Bộ đổi Nguồn AC/DC Loại Nào Tốt? Nên Chọn Hãng Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bộ đổi nguồn là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn bộ đổi nguồn điện với nguồn điện. Thực ra, đây là 2 khái niệm khác nhau mà nhiều người có sự nhầm lẫn do cách gọi khác nhau. Nguồn chính là nơi phát ra dòng điện tới. Ở nhiều trường hợp thì đây sẽ là máy phát điện, là ổ cắm hay là pin. Bộ đổi nguồn sẽ có khả năng biến đổi điện năng từ nguồn sang 1 dạng điện năng khác và hiệu điện thế, ví dụ chuyển đổi nguồn điền xoay chiều AC (110VAC/220VAC) sang nguồn điện 1 chiều DC (12VDC/24VDC/48VDC) hoặc ngược lại. Chính vì vậy, việc sử dụng bộ chuyển đổi nguồn điện sẽ có nhiều tùy chọn với các chức năng sử dụng khác nhau.
Về ứng dụng, bộ nguồn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, thiết bị, hệ thống máy móc như: thang máy, thang cuốn, bảng hiển thị, lò nướng…
Ngoài ra, bộ nguồn còn được ứng dụng trong công nghiệp và xây dựng như: những loại máy móc đơn giản, băng tải, ô tô, chế biến, garage...
Bộ đổi nguồn hoạt động như thế nào?
Ban đầu, từ nguồn điện dân dụng (110V/220V xoay chiều AC) vào bộ nguồn qua các mạch lọc nhiễu, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành điện một chiều DC.
Cụ thể, dựa theo nguyên tắc nguồn chuyển nguồn điện tự động (switching power supply), các bộ nguồn của máy tính đều hoạt động với những cách thức như sau:
Khi dòng diện xoay chiều từ lưới điện được bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một chiều. Sau đó, dòng điện này được các bộ lọc gợn sóng (tụ điện có dung lượng lớn) làm cho bằng phẳng lại thành dòng điện một chiều cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung (transformer).
Tiếp theo, dòng điện nạp cho biến áp xung này được điều khiển bởi công tắc bán dẫn làm cho công tắc bán dẫn này hoạt động dưới sự kiểm soát của khối dò sai, hiệu chỉnh. Từ trường biến thiên được tạo ra trên biến áp xung nhờ công tắc bán dẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc điều biến độ rộng xung.
Xung điều khiển này có tần số rất cao từ 30 - 150 KHz (tức là có từ 30.000 - 150.000 chu kỳ/giây). Tần số này được giữ ổn định và độ rộng của xung sẽ được thay đổi khi có sự hiệu chỉnh từ bộ dò sai, hiệu chỉnh.
Cuối cùng, từ trường đó cảm ứng lên các cuộn dây thứ cấp tạo ra các dòng điện xoay chiều cảm ứng (dạng xung) sẽ được các bộ chỉnh lưu sơ cấp nắn lại lần nữa. Sau đó, qua các bộ lọc sơ cấp, dòng điện một chiều tại đây đã sẵn sàng cho các thiết bị sử dụng.
Để nhận biết được sai lệch về điện áp hay dòng điện của các đường điện thế ở các ngõ ra, từ đây sẽ có một đường hồi tiếp dò sai đưa điện áp sai biệt về bộ dò sai, hiệu chỉnh. Khối này nhận các tín hiệu sai biệt và so sánh chúng với điện áp chuẩn, sau đó tác động đến công tắc bán dẫn bằng cách giảm độ rộng xung để hiệu chỉnh lại điện thế ngõ ra (ổn áp) hay cắt xung hoàn toàn làm bộ nguồn ngưng chạy trong các chế độ bảo vệ.
Ngoài ra, bộ nguồn máy tính đồng thời cung cấp nhiều loại điện áp như: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.
Bộ đổi nguồn có tác dụng gì?
Nguồn cung cấp điện thay đổi điện áp
Công dụng chính của bộ nguồn điện chính là thay đổi điện áp. Nguồn điện thường sẽ có công suất ổn định. Hoạt động của nó sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào. Để đảm bảo quá trình hoạt động không bị quá tải thì nguồn điện sẽ giảm điện áp xuống hoặc khi muốn đảm bảo điện áp có đủ để phù hợp với thiết bị thì bộ nguồn để tăng điện áp lên.
Tuy nhiên, nếu có quá nhiều điện được cung cấp bởi nguồn điện cũng có thể khiến thiết bị hư hỏng nghiêm trọng. Nhưng nếu nguồn điện không cung cấp đủ điện áp thì thiết bị cũng không thể hoạt động ổn định. Như vậy, việc thay đổi năng lượng được xem là nhiệm vụ chính của bộ nguồn điện.
Nguồn điện chuyển đổi nguồn điện
Bộ nguồn điện có khả năng chuyển đổi công suất và thay đổi điện năng đến thành một định dạng để giúp thiết bị điện có thể sử dụng được dễ dàng. Hiện nay, trên thị trường đang có 2 loại nguồn điện tồn tại. Đó chính là AC - DC và DC - DC. Trong đó, bộ DC - DC sẽ cho phép người dùng cắm các thiết bị điện vào trong ổ cắm ở trên ô tô hoặc trên những nguồn tương tự. Tuy nhiên, so với AC - DC thì bộ nguồn DC - DC lại không được dùng phổ biến.
Nguồn cung cấp điện điều chỉnh nguồn điện
Hầu hết thiết kế của các thiết bị điện tử đều có yêu cầu nguồn điện được điều chỉnh. Vì thế, khi nguồn điện thay đổi điện áp cũng như loại nguồn thì không phải đầu ra lúc nào cũng có sự ổn định. Kể cả khi thiết bị không bật hay tắt hoàn toàn thì sự dao động của điện áp đầu ra vẫn sẽ xảy ra bất kể việc người dùng có điều chỉnh hay không. Khi nguồn điện không có sự kiểm soát cũng sẽ cấp nhiều điện năng hơn nhu cầu cần. Sự gia tăng này có thể khiến các thiết bị điện tử bị hư hỏng, thậm chí là không thể nào khắc phục được.
Nếu bổ sung thêm tính năng điều tiết điện năng sẽ khiến thiết bị tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nó lại giúp người dùng giảm chi phí sửa chữa hay thay mới khi có sự cố. Chính vì thế, việc sử dụng bộ nguồn sẽ mang đến hiệu quả điều chỉnh điện áp tốt khi sử dụng cho các thiết bị điện tử. Đây được xem là lựa chọn được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng.
Các chọn một bộ đổi nguồn tốt, phù hợp
Có 3 cách để bạn lựa chọn bộ đổi nguồn phù hợp, đó là theo công suất, theo điện áp 12V hoặc 24V hoặc theo thương hiệu (Schneider, ABB, Omron…)
Chọn bộ đổi nguồn theo điện áp:
Như bạn đã biết, có 2 cách lựa chọn bộ nguồn theo điện áp là 12V và 24V. Công suất tổng được tính toán dựa trên cường độ mỗi dòng điện. Bạn nên tập trung vào cường độ dòng điện của điện áp để xác định chất lượng một bộ nguồn. Chỉ số Ampe của điện áp có thể tìm thấy trong tài liệu đi kèm hoặc ngay trên tem sản phẩm. Một số nguồn thậm chí còn có tới nhiều điện áp khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa đối với những hệ thống thông thường nhưng khi sử dụng với những máy tính cấu hình mạnh cho các ứng dụng chuyên nghiệp thì sẽ có sự khác biệt lớn.
Chọn bộ đổi nguồn theo công suất:
Thông thường, bạn có thể tìm được những thông số về năng lượng của hầu hết các loại thiết bị từ tài liệu đi kèm sản phẩm hoặc website của nhà sản xuất để tính toán định mức gần đúng.
Có nhiều thiết bị sử dụng 2 hay 3 đường điện cùng một lúc. Vì vậy, với một cấu hình máy tính tương đối mạnh như trên, bạn sẽ cần tới nguồn điện khoảng 350W. Tuy nhiên với mục đích an toàn, chúng ta nên tính toán dư ra một chút.
Chọn bộ đổi nguồn theo thương hiệu:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu sản xuất bộ nguồn chất lượng như Schneider, ABB, Omron.
Tuy nhiên, ngoài những cách lựa chọn trên, cần chú ý độ chính xác của bộ nguồn về các chỉ số điện áp và dòng điện. Ví dụ, một bộ nguồn chỉ 10-20USD với tem dán 28A cho đường +12V thì chắc chắn điều đó không chính xác.
Trên thị trường ngoài các hãng nổi tiếng sản xuất bộ chuyển đổi nguồn điện thì Trung Quốc cũng là nước sản xuất sản phẩm này rất nhiều và chiếm một thị phần không nhỏ ở Việt Nam do giá thành rẻ, và mẫu mã sản phẩm bắt mắt, giống với các thương hiệu chính hãng hiện nay. Vì vậy để lựa chọn được bộ đổi nguồn đúng chính hãng, chất lượng tốt các bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và so sánh các sản phẩm của các hãng mà khách hàng yêu cầu.
Từ khóa » Bộ Biến đổi Dc Sang Ac
-
Bộ đổi điện DC-AC
-
Mạch Chuyển Đổi DC Sang AC Inverter 12VDC Sang 220VAC Giá Tốt
-
Bộ Biến Đổi DC Sang AC Đa Năng Tự Động Inverter - Nạp Ắc Quy
-
Bộ Chuyển đổi Dòng điện DC 12 / 24 / 48 / 60 Sang AC 220V 4000W ...
-
Bộ Biến đổi DC/AC. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bộ Chuyển đổi Dc Sang Ac Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Mạch Chuyển Nguồn Dc Sang Ac Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Máy đổi điện Dc Sang - Ra - Thành Ac - Lioa Nhật Linh
-
Bộ Chuyển đổi DC-AC đa Năng | GPsolar
-
Mạch Chuyển Đổi DC-AC 12VDC-220VAC 500W - Thegioiic
-
Mạch Chuyển đổi DC 12V Sang 220V AC - Mobitool
-
Bộ Đổi Nguồn Inverter 12V Dc Sang 220V Ac Giá Tốt
-
Xây Dựng Phần Mềm Bộ Biến đổi Dc - Ac. | Xemtailieu
-
Bộ Biến đổi DC-DC Là Gì? Có Cần Thiết Trên Xe điện Không? - VinFast
-
Bộ Chuyển đổi Tín Hiệu Dòng AC Sang DC - 0-1A, 0-2.5A, 0-5A Hàng ...
-
D. Chuyển đổi DC-AC - Bộ Biến Tần Và Bộ Chuyển đổi Tần Số
-
Bộ Biến đổi điện áp Một Chiều DC-DC Là Gì - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI