Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2021

Download.vn Hướng dẫn sử dụng, mẹo vặt, thủ thuật phần mềm tài liệu và học tập Thông báo Mới
  • Tất cả
    • 🖼️ Học tập
    • 🖼️ Tài liệu
    • 🖼️ Hướng dẫn
    • 🖼️ Giáo án
    • 🖼️ Bài giảng điện tử
    • 🖼️ Đề thi
    • 🖼️ Tài liệu Giáo viên
Download.vn Học tập Lớp 7 Đề thi học kì 1 Lớp 7 Đề thi Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 35 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 (Có đáp án, ma trận)Tải về Bình luận
  • 633
Mua gói Pro để tải file trên Download.vn và trải nghiệm website không quảng cáo Tìm hiểu thêm Mua ngay

Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 tổng hợp 35 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 35 Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2024 - 2025 mời các bạn tải tại đây.

TOP 35 Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 năm 2024 - 2025

  • 1. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều
  • 2. Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo
  • 3. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7

PHÒNG GD&ĐT…………

TRƯỜNG THCS……………

ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ INĂM HỌC 2024-2025

Môn:Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.

Câu 3 (1 điểm):“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?

Câu 4 (2 điểm):Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể chia sẻ mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.

Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 7

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Chủ đề: gia đình.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

- DTTT: tôi.

- Thành tố phụ là cụm C – V:

Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

CV

1 điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý:

Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản.

=> Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình.

1 điểm

Câu 4

- Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Giới thiệucảm nhận về người thân đó đối với em trong cuộc sống.

1 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0, 5 điểm

Thân bài:

HS triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả; sau đây là một số gợi ý:

- Miêu tả khái quát về ngoại hình, tính cách của người thân đó.

- Cảm nghĩ về tính cách của người thân đó.

- Chia sẻ câu chuyện, kỉ niệm giữa em và người thân đó.

Kết bài:

- Cảm nhận của em về người thân đó.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn biểu cảm, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7

Xem chi tiết ma trận đề thi trong file tải về

2. Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 7

Ngày: …../…../2024

Phần 1: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN

Trăng ơi… từ đâu đến?Hay từ cánh rừng xaTrăng hồng như quả chínLửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?Hay biển xanh diệu kỳTrăng tròn như mắt cáChẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?Hay từ một sân chơiTrăng bay như quả bóngĐứa nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?Hay từ lời mẹ ruThương Cuội không được họcHú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?Hay từ đường hành quânTrăng soi chú bộ độiVà soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?Trăng đi khắp mọi miềnTrăng ơi có nơi nàoSáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa Tập thơ Góc sân và khoảng trời - 1 968 )

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định cách gieo vần trong bài thơ trên? (1.0 điểm)

Câu 2

a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 khổ thơ đầu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)

b, Hãy xác định công dụng của dấu chấm lửng trong bài thơ trên? (1.0 điểm)

Câu 3. Qua bài thơ trên, tác giả gửi đến người đọc thông điệp gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Từ cảm xúc với trăng của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em hãy viết đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu cảm xúc của em giành cho vầng trăng quê hương em. (2.0 điểm)

Phần 2: VIẾT (4,0 điểm)

Dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Để có được hòa bình và ấm no như hôm nay, biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng, bất khuất đứng lên chống lại kẻ thù. Để minh chứng cho những tấm gương sáng ngời ấy, biết bao di tích, bao cái tên làm rạng danh dân tộc vẫn còn tồn tại đến bây giờ... Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em đã tìm hiểu.

----------Hết---------

(Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không sử dụng tài liệu.)

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS………….

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Ngày: …../…../2024

Phần I. ĐỌC (6.0 điểm)

Nội dung

Điểm

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Câu 1 (1.0 điểm): HS nhận diện thể thơ, đặc điểm cách gieo vần trong bài thơ.

- Thể thơ 5 chữ

- Cách gieo vần: xa- nhà

0.5đ

0.5đ

Câu 2 (2.0 điểm): HS xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó. Xác định được công dụng dấu chấm lửng trong bài thơ.

a. Học sinh chỉ ra 1 biện pháp tu từ: so sánh hoặc nhân hóa. Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

b. Công dụng của dấu chấm lửng trong bài thơ trên là làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

1.0 đ

1.0 đ

Câu 3 (1.0 điểm): HS nêu được thông điệp của bài thơ.

Thông điệp của bài thơ: yêu thiên nhiên, yêu đời, thiên nhiên luôn gắn liền với những sự vật xung quanh chúng ta. Đồng thời, hãy luôn giữ gìn niềm tự hào về quê hương, đất nước mình.

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo ý hiểu của mình và có cách diễn đạt tương tự đáp án.

1.0 đ

Câu 4 (2.0 điểm): HS viết đoạn văn (khoảng 6 - 8câu) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

GV chấm theo thang tiêu chí sau:

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Tổng điểm

Các phần

Mở đoạn

- Mở đoạn bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng.

- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ.

- Nêu nhan đề, tên giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

0.25đ

1.5đ

Thân đoạn

- Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu.

- Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.

0.5đ

0.5đ

Kết đoạn

- Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

0.25đ

Hình thức trình bày, cách hành văn

- Đảm bảo hình thức đoạn văn; sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi hành văn, lỗi diễn đạt.

- Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và mục đích viết.

0.25đ

0.25đ

0.5đ

2.0đ

Phần II. VIẾT (4.0 điểm)

GV chấm theo thang tiêu chí sau:

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Tổng điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:

- Mở bài nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Thân bài triển khai sư việc.

- Kết bài khẳng định ý nghĩa sự việc.

0,5

4.0 đ

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo.

0,5

-------------------HẾT-----------------------

Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

Phần

Kĩ năng

Yêu cầu cần đạt

Mức độ nhận thức

Tổng %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

ĐỌC HIỂU

Đọc hiểu văn bản Thơ năm chữ, hình ảnh, thông điệp…của bài thơ.

Nhận biết được thể thơ, đặc điểm thể loại.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

0

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

(10%)

Xác định được thông điệp của bài thơ

0

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

(10%)

Tiếng Việt

Xác định được biện pháp tu từ, nêu công dụng. Xác định được công dụng của dấu chấm lửng

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

(20%)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Biết viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ năm chữ

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

(20%)

Tổng

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Số câu: 2

Số điểm: 3.0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

0

Số câu: 4

Số điểm: 6.0

(60%)

VIẾT

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Biết viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

(40%)

Tổng

0

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

(40%)

3. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức

Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Chị Võ Thị Sáu

Người con gái trẻ măngGiặc đem ra bãi bắnĐi giữa hai hàng línhVẫn ung dung mỉm cườiNgắt một đoá hoa tươiChị cài lên mái tócĐầu ngẩng cao bất khuấtNgay trong phút hy sinh[…]Đó là câu chuyện thựcVề người nữ anh hùng.

(Chị Võ Thị Sáu, Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu 1 : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? (0,5đ)

Câu 2 : Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ? (0,5đ)

Câu 3 : Trong bài thơ, khi chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn, chị đã có thái độ như thế nào? (0,5đ)

Câu 4 : Nêu nội dung của đoạn thơ trên. (1đ)

Câu 5:Qua hình ảnh của chị Võ Thị Sáu, em hãy kể thêm tên một số vị anh hùng trẻ tuổi nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta. (1đ)

Câu 6:Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn thơ trên . (0,5đ)

Câu 7:Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi đọc bài thơ.(1đ)

Câu 8:Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh đang sống trong hòa bình, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước? (Kể ít nhất 2 việc làm cụ thể) (1đ)

Phần 2: Làm văn (4 điểm)

Con người Việt Nam luôn tự hào về những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Em hãy kể lại một sự việc có thật mà em đã trải nghiệm có liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .

Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC - HIỂU

6.0

1

Thể thơ: Năm chữ

0.5

2

Gieo vần chân : măng-bắn, cười-tươi

0.5

3

Vẫn ung dung mỉm cười. Đầu ngẩng cao bất khuất.

0.5

4

Nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu.

1.0

5

Tên một số vị anh hùng trẻ tuổi: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng,…

1.0

6

Dấu chấm lửng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

0.5

7

Nể phục, trân trọng và biết ơn chị Võ Thị Sáu cũng như các vị anh hùng dân tộc khác đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của dân tộc…

1.0

8

- Cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương.

- Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài giới thiệu được sự việc, thân bài kể diễn biến sự việc, kết bài nêu tình cảm của bản thân.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0.25

c. HS kể sự việc theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các kĩ năng làm bài tự sự; sau đây là một số gợi ý:

2.5

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến một nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0.5

...............

Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 năm 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Download

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 879,4 KB 16/12/2024 DownloadTìm thêm: Đề thi học kì 1 lớp 72 Bình luậnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất👨Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Đỗ Đường Đỗ Đường hay👌 âm amazinggood chọp Thích Phản hồi 9 03/01/21
  • Bách Lưu Bách Lưu

    Hay ngon

    Thích Phản hồi 0 21:15 09/12

Tài liệu tham khảo khác

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

  • Tuyển tập 60 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 (Có đáp án)

  • Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tin học 7 năm 2021 - 2022

Chủ đề liên quan

  • 🖼️ Toán 7 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Toán 7 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Toán 7 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Global Success
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Explore English
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Friends Plus
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World

Có thể bạn quan tâm

  • 🖼️

    Tập làm văn lớp 3: Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 (15 mẫu)

    50.000+
  • 🖼️

    Toán 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

    50.000+ 1
  • 🖼️

    Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh diều

    100.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 8: Dàn ý phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

    50.000+ 1
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp dàn ý bài Vợ nhặt (19 Mẫu)

    100.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (20 mẫu)

    100.000+ 48
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh

    100.000+ 4
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về tình phụ tử

    100.000+ 1
  • 🖼️

    Hoạt động trải nghiệm 8: Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người

    5.000+
Xem thêm

Mới nhất trong tuần

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

    🖼️
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    🖼️
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024

    🖼️
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2024 - 2025 theo Thông tư 27

    🖼️
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo

    🖼️
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Cánh diều

    🖼️
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo

    🖼️
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 sách Cánh diều

    🖼️
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

    🖼️
  • Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới)

    🖼️
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua Download Pro 79.000đ Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Tải nhanh tài liệu 40.000đ

Tài khoản

Gói thành viên

Giới thiệu

Điều khoản

Bảo mật

Liên hệ

Facebook

Twitter

DMCA

Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2025 download.vn.

Từ khóa » đề Văn 2021 Lớp 7