TOP 7 đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 gồm 7 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi cuối kì 2 cho học sinh của mình.

Với 7 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2023 - 2024

  • Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22
  • Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
  • Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn của một trong các bài tập đọc dưới đây và trả lời 1-2 câu hỏi của giáo viên về nội dung đoạn đọc.

Bài 1: Con gái (Sách HDH TV5 tập II trang 118)

Bài 2: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH TV5 tập II trang 127)

Bài 3: Công việc đầu tiên (Sách HDH TV5 tập II trang 133)

Bài 4: Út Vịnh (Sách HDH TV5 tập II trang 143)

Bài 5: Lớp học trên đường (Sách HDH TV5 tập II trang 165)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài: Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

Theo Quỳnh Cư

Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (0,5đ) Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?

A. Thanh bạch, đạm bạc.B. Sung sướng, nhàn hạ.C. Hạnh phúc, giàu có.D. Nhàn hạ, hạnh phúc.

Câu 2: (0,5đ) Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?

A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người ban đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.C. Sai người ban đêm đem bỏ một gói tiền trước nhà ông.D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.

Câu 3: (0,5đ) Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?

A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.

Câu 4: (0,5đ) Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?

A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.

Câu 5: (0,5đ) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?

A. ngay ngắn B. trung tâmC. thật thà D. tham ô.

Câu 6: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu sau: “Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.” Có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.

Câu 7: (1đ)Trong hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.” Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?

A. Dùng từ ngữ nối. B. Thay thế từ ngữ C. Lặp từ ngữ.D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.

Câu 8: (1đ)Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối bằng một quan hệ từ.B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối, dùng dấu câu).C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

Câu 9: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực của Mạc Đĩnh Chi.

Chủ ngữ: ............................................................................................................................

Vị ngữ: ...............................................................................................................................

Câu 10: (1đ) Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ “vì…..nên” nói về môi trường.

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Hoa lộc vừng

2. Kiểm tra viết bài văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC ( 10đ)

1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3đ)

- Đọc vừa nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu; giọng đọc có biểu cảm. (1đ)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu, các cụm từ có nghĩa, đọc đúng tiếng, từ( không đọc sai quá 5 tiếng): (1đ)

- Trả lời đúng câu hỏi đoạn đọc (1đ)

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng việt: (7đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

D

C

C

A

B

B

Điểm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 9. - Chủ ngữ: Vua (0,5đ)

Vị ngữ: rất cảm kích trước tấm lòng trung thực của Mạc Đĩnh Chi.(0,5đ)

Câu 10. HS đặt đúng được 1đ (Ví dụ: mọi người không vứt rác bừa bãi nên quê tôi rất sạch sẽ.

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 đ)

1. Chính tả (2đ)

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp; viết đúng chính tả (2đ)

- Sai 4 lỗi trừ 1 điểm

2. Tập làm văn (8đ)

- Mở bài đúng với đề bài tả người: 1điểm

- Thân bài: (4,5 điểm)

+ Tả được ngoại hình của một người: 1,5 điểm

+ Tả được tính tình và hoạt động của một người: 1,5 điểm

+ Bài viết có cảm xúc, tình cảm tốt đẹp của người em tả đối với em: 1,5 điểm

- Kết bài đúng với đề bài tả người: 1 điểm

- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ, đặt câu phù hợp: 0,5 điểm

- Bài văn viết có sáng tạo: 0,5 điểm

Chú ý: Tùy theo bài làm của học sinh mà bớt điểm

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

1. Đọc hiểu văn bản và kiến thức Tiếng việt

Lớp

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

5

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

4

Câu số

1;2;3;4

1;2;3;4

Số điểm

2.0đ

Kiến thức văn bản

Số câu

4

1

1

4

2

Câu số

5;6;7;8

9

10

5;6;7;8

9;10

Số điểm

Tổng số câu

Tổng số điểm

2. Bài kiểm tra viết

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Viết chính tả

Số câu

1

1

Câu số

1

1

Số điểm

2 đ

2 đ

2

Viết văn

Số câu

1

1

Câu số

2

2

Số điểm

8 đ

8 đ

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số

1

1

2

Tổng số điểm

2 điểm

8 điểm

10 điểm

3. Điểm của bài kiểm tra định kì

Lớp

Điểm

Tổng điểm tiếng việt =

(TBC của điểm đọc và điểm viết) được làm tròn về STN)

Đọc thành tiếng

Đọc hiểu

Tổng điểm đọc = (Tổng điểm Đọc thành tiếng và đọc hiểu)

Viết chính tả

Tập làm văn

Tổng điểm viết = (Tổng điểm chính tả và TLV)

5

3

7

10

2

8

10

>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Từ khóa » đề Thi Môn Văn Kì 2 Lớp 5