Bọ Gấu Nước - Sinh Vật "bất Tử" Tồn Tại 530 Triệu Năm

Bọ gấu nước - sinh vật 'bất tử' đã tồn tại 530 triệu năm
Bọ gấu nước được coi là sinh vật 'bất tử' vì có thể chịu được từ nhiệt độ cực lạnh (-457 độ), cực nóng (357 độ). (Nguồn: Shutterstock)

Sinh vật "bất tử"

Bọ gấu nước (Hypsibius dujardini) là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrade - hay các sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật kích thước hiển vi có 8 chân.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, song Tardigrada được cho là loài sinh vật khó tiêu diệt nhất trên thế giới, đã tồn tại trên Trái đất khoảng 530 triệu năm, trước cả khi khủng long xuất hiện.

Chúng còn được gọi là một extremophile - hay những sinh vật có thể sống sót trong các môi trường khắc nghiệt đến kinh ngạc.

Theo đó, loài này có thể chịu được từ nhiệt độ cực lạnh (-457 độ), cực nóng (357 độ), áp lực gấp 6 lần tại điểm sâu nhất của đáy biển, phóng xạ ion hóa gấp hàng nghìn lần mức chết người hay thậm chí cả môi trường chân không trong không gian. Tức là, chúng thậm chí không cần oxy để hô hấp.

Bên cạnh đó, chúng cũng có thể "sống khỏe" mà không cần nước hay bất kỳ loại thức ăn nào trong khoảng 10 năm, với tỷ trọng nước trong cơ thể chỉ chiếm khoảng 3% hoặc ít hơn.

Do những khả năng không tưởng ấy, nên bọ gấu nước có thể được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ dãy Himalaya (trên 6.000 mét), tới đáy biển sâu (dưới 4.000 mét), từ vùng cực tới xích đạo.

Điểm yếu duy nhất được tìm thấy

Tardigrade từ lâu đã là loài mang đặc tính có phần quái dị và là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, quan trọng của các nhà khoa học trong nhiều năm.

Khả năng sống sót của chúng trong môi trường khắc nghiệt trên cả Trái đất và ngoài không gian giúp cho các nhà khoa học tự tin về việc tìm ra "hợp chất tối thượng", giúp bảo vệ các phi hành gia trong những điều kiện tương ứng.

Tuy nhiên, theo một công bố trên Scientific Reports mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Adam Mickiewicz, Ba Lan cho biết họ rốt cuộc đã tìm ra điểm yếu đầu tiên (và có thể là duy nhất) của loài Tardigrade

Điều thú vị khi đây là một chất khá quen thuộc, chính là chất nhầy của ốc sên.

Cụ thể, sau khi những con bọ gấu nước bám vào ốc sên và bị bao phủ bởi lớp chất nhầy mà chúng tiết ra, các nhà khoa học nhận thấy loài này rất nhanh bị khô, dẫn tới thiếu nước trầm trọng. Kết quả là chỉ có 34% trong số những con được thử nghiệm sống sót.

Mặc dù vậy, tỷ lệ bọ gấu nước chết vì chất nhầy ốc sên không ảnh hưởng đến số lượng loài này, vì với khả năng sinh sản vô tính, chỉ cần một con sống sót, Tardigrade có thể thiết lập một quần thể khác ở môi trường mới.

Theo các nhà khoa học, phát hiện trên về loài Tardigrade sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới về khả năng sống sót của loài này, cũng như tác dụng, ảnh hưởng của chất nhầy ốc sên trong các ứng dụng hóa sinh khác.

Rồng xanh-‘sát thủ đẹp nhất đại dương' dạt vào bãi biển Mỹ Rồng xanh-‘sát thủ đẹp nhất đại dương' dạt vào bãi biển Mỹ

Glaucus atlanticus, còn được biết tới với tên gọi 'rồng xanh' là loài vật hiếm gặp được mệnh danh là 'sát thủ đẹp nhất đại ...

Dưới đáy đại dương: Cá giọt nước - sinh vật 'xấu xí' nhất hành tinh Dưới đáy đại dương: Cá giọt nước - sinh vật 'xấu xí' nhất hành tinh

Sống ở dưới đáy đại dương sâu hàng nghìn mét, cá giọt nước được mệnh danh là sinh vật xấu nhất hành tinh vì có ...

Từ khóa » Khả Năng Của Bọ Gấu Nước