ Sáng tạo: 1 điểm.
* Gợi ý đáp án đề 1 như sau:
a/ Mở bài: 1 điểm.
Giới thiệu được bạn sẽ tả: Tên gì? Em quen biết với bạn từ khi nào? ….
(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).
b/ Thân bài: 4 điểm.
* Tả hình dáng: (2đ)
- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..
- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...
* Tả tính tình: (2đ)
Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..
Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ
c/ Kết bài: 1 điểm.
Nói lên được tình cảm, mong ước của mình về bạn vừa tả.
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.
- Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.
- Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 5
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.
Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Theo John Ruskin
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 4 và trả lời các câu còn lại.
Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Đi thi chạy.
B. Đi diễu hành.
C. Đi cổ vũ.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 3: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
A. Là một em bé.
B . Là một cụ già.
C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
D. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện là:
A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.
Câu 5: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?
Trả lời: ……………………………………………………………………………………….
Câu 6: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?
Trả lời: ………………………………………………………………………………………
Câu 7: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?
A. nhẫn nại
B. chán nản
C. dũng cảm
D. hậu đậu
Câu 8: Dấu phẩy trong câu văn: “Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường.” có tác dụng gì?
Trả lời: ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...………..
Câu 9: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên
………………………………………………………………………………………………..
Câu 10: Cho câu văn:
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)
Đêm tháng sáu
Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.
Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây, mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch toả ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng toả hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn toả ra lần lượt.
2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
Đề 2. Tả lại một người thân của em.
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 5
A- Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
1- Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn "
Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?
Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).
Đọc đoạn: " Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê ! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đề 3: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..gấp đôi vạt phải. "
Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo.
Đề 4: Công việc đầu tiên (TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì"
Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108).
Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô "
Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé?
Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn.
Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112 ).
Đọc đoạn: " Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía ! "
Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
- Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối.
Đề 7: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122).
Đọc đoạn: “Áo dài phụ nữ có hai loại…..thanh thoát hơn. "
Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
Trả lời: Vì khi mặc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Đề 8: Công việc đầu tiên (TV5 - tập 2 - trang 126).
Đọc đoạn: " Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm "
Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Đề 9: Út Vịnh (TV5 - tập 2 - trang 136 ).
Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa "
Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn.
Đề 10: Lớp học trên đường (TV5 - tập 2 - trang 153).
Đọc đoạn: " Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên"
Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.
2- Phần đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Các câu 1, 2, 3, 4, 7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1 : B
Câu 2 : D
Câu 3 : C
Câu 4 : B
Câu 7: A
Câu 5: (1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 6: (1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 8: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 9: (1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng.
Câu 10: (1 điểm: Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm)
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi /
TN CN
lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
VN
Đây là câu đơn.
B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.
1- Chính tả : 2 điểm
– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2- Tập làm văn : 8 điểm
1. Mở bài (1 điểm)
2. Thân bài (4 điểm)
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
3. Kết bài (1 điểm)
4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
7. Sáng tạo (1 điểm)
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 6
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn (có hướng dẫn riêng)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Hai bệnh nhân trong bệnh viện
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
Theo N.V.D
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng?
A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng
B. Vì hai người không đi được
C. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm
D. Vì họ phải ở trong phòng để bác sĩ khám bệnh
Câu 2. (0,5 điểm) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào?
A. Cuộc sống thật ồn ào
B. Cuộc sống thật tĩnh lặng
C. Cuộc sống thật tấp nập
D. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình
Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?
A. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động
B. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng
C. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài
D. Vì ông cảm thấy đang được động viên
Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?
A. Thích tưởng tượng bay bổng
B. Thiết tha yêu cuộc sống
C. Yêu quý bạn
D. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác
Câu 5. (0,5 điểm) Các vế trong câu ghép: “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào?
A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
B. Nối bằng một quan hệ từ
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ
D. Nối bằng một cặp từ hô ứng
Câu 6. (0,5 điểm) Hai câu: “Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách lặp từ ngữ
B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ)
C. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa)
D. Bằng từ ngữ nối
Câu 7. (0,5 điểm) Trong trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?
“Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù.”
A. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận câu đứng sau
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là giải thích cho bộ phận đứng trước
C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 8. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
B. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ
C. Ngăn cách giữa các vế câu
D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ
Câu 9. (1 điểm) Gạch chân và ghi chú thích bộ phận chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau:
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.
........................................................................................................................................................
Câu 10. (1 điểm) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 11. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút
Cô Chấm
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy.
Theo Đào Vũ
II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy tả một người mà em yêu quý.
Đề 2: Hãy tả một con vật nuôi gần gũi với em
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 6
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | D | B | B | C | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
9. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.
CN VN
10. HS đặt đúng yêu cầu: - Câu ghép có sử dụng quan hệ từ: 0,5 điểm
- Nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: 0,5 điểm
(Thiếu dấu câu hoặc đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm)
11. HS nêu được ý: - Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn
- Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm)
TT | Điểm thành phần | Mức điểm | ||||
1,5 | 1 | 0,5 | 0 | |||
1 | Mở bài (1 điểm) | - Giới thiệu được người (con vật) định tả, trong đó có ý giới thiệu chi tiết | Giới thiệu được người (con vật) định tả | Không có phần mở bài | ||
2a | Thân bài (4 điểm) | Tả theo trình tự hợp lý (1,5 điểm) | - Miêu tả được các đặc điểm của người (con vật) theo trình tự hợp lý | - Miêu tả được các đặc điểm của người (con vật) theo một trình tự | Trình tự miêu tả chưa rõ ràng | Không quan tâm đến trình tự miêu tả |
2b | Chọn tả được những chi tiết tiêu biểu, nổi bật (1,5 điểm) | - Các chi tiết về ngoại hình, hoạt động,…của người (con vật), trong đó có chi tiết nào tiêu biểu, nổi bật nhất. Tả chi tiết những điểm nổi bật đó. - Sắp xếp các chi tiết miêu tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh. | - Các chi tiết về ngoại hình, hoạt động của người, (con vật) có gì đẹp tiêu biểu, nổi bật nhất. - Sắp xếp các chi tiết miêu tả tương đối hợp lý, lô gic, có hình ảnh. | - Các chi tiết của đồ vật có gì đẹp, trong đó có chi tiết nào tiêu biểu, nổi bật nhất. | Không đạt các yêu cầu đã nêu | |
2c | Cảm xúc (1 điểm) | Thể hiện được tình cảm tự nhiên, chân thành với người, (con vật) mình tả | Thể hiện được tình cảm với người, (con vật) mình tả. | Chưa thể hiện được rõ tình cảm với người, (con vật) mình tả. | Không đạt yêu cầu đã nêu. | |
3 | Kết bài (1 điểm) | - KB nêu cảm nghĩ về thầy, cô giáo vừa tả, mong muốn bản thân cũng như mọi người yêu mến, tôn trọng, kính yêu, khâm phục người mình tả; yêu quý, gần gũi con vật. | Có phần kết bài nêu cảm nghĩ về người, (con vật) mình tả. | Không có phần kết bài | ||
4 | Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) | Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. - Có từ 0 -3 lỗi chính tả | Chữ viết ko đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả | |||
5 | Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) | Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu. | Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu. | |||
6 | Sáng tạo (1 điểm) | - Bài viết có ý độc đáo. - Biết sử dụng các BPNT, câu văn có hình ảnh… | Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu. | Không đạt hai yêu cầu đã nêu. |
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5; 7; 6,5;. Không ghi điểm giỏi cho bài còn mắc lỗi.)
Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 7
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”
- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)
……………………………………………………………….
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)
Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ
C Thay thế và lặp từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)
Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu
.....................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)
a). Câu ghép có cặp quan hệ từ : Vì ....nên....………………………………………………………………………………………
b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......
………………………………………………………………………………………
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 7
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài sau và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu câu hỏi.
- Bài: Một vụ đắm tàu ( sách TV5 tập 2, trang 108)
- Bài: Con gái (sách TV5 tập 2, trang 112.)
- Bài: Tà áo dài Việt Nam (sách TV5 tập 2, trang 122.)
- Bài: Công việc đầu tiên (sách TV5 tập 2, trang 126.)
- Bài: Bầm ơi (sách TV5 tập 2, trang 130,131)
- Bài: Út Vịnh (sách TV5 tập 2, trang 136.)
- Bài: Những cách buồm (sách TV5 T2,trang 140)
- Bài: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em (sách TV5 T2,trang 145)
- Bài: Sang năm con lên bảy (sách TV5 T2 ,trang 149)
Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1. B (0,5 điểm)
Câu 2. C (0,5 điểm)
Câu 3. A (0,5 điểm)
Câu 4. D (0,5 điểm)
Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm)
Câu 8. A (0,5 điểm)
Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm)
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1 điểm)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Mở bài: 1 điểm
Thân bài:
+ Nội dung (1,5 điểm)d
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
Kết bài: 1 điểm
Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm
Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
.............
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 3
Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 Tải nhiều
- Bộ Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Toán
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
- Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 5
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5
- Chia sẻ bởi: Nguyễn Minh Ngọc
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 18/08/2024
- Anh Duong Pham
ban oi cau 9 ,10 o bai nhan cach quy hon tien bac
Thích Phản hồi 0 18:44 09/05 - vũ hoàng sơn
đề ôn thôi b ơi
Thích Phản hồi 5 05/05/22 - loc nguyen
:V mấy chục đề có vài đề giống :V
-_- .-.
Thích Phản hồi 4 07/05/22 - hoàng hải hồ
không có bài nào giống trong sách hết!!!😡😡😡😤😤😤😠😠😠
Thích Phản hồi 7 09/05/22 - bích ngọc nguyễn
đề nào giống v
Thích Phản hồi 2 15/05/22 - Minh Nguyen Tien
ngày mai là thi rồi
Thích Phản hồi 2 24/05/22 - Chinh Hoang
nhưng lớp 5 làm gì có viết chính tả
Thích Phản hồi 3 05/06/22- Ngọc Đỗ
thi có viết chính tả nha bạn
Thích Phản hồi 2 12/06/22
- Ngọc Đỗ
- Nguyễn Thúy Hạnh
Cảm ơn vndoc đã cho tui đề ôn thi nhen😊
Thích Phản hồi 8 15/04/23 - NGOC TRAN
Hay
Thích Phản hồi 0 30/04/23 - Giang Hà Trịnh
bài 2 bệnh nhân giống trong đề ôn giữa kì của mình
Thích Phản hồi 1 13/05/23
Đề thi tải nhiều
- Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5
- Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
- Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh
- Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Khoa học
- Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Sử Địa
- Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tin học
Đề thi cuối kì 2 Toán 5
- Đề Thi
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề số 1
- Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5 - Tải nhiều
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 1
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 2
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 3
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 4
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 5
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 6
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 7
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 8
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 9
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 10
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 11
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 12
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 13
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 14
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 15
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 16
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 17
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 18
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 19
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 20
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 21
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 22
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 23
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 24
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 25
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 26
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 27
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 28
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 29
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 30
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề 31
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Đề 32
- Bộ Đề Thi
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 1
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 3
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 4
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 5
- Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 6
- Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 7
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 8
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 9
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 10
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Số 11
- Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 12
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề nâng cao
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề cơ bản
- Đề thi Toán 5 - Pro
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề số 1
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Đề số 2
- Đề Cương
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 3
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 - Số 4
- Ma trận đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22
- Đề Thi Các Trường
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Trường TH Lương Tài, Hưng Yên
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Trường TH Phú Lương, Thái Bình
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Trường TH Trần Hưng Đạo
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Trường TH Nguyễn Viết Xuân
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH số 2 Ân Đức, Bình Định
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk - Số 1
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk - Số 2
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Nhuận Phú Tân, Bến Tre
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Ngọc Sơn, Hải Phòng
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trường Xuân 1, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán - Trường TH Lê Hồng Phong
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trần Thệ, Kiên Giang
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Thái Đô, Thái Bình
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Nhị Bình B, Tiền Giang
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường Tiểu học A Khánh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Cẩm Vũ, Hải Dương
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Nha Mận 2, Tây Ninh
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Tả Sìn Thàng, Điện Biên
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Kỳ Phú, Ninh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Võ Thị Sáu
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Đồng Kho 1, Bình Thuận
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Khương Tiên, Sơn La
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt - Trường TH Toàn Thắng
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Kim Đồng
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Vân Xuân, Vĩnh Phúc
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Trung Thạnh 2, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Phú Lương 1, Hà Nội
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH Hóa Quỳ, Thanh Hóa
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Tuyên Quang, Phan Thiết
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường Tiểu học số 4 Sơn Trạch, Quảng Bình
- Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 - Trường TH&THCS Vĩnh Trung, Quảng Ninh
- Đề Thi
Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5
- Đề cương
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 3
- Đề thi Tập làm văn lớp 5 Cuối kì 2
- Đề thi Tải nhiều
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 3
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 4
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 5
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 6
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 7
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 8
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 9
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 10
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 11
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 12
- Đề cơ bản
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 4
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 8
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 9
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 10
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 11
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 12
- Đề nâng cao
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 4
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 5
- Đề Thi Các Trường
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trung Hưng, Hưng Yên
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Nam Thành, Ninh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Duy Phiên B, Vĩnh Phúc - Đề 1
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Duy Phiên B, Vĩnh Phúc - Đề 2
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Ngọc Sơn, Hải Phòng
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Nhuận Phú Tân, Bến Tre
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Đoàn Kết, Bình Phước
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trường Xuân 1, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Kim Đồng
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Thọ Sơn, Nghệ An
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Phú Đình, Thái Nguyên
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Kỳ Phú, Ninh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH&THCS Húc Nghì, Quảng Trị
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Cẩm Vũ, Hải Dương
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Tô Thị Huỳnh
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Võ Thị Sáu
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Chu Văn An
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Kim Đồng
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt - Trường TH Toàn Thắng
- Đề kiểm tra học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Trường TH Trung Hòa 1
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Kim An, Hà Nội
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trần Hưng Đạo
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Trung Thạnh 2, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Tuyên Quang, Phan Thiết
- Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH số 4 Sơn Trạch, Quảng Bình
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Dân Hòa, Thanh Oai
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH Toàn Thắng, Hưng Yên
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường TH&THCS Vĩnh Trung, Quảng Ninh
- Đề cương
Đề thi cuối kì 2 Tiếng Anh 5
- Đề cương
- Đề cương học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 1
- Đề cương học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 2
- Đề cương học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 3
- Đề cương học kì 2 Tiếng Anh lớp 5 số 4
- Đề thi HOT nhất
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 1
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 2
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 có file nghe số 3
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 4
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 5
- Bộ đề thi học kì 2 tiếng Anh lớp 5 số 6
- Bộ đề thi học kì 2 Family and friends
- Bộ đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start
- Đề cơ bản
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 1
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 2
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 3
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 4
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 5
- Đề thi học kì 2 cơ bản số 6
- Đề nâng cao
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 1
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 2
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 3
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 4
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 5
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 6
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 7
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 8
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 9
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 10
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 11
- Đề thi học kì 2 nâng cao số 12
- Đề thi theo chương trình khác
- Đề thi học kì 2 Family and Friends số 1
- Đề thi học kì 2 Family and Friends số 2
- Đề thi học kì 2 Family and Friends số 3
- Đề thi học kì 2 Family and Friends số 4
- Đề thi học kì 2 Family and Friends số 5
- Đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start số 1
- Đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start số 2
- Đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start số 3
- Đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start số 4
- Đề thi học kì 2 i-Learn Smart Start số 5
- Đề thi các trường
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Minh Hà
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Hương Ngải
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Giao Hương
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Quảng Thành
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Phú Thượng 1
- Đề thi học kì 2 trường Tiểu học Trung Thành
- Đề thi học kì 2 trường TH Hưng Thạnh 1
- Đề cương
Đề thi cuối kì 2 Khoa học 5
- Đề cương
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 3
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 4
- Đề thi
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 1
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 2
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 3
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 4
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 5
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 6
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 7
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 8
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 9
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 10
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Khoa học Số 11
- Bộ đề thi
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 1
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 3
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 4
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 5
- Đề thi các trường
- Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Đồng
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Thanh Văn, Hà Nội
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Tả Van, Lào Cai
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Lê Hồng Phong
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Khương Tiên, Sơn La
- Đề kiểm tra học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học số 2 Ân Đức, Bình Định
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Cẩm Vũ, Hải Dương
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Nam Ngạn, Thanh Hóa
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học A Khánh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Cao An, Hải Dương
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Trường Xuân 1, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Tiến Thịnh B
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Đoàn Kết, Bình Phước
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Khoa học - Trường Tiểu học Vĩnh Hiệp 2, Sóc Trăng
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Khoa học - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
- Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Khoa học lớp 5 - Trường Tiểu học Đức Lâm, Hà Tĩnh
- Đề cương
Đề thi cuối kì 2 Sử - Địa 5
- Đề cương
- Đề cương ôn tập môn Sử - Địa lớp 5 cuối học kì 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 5 Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 Số 1
- Đề thi
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 1
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 2
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 3
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 4
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 5
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 6
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 7
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Số 8
- Bộ đề thi
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý Số 1
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý Số 2
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý Số 3
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý Số 4
- Đề thi các trường
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý - Trường Tiểu học Tài Văn
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Duy Phiên B, Vĩnh Phúc
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Kim Đồng, Quảng Nam
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Đoàn Kết, Bình Phước
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Tiến Thịnh B
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Trường Xuân 1, Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý - Trường tiểu học Lê Hồng Phong
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường tiểu học Cẩm Vũ, Hải Dương
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường tiểu học Võ Thị Sáu
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường tiểu học Đồng Kho 1, Bình Thuận
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - Trường Tiểu học Yên Nghĩa, Hà Nội
- Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 - T5ường tiểu học Ngọc Thanh A, Vĩnh Phúc
- Đề cương
Đề thi cuối kì 2 Tin học 5
- Đề cương
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 5 Số 2
- Đề thi
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 1
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 2
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 3
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 4
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 5
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 6
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 7
- Đề thi Tin học lớp 5 cuối kì 2 Số 8
- Bộ đề thi
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tin học Số 1
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tin học Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tin học Số 3
- Đề thi các trường
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 - Trường Tiểu học Bao La, Hòa Bình
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 - Trường Tiểu học Xuân Phương
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 - Trường Tiểu học Cây Thị, Thái Nguyên
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Đắk Lắk
- Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 - Trường Tiểu học Tam Thuấn, Hà Nội
- Đề cương
Đề thi các môn
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Khoa Học
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tin Học
- Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Lịch Sử & Địa Lý
Tham khảo thêm
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Trung Hưng, Hưng Yên
TOP 8 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - Đề 7
08 đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2024 - 2025 Tải nhiều
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2024
Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Có đáp án năm 2024
13 đề thi môn Tiếng Việt (đọc - hiểu) cuối học kì 2 lớp 5 năm 2024
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 5 năm 2015 môn Tiếng Việt trường tiểu học Trung Hòa 1
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 theo Thông tư 22
Gợi ý cho bạn
TOP 8 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024
Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 9 chương trình mới
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Trung Hưng, Hưng Yên
Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao
Mẫu đơn xin học thêm
Lớp 5
Đề thi học kì 2 lớp 5
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Khoa học
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Sử - Địa
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tin học
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - Đề 7
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 5 năm 2015 môn Tiếng Việt trường tiểu học Trung Hòa 1
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2024
13 đề thi môn Tiếng Việt (đọc - hiểu) cuối học kì 2 lớp 5 năm 2024
TOP 8 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 theo Thông tư 22
Từ khóa » đề Thi Môn Văn Kì 2 Lớp 5
-
50 Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022 Tải Nhiều
-
TOP 7 đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021
-
Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022 Có đáp án (50 đề)
-
Top 5 Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 Năm Học 2021-2022 Kèm đáp án
-
Top 15 đề Thi Môn Văn Kì 2 Lớp 5
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 5 Mới Nhất - Tìm đáp án
-
10 Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 - Thủ Thuật
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 5 Môn Tiếng Việt
-
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT 5 CÓ LỜI GIẢI
-
Bộ Đề Thi Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 2 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (20 đề)
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 5 Môn Toán - Tuyensinh247
-
Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 5 - Mới Nhất - Thi.
-
7 Đề Thi Học Kì 2 Lớp 5 Mới Nhất 2023