Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2022 Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Bộ Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 7 Sách mới
- 1. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 1
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 2
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 3
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 4
- Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 KNTT - Đề 5
- 2. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 5
- 3. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
- Đề thi Văn 7 học kì 2 Cánh diều - Đề 1
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 2
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 3
- Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 4
- Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất
VnDoc gửi tới các bạn Bộ 35 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2023 - 2024 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn luyện và thử sức trước kì thi học kì 2 Văn 7 sắp tới.
Lưu ý: Toàn bộ 35 đề thi học kì 2 Văn 7 có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ.
Link tải chi tiết từng bộ đề:
- Bộ 12 đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
- Bô 13 Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Bộ 10 Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều
1. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA
Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.
Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.
Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...
Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.
Câu 1: Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.”sử dụng phép liên kết nào? ( NB)
A. Phép lặp, phép nối
B. Phép thế, phép lặp
C. Phép thế, phép nối
D. Phép nối, phép đồng nghĩa.
Câu 2: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì? ( NB)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ;
D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Câu 3: Bài viết trên mang đặc trưng của kiểu văn bản: (NB)
A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là: (TH)
A. Văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
B. Văn bản kể lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
C. Văn bản tái hiện lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
D. Văn bản đưa ra ý kiến về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
Câu 5: Văn bản trên được triển khai theo trình tự nào?( TH)
A. Theo trình tự thời gian
B. Theo tùy hứng
C. Theo trình tự ngược thời gian
D. Kết hợp ngược trình tự.
Câu 6: Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên? (NB)
A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa của lễ hội
B. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội
D. Thời gian, nguồn gốc, địa điểm, cách thức tổ chức
Câu 7: Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn “ Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.” của văn bản trên là gì ? (TH)
A. Tôn sư trọng đạo
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Tương thân tương ái
D. Lá lành đùm lá rách
Câu 8 : Theo em câu ca dao nào sau đây phù hợp với nội dung mà văn bản đề cập? ( TH)
A. Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
B. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
C. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trả lời câu hỏi :
Câu 9: (1,0 điểm) Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân? (VD)
Câu 10: (1,0 điểm) Em hãy kể ra hai việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. ( VD)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? ( VDC)
Đáp án Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức Đề 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Bài học rút ra: Định hướng: - Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to lớn. - Chúng ta phải biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đó là biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn; là nét đẹp trong văn hóa ứng xứ của người Việt. - Nếu thiếu đi đạo lí đó, con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, xã hội … *Lưu ý: + HS có những đáp án khác, nếu hợp lí vẫn được điểm tối đa nhưng phải bám sát vào văn bản. + HS nêu ít nhất 2 ý là cho điểm tối đa, mỗi ý đúng 0,5 điểm | 1,0 | |
10 | - HS có thể kể tên 2 việc làm ví dụ như: + Chúng ta tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ. + Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ …. ( HS kể được 1 việc làm thì đạt 0,5đ; HS có thể có những đáp án khác nhau, GV tôn trọng ý kiến nhưng phải đảm bảo yêu cầu) | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận bằng các luận điểm, kết bài khẳng định được tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống. Sống trải nghiệm rất cần thiết với giới trẻ. * Thân bài: - Sống trải nghiệm là biểu hiện của việc làm, hành động,.. tự mình trải qua hoặc cùng với người thân, bạn bè như tham dự sinh nhật, đi dã ngoại, về quê, ... - Bày tỏ ý kiến về sống trải nghiệm là cần thiết cho mọi người, nhất là giới trẻ vì: + Trải nghiệm giúp chúng ta có thêm hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực,.... + Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực... (Lấy dẫn chứng để chứng minh) . + Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, … - Đưa ra lời khuyên cho giới trẻ : cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình... - Liên hệ bản thân : nhận thức được vai trò, sự cần thiết của sống trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để trưởng thành, sống đẹp hơn. * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người, nhất là giới trẻ. | 2,75 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,5 |
.............................
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 2
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 3
Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 4
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 KNTT - Đề 5
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.
(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và thuyết minh.
B. Tự sự và nghị luận.
C. Tự sự và miêu tả.
D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?
A. Người mẹ.
B. Bà và mẹ.
C. Tôi và bà.
D. Tôi và mẹ.
Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?
A. Rau khúc và bột nếp.
B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.
C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.
D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.
Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?
A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.
B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.
C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.
D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.
Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. Nấu.
B. Rán.
C. Nướng
D. Xào.
Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?
A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.
B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.
C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.
D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.
Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?
A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.
D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?
Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?
Phần II. Viết (4 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc | 1,0 | |
10 | - HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh. | 1,0 |
Đáp án phần II
Hình thức | Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB Phần thân bài chia đoạn hợp lý theo luận điểm Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả | 0.5 đ |
Kĩ năng | Đúng kiểu bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ… | 0.5 đ |
Nội dung | A/ Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. B/ Thân bài – Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. – Thực trạng: + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game. – Nguyên nhân: Chủ quan: + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi. + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu… Khách quan: + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách… + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này – Hậu quả: + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau… + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ… – Biện pháp: + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả. + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách… 3/ Kết bài - Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp… - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. | 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ |
Sáng tạo | - Có những dẫn chứng thuyết phục; lập luận thuyết phục, chặt chẽ; có thêm luận điểm mở rộng… | 0.5 đ |
Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
Văn bản thông tin | |||||||||||
2 | Viết | Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bản đặc tả đề thi Văn 7 cuối học kì 2
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. | ||||||
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng | 1*TL | 1* TL | 1* TL | 1* TL |
2. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Đề thi Văn 7 học kì 2 Chân trời sáng tạo
I. TRẮC NGHIỆM ĐỌC - HIỂU: (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRÒ CHƠI “CHIM BAY CÒ BAY”
a. Mục đích:
Trò chơiChim bay cò bayhình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ.
b. Chuẩn bị:
Tập hợp các bé đứng thành một vòng tròn, mặt hướng vào tâm.
Bài đồng giao được sử dụng trong trò chơi
“Xấu hổLấy rổ mà cheLấy nong mà đậyLấy chày đập bóng.”
c. Hướng dẫn chơi:
Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa.
Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay.
Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển.
Nếu người điều khiển hô những vật không bay được chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.
Trong lúc bị phạt lò cò, các trẻ còn lại có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:
Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đập bóng.
Điều này, sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho trò chơi hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.
(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Văn bản “Chim bay cò bay” thuộc thể loại nào ?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản truyện ngụ ngôn
C. Văn bản truyền thuyết
D. Văn bản thông tin
Câu 2: Văn bản “chim bay cò bay” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?
A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi
B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi
C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi
D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt
Câu 3: Văn bản “Chim bay cò bay” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi? A. 3 cách chơi
B. 2 cách chơi
C. 1 cách chơi
D. 4 cách chơi
Câu 4: Số từ là:
A. Là từ biểu thị số lượng và số thứ tự của sự vật.
B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng.
C. Số từ biểu thị số thứ tự.
D. Số từ biểu thị số lượng.
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?
A. Theo trình tự thời gian
B. Theo trình tự không gian
C. Theo quan hệ nhân quả
D. Theo diễn biến tâm lí
Câu 6: Trong các tò chơi sau trò chơi nào không phải là trò chơi dân gian?
A. Rồng rắn lên mây
B. Đua thuyền trên cạn
C. Ô ăn quan
D. Trò chơi điện tử
Câu 7: Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong câu thơ:
“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt”
A. Biểu thị số lượng
B. Biểu thị số thứ tự
C. Biểu thị lượng từ
D. Biểu thị số lượng ước chừng
Câu 8: Tìm cụm từ dùng làm chủ ngữ trong câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”
A. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời
B. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
C. Người dân cày Việt Nam
D. Dưới bóng tre xanh
Câu 9: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì?
Câu 10: Hãy kể tên hai lễ hội mà em biết ở địa phương em?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Đề: Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong trường học hiện nay.
Đáp án Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | D | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | C | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | D | 0.5 | |
7 | B | 0.5 | |
8 | C | 0.5 | |
9 | Mang đến cho em những trải nghiệm: Giúp em hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết | 1.0 | |
10 | - Lễ hội ở địa phương em: + Lễ hội Kate của xã Phú Lạc + Lễ hội Nghinh Ông | 1.0 |
II | VIẾT | ĐIỂM |
4.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.. - Mở bài giới thiệu được đối tượng cần bàn luận - Thân bài triển khai vấn đề cần bàn luận. - Kết bài khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề | 0,5 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0,5 | |
c. HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về đối tượng. * HS trình bày các ý sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường. 2. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường - Trình bày được các ý sau + Thế nào là bạo lực học đường? + Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay + Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường + Hậu quả của bạo lực học đường + Biện pháp khắc phục nạn bạo lực học đường + Đưa ra bài học cho bản thân 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường. | 2.06 | |
d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Nếu bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0.5 0.5 | |
e. Sáng tạo: 0.5 - Lựa chọn sự việc, chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo. - Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo. |
Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4
Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 5
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt...”
(Trích Chương 33-Hai vạn dặm dưới đáy biển- Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? (Biết)
A. Văn bản truyện ngụ ngôn
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản khoa học viễn tưởng
D. Văn bản tản văn, tùy bút
Câu 2: Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (Biết)
A. Lửa cháy trong nước
B. Đống xương khô
C. Các loại động vật kì lạ
D. Những ngọn núi dưới đáy biển
Câu 3: Thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? (Biết)
A. Vị thần núi
B. Vị thần biển
C. Vị thần ánh sáng
D. Vị thần khổng lồ
Câu 4: Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)
A. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ nhất.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 5: Vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển được nêu trong đoạn trích? (Biết)
A. Ông đã từng thám hiểm ở vị trí này
B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng
C. Ông có những thiết bị hiện đại
D. Ông có nhiều kinh nghiệm với các cuộc thám hiểm
Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (Hiểu)
A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được
B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được
C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực
D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được
Câu 7: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)
A. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía ngọn núi [...].
B. Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi.
C. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi
D. Đáy biển ngày càng nhiều đá.
Câu 8: Câu sau dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần nào? (Hiểu)
“Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín”
A. Mở rộng thành phần chủ ngữ
B. Mở rộng thành phần trạng ngữ
C. Mở rộng thành phần vị ngữ.
D. Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 9: Theo em, việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10: Em hãy nêu hai đến ba cách để có thể khám phá được những vùng đất mới lạ. (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 CTST
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp. | 1,0 | |
10 | HS nêu được ít nhất 02 cách thức khám phá những vùng đất mới lạ. | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết giành cho nhân vật, thân bài lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, kết bài khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành giành cho nhân vật. | |||
- Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm - Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc giành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,...(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm) - Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật - Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện khoa học viễn tưởng | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bản đặc tả đề thi Văn 7 cuối học kì 2 CTST
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện khoa học viễn tưởng | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. | 1TL* | |||
Tổng | 5TN | 3TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
3. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
Đề thi Văn 7 học kì 2 Cánh diều - Đề 1
Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 2
Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 3
Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...
Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...
(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)
Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? (Biết)
A. nghị luận
B. tự sự
C. miêu tả
D. tự sự kết hợp miêu tả
Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai?(Biết)
A. thầy giáo nói với chính mình
B. phụ huynh tự nói với chính mình
C. thầy giáo nói với học sinh
D. phụ huynh nói với thầy giáo
Câu 3: Trong câu “.Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? (Biết)
A. danh từ
B. tính từ
C. động từ
D. số từ
Câu 4: Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? (Hiểu)
A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”
B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ
C. đều là những đoạn văn nghị luận.
D. đều bàn về dạy con tính trung thực
E. các ý A, B, C đúng
Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?(Hiểu)
A. gian nan
B. giả dối
C. thật thà
D. thẳng thắn
Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? (Hiểu)
A. tạo sự hấp dẫn
B. giúp văn bản sinh động hơn
C. nhấn mạnh điều mong muốn
D. giúp văn bản rõ ràng hơn
Câu 7: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....” (Hiểu)
A. nói về việc kiếm tiền
B. vẻ đẹp của lao động
C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống
D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính
Câu 8: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? (Hiểu)
A. ước mơ của con người trong cuộc sống
B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn
C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế
D. đừng sợ việc học
Trả lời câu hỏi:
Câu 9: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? (Vận dụng)
Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao? (Vận dụng)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
------------------------- Hết -------------------------
Đáp án Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | E | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | HS rút ra bài học hợp lí. - Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. - Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học. Chấp nhận cách diễn đạt khác/ ý khác của học sinh miễn là hợp lí. Học sinh chỉ cần rút ra được một thông điệp có ý nghĩa và thuyết phục thì ghi điểm tối đa. Các trường hợp khác giáo viên linh hoạt ghi điểm | 0,5 0,5 | |
10 | - Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. 0,25 điểm - Lí giải: HS có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình. - Hướng dẫn chấm - + Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75) - + Học sinh lí giải có hợp lí nhưng chưa thật thấu đáo (0,5) - + Học sinh lí giải còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục. (0,25) - + Học sinh lí giải sai lệch hoặc chưa sát vấn đề. (0,0) | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài: nêu được vấn đề cần nghị luận (sự việc, hiện tượng). Thân bài: lần lượt lập luận đưa ra những ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng. Kết bài: khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ; rút ra bài học đối với bản thân, nhắn nhủ. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về sự việc, hiện tượng: Trong cuộc sống có nhiều bạn trẻ khi gặp khó khăn hay nản lòng mà không cố gắng vươn lên. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề: * Giới thiệu vấn đề: Nêu được vấn đề cần nghị luận * Triển khai vấn đề: - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phên phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. * Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các ý. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (2,0 – 2,5 điểm). - Tương đối đầy đủ các ý. Lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa có hoặc có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu... (1,0 – 1,75 điểm) - Thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng (0,25 – 0,75 điểm) | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ, đặt câu. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 |
........................................
Để đạt điểm cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới, việc thực hành luyện các đề thi học kì 2 Văn 7 là rất quan trọng, giúp các em học sinh nắm bắt được cấu trúc đề thi, làm quen với các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong các bài thi học kì 2 Văn 7. Đây cũng là cách giúp các em tập kỹ năng kiểm soát thời gian làm bài, từ đó có thể tự tin bước vào kỳ thi chính thức của mình. Các em có thể thực hành luyện đề tại chuyên mục Đề thi học kì 2 môn lớp 7 trên VnDoc. Hệ thống đề thi được xây dựng phong phú, bám sát với chương trình học, là kho tài liệu hữu ích cho các em ôn luyện hiệu quả. Đây cũng là nguồn tài liệu hay cho các thầy cô giáo lên kế hoạch đề cương và xây dựng đề thi cho các em học sinh.
Để tham khảo chi tiết đề thi học kì 2 bộ 3 sách mới, mời các bạn vào chuyên mục sau:
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn - Chân trời
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn - Kết nối
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn - Cánh diều
Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất
- Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Toán
- Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7
- Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Bộ đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 7 CÓ ĐÁP ÁN
- Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7
Từ khóa » đề Văn 2021 Lớp 7
-
TOP 6 Đề Thi Học Kì 2 Lớp 7 Môn Văn Năm 2022 (Có đáp án)
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2021
-
[Năm 2021] Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 7 Có đáp án (10 đề)
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 Mới Nhất - Tìm đáp án
-
15 Đề Thi Thử Học Kì 1 Môn Văn Lớp 7 Năm 2020 - Ôn Luyện
-
Bộ đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 Học Kì 1, Học Kì 2 Năm 2021 Chọn Lọc
-
Đề Thi Học Kì 1 Văn Lớp 7 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (5 đề)
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 7 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022
-
Đề Thi Môn Ngữ Văn Lớp 7.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
2 Bộ đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 7.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 7 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - MarvelVietnam
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 7 Môn Ngữ Văn Năm 2021 - 2022 - Khoa Học
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 - Lib24.Vn