Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm Học 2021 - 2022

Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2023 - 2024 Sách mớiChân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn sách mới để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn của 3 bộ sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án cho các em tham khảo. Tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Bộ đề thi học kì 1 năm 2023 môn Văn 11 có đáp án

  • I. Đề thi theo chương trình sách mới
    • 1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
    • 2. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
    • 3. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Cánh diều
  • II. Đề thi theo chương trình sách cũ

 Note: Toàn bộ đề thi và đáp án có trong FILE TẢI VỀ. Mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu 

I. Đề thi theo chương trình sách mới

1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừaC. Tiểu thuyếtB. Truyện ngắnD. Truyện dài

Câu 2: Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là:

A. Tự sự, miêu tảC. Miêu tả, biểu cảmB. Tự sự, nghị luận D. Nghị luận, miêu tả

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi

A. Thứ nhấtB. Thứ haiC. Thứ baD. Không có ngôi kể

Câu 4: Đề tài của văn bản là gì?

A. Số phận người nông dẫnB. Hủ tục xã hộiC. Tình yêu thiên nhiênD. Cuộc sống của người trí thức

Câu 5: Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất. ”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:

A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi. B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách. C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh. D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.

Câu 6: Từ “gia truyền” được hiểu là

A. Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ. B. Truyền từ nhà này sang nhà kia. C. Lưu truyền trong một gia đình nhất định. D. Bí quyết được truyền qua nhiều đời.

Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?

A. Truyện không có cốt truyệnB. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ. C. Có những hình ảnh so sánh độc đáoD. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương

Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:

Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.

Câu 9: Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu).

Câu 10: Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh hiện nay.

2. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Hôm mai trong chốn thâm khuê,

Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.

Canh khuya bạn với sách đèn,

Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.

Phải khi liếc mắt trông chàng,

Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.

Vô tâm xui bỗng gia tâm,

Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.

Vừa giơ sắp tiễn cho tày,

Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.

Ngán thay sửa dép ruộng dưa,

Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.

Thất thần nào kịp hỏi han,

Một lời la lối rằng toan giết người,

Song thân nghe tiếng rụng rời,

Rằng: "Sao khuya khoắt mà lời gớm thay?"

Thưa rằng: "Giấc bướm vừa say,

"Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.

"Hai vai hộ có quỷ thần,

"Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường."

Nàng vâng thưa hết mọi đường,

Rằng: "Từ gảy khúc loan hoàng đến nay

Án kia nâng để ngang mày,

Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

Bởi chàng đèn sách mỏi mê,

Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.

Thấy râu mọc chút chẳng đều,

Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.

Há rằng có phụ tình đâu

Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.

Thác đi phỏng lại sinh hoàn,

"Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày".

Cô, công rằng: "Bảo cho hay,

Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.

Mấy người một ngựa một an,

Nay Trương, mai Lý thế gian hiếm gì?

Ấy may mà tỉnh ngay đi,

Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.

Sự này chớ lấy làm chơi",

Sai người tức khắc đến mời Mãng Ông.

Trách rằng: "Sự mới lạ lùng,

Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu?

Sắt cầm bỗng dở dang nhau,

Say đâu với đứa trong dâu hẹn hò.

Sông kia còn có kẻ dò,

Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.”

(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam,

Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, H.2000)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? (0,5 điểm)

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)

A. Tự do

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả B và C

Câu 4. Hành động nào của Thị Kính dẫn đến việc nàng bị nghi oan tội giết chồng? (0,5 điểm)

A. Quạt cho chồng ngủ

B. Thức khuya cùng chồng

C. Dệt cửi đợi chồng

D. Cắt râu cho chồng

Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nhân cách của Thị Kính? (0,5 điểm)

A. Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.

B. Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.

C. Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

D. Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích? (0,5 điểm)

A. Thị Kính hết lòng hết dạ nuôi chồng ăn học

B. Cha mẹ chồng vu oan Thị Kính có ý định giết chồng

C. Người chồng vu oan Thị Kính Có ý định giết mình

D. Thị Kính cắt râu cho chồng và bị vu cho tội muốn giết chồng

Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với Thị Kính? (0,5 điểm)

A. Lên án, tố cáo

B. Đồng cảm, xót thương

C. Mỉa mai, chế giễu

D. Không bày tỏ thái độ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về thành ngữ “sửa dép ruộng dưa” được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)

Câu 9. Qua những lời thoại của người chồng của Thị Kính, bạn có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? (1,0 điểm)

Câu 10. Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.

3. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn Cánh diều

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(…) Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Truyện dài

Câu 2: Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là:

A. Tự sự, miêu tả

B. Tự sự, nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Nghị luận, miêu tả

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Không có ngôi kể

Câu 4: Đề tài của văn bản là gì?

A. Số phận người nông dân

B. Hủ tục xã hội

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Cuộc sống của người trí thức

Câu 5: Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:

A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.

B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách

C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.

D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.

Câu 6: Từ “gia truyền” được hiểu là

A. Truyền nhiều đời trong một nhà/ một họ.

B. Truyền từ nhà này sang nhà kia.

C. Lưu truyền trong một gia đình nhất định.

D. Bí quyết được truyền qua nhiều đời.

Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?

A. Truyện không có cốt truyện

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ.

C. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương

Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết” là?

A. Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo lối diễn đạt mới mẻ cho câu văn.

B. Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê.

C. Cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9 (1,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu).

Câu 10 (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị bàn về khát vọng trong cuộc sống.

II. Đề thi theo chương trình sách cũ

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

(Chí Phèo - Nam Cao)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì?

Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn.

Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đáp án đề thi học kì số 1: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 1.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng với một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân,… trên mép và cằm đều rủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì?

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin.

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đáp án đề thi học kì số 2: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 2.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 3

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

(Chí Phèo - Nam Cao)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì?

Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.

Câu 2 (5đ): Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo.

Đáp án đề thi học kì số 3: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 3.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 4

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích "tiếng chửi của Chí Phèo" trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao.

Đáp án đề thi học kì số 4: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 11 Đề 4.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 5

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Làng quê Việt Nam

Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máuMáu chảy thành sôngXương chất cao thành núiHơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏiTấm huân chương…

Chỉ có những tâm hồnVì dân vì nướcTừ làng quê mà raYêu thương nhau như một nhàXây dựng xóm thôn đổi mới …

Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nóiBảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùaCòn lại hai nhăm phần trăm a duaNếu dàn trận đánhAi sẽ thắng?Và ai sẽ thua?

(Phan Huy Hùng)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 3: Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của bài thơ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Tự tình II của nhà thơ Hồ Xuân Hương.

Đáp án đề thi học kì số 5: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 5.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 6

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hành trang lên đường

Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi:

- Khi nào con đi?

- Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói:

- Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi:

- Tại sao tín chủ lại tặng ô?

- Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng:

- Giày cỏ và ô đã đủ chưa?

- Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.

Sư thầy nói:

- Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục:

- Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói:

- Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

Câu 3: Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy?

Câu 4: Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Đáp án đề thi học kì số 6: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 6.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 7

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.

(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?

Câu 3: Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.

Câu 4: Nêu bài học được rút ra từ văn bản.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Câu 2 (5đ): Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Đáp án đề thi học kì số 7: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 7.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 8

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công trong cuộc sống

Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Đáp án đề thi học kì số 8: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 11 Đề 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 9

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).

Câu 1: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 2: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 3: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về lòng nhân ái.

Câu 2 (5đ): Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đáp án đề thi học kì số 9: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 11 Đề 9.

Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)

Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền

Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về quá trình thức tỉnh từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ của nhân vật Chí Phèo.

Đáp án đề thi học kì số 10: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2022 môn Văn 11 Đề 10.

----------------------------

Để tham khảo các dạng đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 11 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em ôn tập và các thầy cô giáo tham khảo ra đề.

Từ khóa » Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn