Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2023 - 2024 bao gồm 31 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 năm 2023 gồm sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 31 đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
TOP 31 Đề thi Văn lớp 7 học kì 1 năm 2023 - 2024 (Có đáp án, ma trận)
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo
- 1.1 Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 7
- 1.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
- 1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7
- 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều
- 2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7
- 2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7
- 2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7
- 3. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức
- 3.1 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
- 3.2 Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
- 3.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Văn 7
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo
1.1 Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 7
TRƯỜNG THCS.......... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024MÔN: NGỮ VĂN (KHỐI 7)Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(...) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (...)
(Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Biểu cảm.B. Miêu tả.C. Nghị luận.D. Tự sự.
Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào?
A. Miền Bắc.B. Miền Trung.C. Miền Nam.D. Tây Nguyên.
Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.B. “Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...]”.C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn [...]”.D. “[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [...]”.
Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì?
A. Bọc kín.B. Oai phong.C. Cơn gió.D. Đẹp đẽ.
Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?
A. Sau rằm tháng giêng.B. Vào ngày mùng một đầu năm.C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.D. Trước rằm tháng giêng.
Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên?
A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên?
A. Điệp ngữ.B. Nhân hóa.C. Ẩn dụ.D. So sánh.
Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...” dùng để làm gì?
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. D. Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc.
Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
------------------------- Hết -------------------------
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”. | 0,5 | |
10 | Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý/không đồng ý. Lí giải phù hợp. | 0,5 1,5 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. | 0,25 | ||
c. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. HS viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu vé dối tượng đó. • Nêu được những đậc điểm nổi bật khiến người, sự việc dó dể lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em, • Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. • Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. | 3,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. | 0,25 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Tùy bút | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ (%) | 20 | 40 | 30 | 10 | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Năm học: 2023 - 2024
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1. | Đọc hiểu | Tùy bút | Nhận biết - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. | 3TN | 5TN | 2TL | ||
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. | 1* | 1* | 1* | 1* | |
Tổng | 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | ||||
Tỉ lệ chung (%) | 60 | 40 |
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều
2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Dưới vỏ một cành bàngCòn một vài lá đỏMột mầm non nho nhỏCòn nằm nép lặng im.
Mầm non mắt lim dimCố nhìn qua kẽ láThấy mây bay hối hảThấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuônRải vàng đầy mặt đấtRừng cây trông thưa thớtThấy chỉ cội với cành
Trích “Mầm non” - Võ Quảng
(Thơ cho thiếu nhi, NXB Văn học năm 2017, trang 45)
a. Em hãy cho biết văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? (1.0 điểm)
b. Xác định biên pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (1.0 điểm)
c. Tìm một phó từ có trong dòng thơ sau và cho biết nó mang ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)Dưới vỏ một cành bàng
d. Nêu nội dung văn bản trên. (1.0 điểm)
e. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu, chủ đề thiên nhiên ) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng, cho biết công dụng của dấu chấm lửng mà em sử dụng trong đoạn văn ấy. ( 2.0 điểm)
II-VIẾT ( 4.0 điểm )
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô giáo, ...)
------------------------- Hết -------------------------
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
a | Thể loại: + Thơ năm chữ + Giải thích : vì mỗi dòng có năm chữ | 0,5 0,5 | |
b | Phép tu từ : nhân hoá - Tác dụng : sự vật hiện lên đầy sinh động, gợi tả một cách rõ nét trạng thái của mầm non, của mây,… | 0,5 0,5 | |
c | -Xác định phó từ : một - Ý nghĩa : chỉ số lượng | 0,5 0,5 | |
d | - Nội dung văn bản : Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Võ Quảng đã miêu tả thời khắc giao mùa từ đông sang xuân qua cảm nhận của một mầm non nhỏ bé. | 1,0 | |
e | HS viết đoạn văn lưu ý: - Viết đúng hình thức đoạn văn, có chủ đề , độ dài theo yêu cầu, diễn đạt khá tốt. - Có vận dụng dấu chấm lửng, xác định được công dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn văn mình vừa viết. Tùy theo cảm nhận của HS mà GV linh hoạt cho điểm | 1,0 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu đối tượng, - Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người ấy với em - Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng Tùy vào mức độ đạt được theo yêu cầu của bài làm và những lỗi học sinh mắc phải, giáo viên sẽ cho điểm cụ thể. | 3,0 0,5 2,0 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. | Đọc hiểu | Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | 2 | 2 | 1 | 0 | 60% |
2. | Viết | Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất . | 1* | 1* | 1* | 1* | 40% |
Tổng | 20 | 20 | 20 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC: 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
TT | Nội dung kiến thức/kỹ năng | Đơn vị kiến thức/kỹ năng | Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||||
1 | Đọc-Hiểu | Văn bản thơ 5 chữ | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. -Xác định được phó từ trong đoạn thơ Thông hiểu: - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của phó từ Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân | 2 | 2 | 1 | 0 | 5 |
2 | Viết | Phát biểu cảm nghĩ về con người | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Phát biểu cảm nghĩ về con người | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
Tổng | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | |||
Ti lệ % | 30 | 40 | 20 | 10 | 100 | |||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
3. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức
3.1 Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
PHÒNG GD-ĐT …………. TRƯỜNG THCS….. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) |
I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NỖI NIỀM VỚI MẸ MIỀN TRUNG
(…) Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹo xiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tất cả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí, những cây chanh cây bưởi những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốn câu đang đòng đòng bén sữa - Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiều lạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếng xuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu. Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ còn chở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người là muôn đời muôn thuở bền chặt…
( Trích tùy bút "Nỗi niềm với mẹ miền Trung" của Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự. B. Biểu cảm.C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Câu 2: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào?
A. Mẹ. B. Bà.C. Chị gáiD. Ba.
Câu 3: Trong các từ sau đây, đâu là từ ngữ địa phương thuộc miền Trung?
A. Mái tranh. B. Cái mủng.C. Cái cột. D. Sợi dây trầu.
Câu 4: Đối tượng trong đoạn trích được tái hiện tập trung vào thời điểm nào?
A. Những ngày nắng oi ả. B. Những ngày bình yên.C. Những ngày bão tố.D. Những ngày lũ lụt.
Câu 5: Từ “mái” trong cụm từ “mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người” được hiểu như thế nào?
A. Phần che phủ phía trên cùng của ngôi nhà.B. Dụng cụ dùng để bơi thuyền, bằng gỗ, một đầu tròn, một đầu dẹp và rộng bản.C. Dùng để chỉ tình yêu thương, sự ấm áp.D. Thuộc giống cái, phân biệt với trống.
Câu 6. Em hiểu gì về hoàn cảnh của mẹ qua câu văn: “Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng.”?
A. Nghèo khó, gian khổ, phải đối diện với khó khăn, vất vả.B. Đáng thương, tội nghiệp.C. Đau khổ, bi kịch.D. Sóng gió, bấp bênh, không nơi nương tựa.
Câu 7. Thông qua đoạn trích, người mẹ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào?
A. Cần cù, chịu thương, chịu khó. B. Tần tảo nuôi con.C. Giản dị, đôn hậu. D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Thương lắm mẹ miền Trung - mẹ tôi trong những ngày lũ lụt.”?
A. Để đánh dấu bộ phận, giải thích chú thích trong câu.B. Nối các từ nằm trong một liên danh.C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê.D. Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 9: Theo em, thông qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với “mẹ miền Trung”?
Câu 10: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung, em hãy thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về hình ảnh những người mẹ ở quê hương mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý.
3.2 Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC-HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | HS có thể thể hiện suy nghĩ của mình, tuy nhiên có thể theo một số gợi ý sau: - Tình yêu thương vô bờ bến với hình ảnh người mẹ. Lòng biết ơn sâu sắc cho những hi sinh, vất vả, cực nhọc của mẹ. - Niềm tự hào về mẹ, về mảnh đất miền Trung. | 1,0 | |
10 | HS thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ tốt đẹp, giàu tính nhân văn về hình ảnh người mẹ gắn với quê hương mình, có thể theo một số gợi ý sau: yêu thương, tự hào, biết ơn,… | 1,0 | |
II | VIẾT: Cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết bài văn biểu cảm về con người | 0,25 | ||
c. Nêu được cảm xúc của bản thân về người thân mà em yêu quý. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu, cảm xúc chung về người thân mà em yêu quý nhất- Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em: + Nêu cảm nghĩ của em về ngoại hình của người thân + Nêu cảm nghĩ của em về và tính cách của người thân + Kỉ niệm sâu sắc của người thân đó đối với em. + Tình cảm của em đối với người thân mà em yêu quý. + Suy nghĩ, lời hứa hẹn. - Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân. | 3,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ. | 0,25 | ||
Cộng | 10 |
3.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Văn 7
tTT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
Đọc-hiểu | - Truyện ngắn - Tùy bút | Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt, lời kể trong văn bản. - Xác định được từ loại, BPTT, thành phần câu. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. Vận dụng: - Lựa chọn thái độ sống và giải thích lí do. - Rút được bài học cho bản thân | 5TN | 3TN | TL | ||
Viết | Văn biểu cảm | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về một người thân. | 1TL* | ||||
Tổng | 5TN | 3TN | TL | 1TL* | |||
Tỉ lệ (%) | 25 | 15 | 20 | 40 | |||
Tỉ lệ chung | 40 | 60 |
..............
Tải File tài liệu để xem trọn bộ 31 đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024
Từ khóa » Các Văn Bản Lớp 7 Học Kì 1
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Năm 2021
-
Tổng Hợp Các Bài Văn Mẫu Lớp 7 Kì 1 Hay Nhất
-
Bộ 36 đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 Có đáp án
-
Tổng Hợp Tác Giả - Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 7 Hay Nhất - Haylamdo
-
Chương Trình Ngữ Văn Lớp 7 - Hoc247
-
Đề Cương ôn Tập Văn 7 Học Kì I - Hoc24
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn Lớp 7 Học Kì 1 Năm 2021 - 2022
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn Lớp 7 Giữa Học Kì 1 Năm 2021 - 2022
-
[PDF] Bộ 15 đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 7 ĐỀ SỐ 1
-
Ôn Tập Tổng Hợp Học Kì I – Ngữ Văn 7 – Cô Tạ Minh Thủy - YouTube
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn 7 Học Kì 1
-
Chọn Mỗi Loại Một Văn Bản đã Học Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 7 ...
-
Soạn Bài Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Học Kì I - Chi Tiết (lớp 7)
-
Bảng Thống Kê Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 7 Học Kì 2 - Hỏi Đáp