Đề Cương ôn Tập Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
- 18
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức cần nắm ma trận đề kiểm tra kèm theo đề thi minh họa.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 11 bao gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Ngữ văn 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 năm 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
- 1. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Cánh diều
- 2. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
1. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: VĂN; KHỐI 11 CÁNH DIỀU |
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
Văn bản:
- Nhận biết và vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ;...) và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ,...) để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiê-u biểu trong truyện Kiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
- Nhận biết, phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính, phụ, tư tưởng, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của các văn bản truyện.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết;...; tác dụng của các yếu tố hình thức như bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin,...
Truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm
Nội dung | Truyện thơ dân gian | Truyện thơ Nôm |
1. Khái niệm | Truyện thơ dân gian là truyện do dân gian kể lại bằng hình thức thơ và phương thức truyền miệng. | Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát. |
2. Đặc điểm | - Sáng tác tập thể. - Phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng. - Mang tính nguyên hợp. | - Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Phản ánh cuộc sống qua một cốt truyện với hệ thống nhân vật, sự kiện, vừa bộc lộc thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của tác giả. |
3. Phân loại | - Căn cứ vào cơ sở sự kết hợp giữa tự sự (và trữ tình, có thể chia truyện thơ dân gian thành 2 nhóm: nhóm tự sự - trữ tình (yếu tố tự sự nổi trội hơn), nhóm trữ tình – tư sự (yếu tố trữ tình nổi trội hơn). - Căn cứ vào đề tài, chủ đề, có thể chia truyện dân gian thành ba nhóm chính: tình yêu lứa đôi; những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí, chính nghĩa. | Căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm một cách tương đối: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. + Thơ Nôm bình dân: thường khuyết tên tác giả; thường lấy đề tài, cốt truyện từ truyện dân gian như cổ tích; ngôn ngữ nôm na, mộc mạc. + Thơ Nôm bác học: phần lớn có tên tác giả, hay lấy đề tài, cốt truyện từ những tác phẩm cổ của Trung Quốc nhưng được người viết sáng tạo lại một cách độc đáo. |
4. Cốt truyện | Gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) – Đoàn tụ. | |
5. Nhân vật | Thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện – ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng. | - Thường được phân theo loại chính diện và phản diện, tương ứng với chính - tà, thiện - ác, tốt - xấu. - Phần nhiều được miêu tả với những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại) hơn là với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ độc thoại) hơn là con người với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ, độc thoại). Tính cách nhân vật thường tĩnh tại, ít có sự vận động và phát triển, những tác động của hoàn cảnh có tác dụng làm rõ hơn tính cách đã được định hình. |
6. Ngôn ngữ | Đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và các biện pháp tu từ. | Trong ba hình thức ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ gián tiếp (lời tác giả), ngôn ngữ trực tiếp (lời nhân vật), ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng thể hiện cảm xúc, suy tư, giọng điệu nhân vật; lời tác giả và lời nhân vật đan xen vào nhau, khó lòng tách bạch), truyện thơ Nôm hay sử dụng ngôn ngữ gián tiếp. Người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. |
Bối cảnh lịch sử , môi trường gia đình, cuộc đời tác giả với việc đọc hiểu thơ văn
Nội dung | Kiến thức |
Khái niệm | - Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. - Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. - Tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại. |
Nghệ thuật Truyện Kiều
Nội dung | Kiến thức |
1. Thể loại | Truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình. |
2. Cốt truyện | - Nguyễn Du tiếp thu cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Thâm tài nhân (Trung Quốc). - Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện thơ Nôm với kết cấu ba phần Gặp gỡ - Thử thách – Đoàn tụ, kết thúc có hậu – người tốt được đền bù, kẻ xấu bị trừng phạt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Truyện Kiều so với truyện thơ Nôm ở kết thúc tác phẩm: về hình thức là có hậu song thực chất là bi kịch. |
3. Nhân vật | - Nhân vật phân chia theo loại (nhân vật tốt, thiện như Kim Trọng, Từ Hải, nhân vật xấu, ác như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,…). - Nhân vật không thể phân chia theo loại (nhân vật có sự đan xen tốt – xấu như Thúc Sinh). Tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm, có sự phát triển bởi tác động của hoàn cảnh (Thúy Kiều). |
4. Nội tâm nhân vật được thể hiện qua các mặt | - Lời người kể chuyện. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Lời độc thoại nội tâm. |
5. Người kể chuyện | Người kể chuyện ở truyện thơ Nôm chủ yếu là ngôi thứ ba, là người kể chuyện toàn tri. Do người kể chuyện ở ngôi thứ ba nên điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài câu chuyện. Trong Truyện Kiều, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết hợp kể với biểu đạt tình cảm. |
6. Nghệ thuật miêu tả | - Thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động, có khi là phương tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. - Nhân vật chính diện thường được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật phản diện thường được miêu tả bằng bút pháp tả thực. |
7. Ngôn ngữ | - Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. - Ngôn ngữ tác phẩm vừa bình dị, vừa mang vẻ đẹp cổ điển. |
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
I. Đọc hiểu: 5.0 điểm
- Hình thức: trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (6 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn)
- Nội dung:
+ Văn bản ngoài SGK
+ Văn bản thuộc thể loại truyện, văn bản thông tin
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc…
+ Kiến thức về các đặc trưng của thể loại truyện, văn bản thông tin.
II. Viết: 5.0 điểm Hình thức tự luận Nội dung:
+ Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (phân tích nhân vật/ đoạn trích/ cảnh tượng đặc sắc…).
+ Viết bài thuyết minh tổng hợp.
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản:
ĐỀ 1
(Tóm tắt: Chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi”, đứa cháu nuôi của dì Hảo. “Tôi” vẫn thường ăn bánh đúc nhà bà xã Vận, mẹ đẻ của dì Hảo và biết được cuộc đời của dì. Bà xã Vận goá chồng, túng thiếu vì phải nuôi con nhỏ nên quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà bà họ của nhân vật tôi. Ban đầu về nhà mới dì khóc rất nhiều, nhưng sau dì quen dần với môi trường sống mới, trở thành một đứa con ngoan đạo, được gia đình nhà mẹ nuôi vô cùng yêu quý. Dì lấy chồng, một người đàn ông không yêu dì, xa lánh dì và có phần ghét bỏ dì. Đã thế đứa con đầu lại chết yểu càng khiến mối quan hệ của chồng và dì thêm xa cách. Dì lại lâm bệnh, đau yếu không làm ra tiền, chồng sinh ra cờ bạc, rượu chè, chửi bới thậm chí đánh đập dì. May thay dì khỏi bệnh rồi lại đi làm, kiếm ra tiền và tha thứ cho người chồng vũ phu. Chồng về ở với dì được ít bữa rồi lại bỏ đi biệt xứ, để dì trong nỗi đau khổ.)
Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên
A. Tiểu thuyếtB. KịchC. Truyện ngắnD. Truyện truyền kì
Câu 2: Phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản trên là
A. Nghị luận, tự sựB. Nghị luận, miêu tảC. Tự sự, biểu cảmD. Miêu tả, thuyết minh
Câu 3: Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Đứa con chết, mà dì thì què liệtB. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơC. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗD. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương
Câu 4: Tác dụng của phép điệp trong văn bản là gì?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì HảoB. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì HảoC. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì HảoD. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Câu 5: Đoạn văn: “Cũng như dì đã không trách và khổ cực thay!” sử dụng những kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật, câu nghi vấnB. Câu trần thuật, câu cảm thánC. Câu nghi vấn, câu cảm thánD. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
Câu 6: Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì?
A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫnB. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tínhC. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thầnD. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?
Câu 8: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? Hãy trình bày trong đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật dì Hảo trong đoạn trích phần I Đọc hiểu.
..........
2. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: VĂN; KHỐI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO |
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1, Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn học, triết lí nhân sinh.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học; phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết và phân tích được: nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- Thể hiện quan điểm về nội dung chính của văn bản; liên hệ được nội dung văn bản với tư tưởng, quan niệm, xu thế của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.
- Nhận biết và phân tích được yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,...
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
- Phân tích mỗi liên hệ của các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện thái độ về nội dung văn bản.
- Nhận biết và phân tích yếu tố của bi kịch: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.
- Phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản kịch.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp tác giả muốn gửi đến thông qua hình thức nghệ thuật; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề.
2. Tùy bút, tản văn
Nội dung | Tùy bút | Tản văn |
1. Khái niệm | Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác gủa, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. | Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật. |
2. Đặc điểm | Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. | Chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. |
3. Ngôn ngữ | Giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi…) | |
4. Sức hấp dẫn | Tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả | Khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. |
5. Yếu tố tự sự | Là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. | |
6. Yếu tố trữ tình | Là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. | |
7. Cái tôi của tác giả | Là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn. | |
8. Ngôn ngữ văn học | Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật; manh đặc điểm: - Giàu sức truyền cảm, biểu cảm. - Tính đa nghĩa. - Tình hình tượng. - Tính thẩm mĩ. |
2, Văn bản nghị luận
Nội dung | Kiến thức |
1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng | - Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. - Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. |
2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự | - Được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. + Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. + Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… + Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. - Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. |
3. Nhan đề | - Thường khái quát nội dung chính của văn bản. - Để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. |
B. ĐỀ THI MINH HỌA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trên bãi cát những người lính đảoNgồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhàChiều áo rộng vài vạt mây hờ hữngHọ cứ ngồi như chum vại hứng mưa…Đảo tái cátKhóc oan hồn trôi dạtTao loạn thời bìnhGió thắt ngang cây.…Đất hãy nhận những đứa con về cộiTrong bao dung bóng mát của ngườiCay hãy gọi bàn tay về hái quảVõng gọi về nghe lại tiếng à ơi…À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.
(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3: Theo anh/chị, ý nghĩa của hai câu thơ
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?
Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ
Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt – Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.
Hình ảnh người lính đảo hiện lên hào hùng và cả bi tráng trong thơ Hữu Thỉnh
Câu nghị luận xã hội tích hợp (2,0 điểm): Hình ảnh người lính đảo và thông điệp “kiếp người mong manh” mà nhà thơ gửi gắm ở câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).
II. LÀM VĂN
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (0,5 điểm): Thể thơ tự do.
Câu 2 (0,5 điểm):
Cuộc sống của những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh (Học sinh kể được tối thiểu ba chi tiết, hình ảnh): bãi cát, nỗi nhớ nhà, đảo tái cát, oan hồn trôi dạt, tao loạn thời bình…
Câu 3
Ý nghĩa của hai câu thơ:
– Gợi hình ảnh những người lính đảo: ngồi quây quần bên nhau trong sự tĩnh lặng, sự sẻ chia, trong nỗi nhớ quê hương vời vợi, sự gian khổ, vất vả.
– Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, tinh thần kiên cường, bền bỉ của họ.
Câu 4 (1,0 điểm):
Hiệu quả:
– Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.
– Gợi nỗi đau, những mất mát lớn lao trước sự hi sinh của người lính, nỗi đau lan tỏa cả đất trời và gợi lên những nghịch lí oan trái mà người lính thời bình phải chịu. Đó là sự hi sinh thầm lặng để mang lại cuộc sống hòa bình cho Tổ quốc.
Câu nghị luận xã hội tích hợp
– Người lính đảo có cuộc sống rất khó khăn nhưng đó là cuộc sống đầy ý nghĩa. “Kiếp người mong manh” nói về thời gian sống của mỗi cá nhân rất ngắn ngủi, hữu hạn. Bởi vậy, mỗi người đều cần biết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó để tạo nên giá trị cuộc sống.
– Giá trị cuộc sống gồm cả những giá trị vật chất như sức khỏe, tiền bạc… cũng gồm cả những giá trị tinh thần như tri thức, phẩm chất, tâm hồn, sự cống hiến, hi sinh, quan hệ xã hội… Con người cần tạo ra và tích lũy những giá trị đó, đồng thời biết cân bằng và hài hòa giữa các giá trị. Có như vậy mới có được cuộc sống có ý nghĩa và góp phần phát triển xã hội.
– Phê phán những con người chọn lối sống ích kỷ, thực dụng, sống hoài, sống phí.
– Liên hệ bản thân: bản thân là người trẻ tuổi đã sử dụng thời gian như thế nào để sống có ích nhất, đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.
II. LÀM VĂN
Xem thêm các bài văn mẫu tại đây
3. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
I. PHẦN ĐỌC HIỂU:
1. Kiến thức đọc hiểu chung
- Các phương thức biểu đạt
- Các thao tác lập luận
- Các thể thơ thường gặp
- Các biện pháp tu từ
- Các phép liên kết
- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)
- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.
- Xác địnhđề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản
- Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
Yêu cầu: Nắm chắc kiến thức ngữ văn để vận dụng đọc hiểu được văn bản truyện và văn bản thông tin theo đúng đặc trưng thể loại
a. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính và chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (cốt truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của các văn bản truyện; Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và
cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
b. Nhân vật và xung đột trong bi kịch
- Nêu nội dung chính của văn bản trên?
- Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?
-Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.
II. PHẦN LÀM VĂN
Ôn tập và luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận đối với 2 kiểu bài sau:
1. Viết bài NLXH về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
2. Viết bài văn nghị luận xã hội
III. ĐỀ THI MINH HỌA
ĐỀ SỐ 1
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1 (1 điểm): Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3 (1 điểm): Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?
Câu 4 (2 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”
Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?
ĐỀ SỐ 2
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!
Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Ngôi kể của văn bản?
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Câu 3. Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 4. Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích.
PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
ĐỀ SỐ 3
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
TỰ SỰ
“Dù đục, dù trong, con sông vẫn chảy,Dù cao, dù thấp, cây lá vẫn xanh.Dù người phàm tục hay kẻ tu hành,Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm,Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,Chắc gì ta đã nhận ra ta.Ai trong đời cũng có thể tiến xa,Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,Đâu chỉ dành cho một riêng ai.”
( Lưu Quang Vũ)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2 (1 điểm): Theo văn bản, tác giả cho rằng muốn “tiến xa” trong đời, ta cần phải làm gì?
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản?
Câu 4 (2 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Viết đoạn vắn ngắn
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Ngữ văn 11
Chia sẻ bởi: Trịnh Thị ThanhDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 38,1 KB 08/12/2024 DownloadTìm thêm: Ngữ văn 11Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiTài liệu tham khảo khác
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Có đáp án)
Chủ đề liên quan
- Đề thi học kì 2 Lớp 11
- Đề thi học kì 1 Lớp 11
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Cánh Diều
- Toán 11 Kết nối tri thức
- Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Toán 11 Cánh Diều
- Toán 11
- Hóa 11 KNTT
Có thể bạn quan tâm
-
20 bài Toán đếm hình lớp 2 - Bài tập Toán lớp 2
50.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện Giết con sư tử ở Nê-mê
5.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
100.000+ -
Mẫu điếu văn tang lễ (8 mẫu) - Điếu văn Cụ bà, Cụ ông, người trẻ tuổi
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
100.000+ -
Truyện ngắn Vợ nhặt - Tác giả: Kim Lân - In trong tập Con chó xấu xí
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Sáu kể lại truyện Chiếc lược ngà
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài Đồng dao mùa xuân
50.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
100.000+ -
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong Chuyện cổ tích về loài người
100.000+ 5
Mới nhất trong tuần
Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27
Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều
Bộ đề tổng hợp
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 sách Cánh diều (6 môn)
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 sách Chân trời sáng tạo
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 sách Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Toán 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 tiếng Anh 11 (4 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Địa lý 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL 11 (3 Sách)
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 11 (2 Sách)
Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 11
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11
- Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11
- Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11
- Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL 11
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 11
Sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 11
- Ma trận đề thi học kì 1 lớp 11
- Đề thi học kì 1 Toán 11
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11
- Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11
- Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL 11
Sách Cánh diều
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 11
- Ma trận đề thi học kì 1 lớp 11
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
- Đề thi học kì 1 môn Toán 11
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11
- Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11
- Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11
- Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11
- Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11
- Đề thi học kì 1 GDKT&PL 11
- Đề thi học kì 1 môn Tin học 11
Đề cương cuối kì 1
- Môn Toán
- Đề cương học kì 1 Toán 11 (3 Sách)
- Đề cương học kì 1 môn Toán 11 CTST
- Đề cương học kì 1 môn Toán 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 Toán 11 Cánh diều
- Môn Ngữ văn
- Đề cương học kì 1 Ngữ văn 11 (3 Sách)
- Đề cương học kì 1 Ngữ văn 11 CTST
- Đề cương kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 Ngữ văn 11 KNTT
- Môn Tiếng Anh
- Đề cương học kì 1 tiếng Anh 11 (Sách mới)
- Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 Tiếng Anh 11 CTST
- Đề cương học kì 1 Tiếng Anh 11 English Discovery
- Đề cương học kì 1 môn tiếng Anh 11 i-Learn Smart World
- Đề cương học kì 1 môn Tiếng Anh 11 Bright
- Môn Lịch sử
- Đề cương học kì 1 môn Lịch sử 11 (3 Sách)
- Đề cương kì 1 môn Lịch sử 11 CTST
- Đề cương học kì 1 môn Lịch sử 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều
- Môn Địa lí
- Đề cương học kì 1 môn Địa lí 11 (3 Sách)
- Đề cương học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 môn Địa lí 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 Địa lí 11 CTST
- Môn Vật lí
- Đề cương học kì 1 Vật lí 11 (3 Sách)
- Đề cương kì 1 Vật lí 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 môn Vật lí 11 CTST
- Đề cương học kì 1 môn Vật lí 11 Cánh diều
- Môn Hóa học
- Đề cương học kì 1 Hóa học 11 (3 Sách)
- Đề cương kì 1 Hóa học 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 Hóa học 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 Hóa học 11 CTST
- Môn Sinh học
- Đề cương học kì 1 môn Sinh học 11 (3 Sách)
- Đề cương kì 1 Sinh học 11 CTST
- Đề cương học kì 1 Sinh học 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 môn Sinh học 11 KNTT
- Môn GDKT&PL 11
- Đề cương học kì 1 GDKT&PL 11 (3 Sách)
- Đề cương học kì 1 GDKT&PL 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 GDKT&PL 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 GDKT&PL 11 CTST
- Môn Công nghệ
- Đề cương học kì 1 Công nghệ 11 (2 Sách)
- Đề cương kì 1 môn Công nghệ 11 KNTT
- Đề cương học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều
- Môn Tin học
- Đề cương học kì 1 môn Tin học 11 (2 Sách)
- Đề cương học kì 1 Tin học 11 Cánh diều
- Đề cương học kì 1 môn Tin học 11 KNTT
- Môn Toán
Bộ đề đọc hiểu
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (3 sách)
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 11 sách KNTT
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 sách CTST
- Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 sách CD
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2024 download.vn.Từ khóa » Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn Mới Nhất
-
Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 11 Có đáp án (4 đề)
-
TOP 5 Đề Thi Học Kì 1 Văn 11 Năm 2021 (Có Ma Trận)
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm Học 2021 - 2022
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Của Các Trường - Tìm đáp án, Giải
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 11 Có Lời Giải Chi Tiết
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - HOC247
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn - Thi.
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn Có Lời Giải Và Hướng Dẫn | Dapandethi
-
60 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn – Có Hướng Dẫn Giải Và đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn - DeThiHsg247.Com
-
2 Đề Thi Học Kì 1 Môn Văn Lớp 11 Sở Vĩnh Phúc Có đáp án