Bộ Giao Thông đề Xuất Mua Lại 7 Dự án BOT - Báo Đấu Thầu
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/5, tại cuộc họp của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về các dự án BOT, vấn đề xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đã được nêu ra.
Ông Lê Kim Thành - Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (PPP) - cho hay, từ năm 2018 Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ, đánh giá bất cập và lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trạm thu phí.
Đến nay, Bộ GTVT đã xử lý vướng mắc, bất cập tại 14 trạm thu phí có vướng mắc, bất cập; các trạm thu phí sau khi xử lý vướng mắc đã nhận được sự đồng thuận của người sử dụng dịch vụ, tình hình an ninh trật tự an toàn giao thông đã được bảo đảm, công tác thu phí hoàn vốn cơ bản ổn định. Đối với một dự án BOT còn lại, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cần bổ sung vốn nhà nước nên vượt thẩm quyền của Bộ GTVT.
"Tại các dự án BOT này, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng dự án; các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư. Việc chưa được thu phí tại các dự án BOT hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, không thể lường trước hoặc do thay đổi chính sách từ phía cơ quan nhà nước - ông Thành cho hay.
Trạm thu phí T2 thuộc Dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 (Ảnh: PT). |
Theo các quy định tại hợp đồng dự án BOT, trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thu phí hoặc doanh thu thu phí, Bộ GTVT có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để hỗ trợ cho nhà đầu tư đảm bảo việc thu hồi vốn và lợi nhuận theo hợp đồng và thanh toán, bồi thường các khoản chi phí do nhà đầu tư đã thực hiện, được xác định thông qua kiểm toán.
Luật PPP cũng quy định việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn áp dụng khi "Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP".
Về thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ông Lê Kim Thành cho biết, các dự án BOT giai đoạn trước đây được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, nên thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Để xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án BOT, cả nước đã huy động khoảng 706.000 tỷ đồng đầu tư 222 dự án hạ tầng giao thông theo phương thức PPP (tính đến cuối năm 2021), trong đó các dự án đầu tư theo hình thức BOT chiếm khoảng 53,6%.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập, vướng mắc nhất định. Bộ GTVT đề xuất phương án giải quyết đối với 7 dự án theo các nhóm nguyên nhân. Tại các dự án này, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng dự án, đưa công trình vào khai thác và phát huy hiệu quả đầu tư. Việc chưa được thu phí hoặc đã thu phí nhưng bị sụt giảm doanh thu chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, không thể lường trước (như là sự kiện bất khả kháng) hoặc do thay đổi chính sách pháp luật từ phía cơ quan nhà nước.
7 trạm thu phí thuộc các dự án BOT đề xuất xử lý gồm: Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan (dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả); trạm thu phí Bỉm Sơn (hoàn vốn cho đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa đoạn Km0-Km6); trạm thu phí Km1747 (dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh); trạm thu phí T2 (dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91).
Trạm thu phí quốc lộ 3 (dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 đoạn Km75-Km100); trạm thu phí cầu Thái Hà thuộc dự án BOT đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ GTVT cùng các cơ quan liên quan phải khẩn trương rà soát, lên phương án giải quyết nhằm tháo gỡ, bồi hoàn cho doanh nghiệp, không thể để doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm BOT phải phá sản vì không thu được phí.
Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giao Vụ trưởng Vụ PPP trong tháng 5/2022 phải có báo cáo chi tiết các trạm BOT để trình Thủ tướng Chính phủ để thống nhất giải pháp tháo gỡ, xử lý.
Theo Dân tríTừ khoá
dự án BOT TweetTin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Phương án huy động 109.812 tỷ đồng đầu tư hạ tầng KKT Dung Quất đến năm 2030
Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP
Thái Bình phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Dược - Sinh học
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều cơ hội cho DN trong nước
Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương
Đồng Nai cho Công ty Cảng Đồng Nai thuê 3,7 ha đất mở rộng kho bãi
Công bố thông tin
- Kết quả lựa chọn nhà thầu
- International Tendering
- Thông báo mời thầu, mời chào giá
- Thông báo đấu giá
- Danh mục khu đất đấu thầu
ĐỌC BÁO IN
BÁO ĐẤU THẦU SỐ 232 - 2024
Phát hành ngày 04/12/2024Đường dây nóng
Gửi phản hồiGói thầu tại Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu: Bên mời thầu bảo lưu tiêu chí bị phản ánh hạn chế cạnh tranh
14/11/2024 08:41Mua sắm tại huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định): HSMT có giới hạn nhà thầu?
13/11/2024 14:00Gói thầu xây trụ sở Tòa án quân sự Khu vực 1: Có hay không “rào cản” thiết bị?
08/11/2024 14:00Gói thầu nghìn tỷ đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Nhiều nhà thầu ngậm ngùi tiếc nuối
08/11/2024 14:00Điểm nhấn
Gói thầu mua thiết bị giáo dục tại Phú Hòa (Phú Yên): Dấu hỏi về tiến độ và tính năng độc quyền
18/11/2024 14:00Gói thầu 12 tỷ đồng sửa chữa cầu Câu Lâu (Quảng Nam): Hứng kiến nghị hủy kết quả vì sơ suất của ngân hàng
15/11/2024 14:00Gói thầu hệ thống xử lý nước thải Hòa Thành (Tây Ninh): Kiến nghị điều chỉnh tiêu chí bất thành
15/11/2024 14:00Đấu thầu tại huyện Ân Thi (Hưng Yên): Vì sao Javiko bị bác hợp đồng tương tự?
11/11/2024 14:00Chuyên đề
Động lực từ cơ chế, chính sách đặc thù
20 năm kiến tạo giá trị
Đấu thầu qua mạng: Thích ứng để vững tiến
Phương Nam: Vóc dáng những công trình thế kỷ
Nâng tầm phát triển
Hài hòa lợi ích trong chính sách đầu tư PPP
Báo chí kiến tạo phát triển
Khai phóng nguồn lực đất đai
Bảo đảm điện cho nền kinh tế
Đón thời cơ phát triển
Khơi thông chính sách cho ngành thuốc và thiết bị y tế vươn tầm
Tháo gỡ khó khăn về định mức, đơn giá xây dựng
Việt Nam lan tỏa giá trị mới
Chào 2024
Những công trình khai phóng tiềm năng đất nước
Năng lượng xanh cho phát triển bền vững
Kiến tạo tương lai xanh
Đấu thầu qua mạng, minh bạch hơn, hiệu quả hơn
Khơi động lực phát triển
Quảng Bình định vị điểm đến hàng đầu Đông Nam Á
Thái Nguyên, hành trình xanh, thông minh, bản sắc
Luật Đấu thầu 2023: Bước chuyển lớn về đấu thầu
Cùng doanh nghiệp vượt khó
Khai mở cao tốc, Cửu Long vươn tới thịnh vượng
Thanh Hóa xác lập vị thế mới
Quảng Ngãi: Khát vọng bứt phá
Lào Cai: Cực tăng trưởng năng động
Vững bước thành công
Hợp sức phục hồi thị trường bất động sản
Cần Thơ: Rộng mở cơ hội phát triển
Việt Nam - Điểm đến mới
Chào 2023
Vững vàng tăng trưởng
Hà Nam: Đón vận hội mới
Vĩnh Phúc: Chủ động đón đầu tương lai
Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu
Kiến tạo vị thế mới
Đấu thầu qua mạng: Hệ thống mới, bước tiến mới
Năng lượng xanh cho phát triển bền vững
Báo chí tạo dựng niềm tin
Xung lực phục hồi kinh tế
Thị trường bất động sản 2022: Nhiều trợ lực phục hồi
Khơi mạch nguồn dân tộc
Chào 2022
Gọi vốn tư nhân cho đầu tư phát triển
Ước vọng doanh nghiệp đầu đàn
Vị thế hàng Việt trong đấu thầu
Điểm tựa niềm tin
Gỡ khó cho nhà thầu
Lan tỏa năng lượng tích cực
Đấu thầu qua mạng bước vào giai đoạn mới
Đột phá chiến lược, tăng trưởng bền vững
Triển vọng thị trường bất động sản 2021
Việt Nam tiến nhanh trong kỷ nguyên mới
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: bản lĩnh, trí tuệ, tiên phong
Đấu thầu qua mạng, lợi ích đa chiều
Khu công nghiệp Xanh
Chuyển đổi số, thay đổi để thích ứng
Khơi dậy sức mạnh Việt Nam
Hoàn thiện thể chế về PPP
Đấu thầu qua mạng
Hồ sơ nhà thầu
Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - ưu tiên và hành động
Lào Cai: Triển vọng thu hút đầu tư
Thương hiệu Việt
Đột phá thể chế để khơi thông nguồn vốn tư nhân
Khát vọng hùng cường
Lợi ích kép của mua sắm tập trung
Thị trường bất động sản năm 2020: Thách thức và cơ hội
Vững niềm tin, vượt gian khó
Báo chí xung kích và mở lối
Kết nối đầu tư
Từ khóa » Bộ Gtvt đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỷ đồng Mua Lại 7 Dự án Bot
-
Bộ GTVT đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 Dự án BOT
-
Đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 Dự án ... - Báo Lao Động
-
Đề Xuất Nhà Nước Chi 9.000 Tỷ đồng Mua Lại 7 Dự án BOT 'mắc Kẹt ...
-
Bộ GTVT đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 Dự án BOT
-
Bộ Giao Thông đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỷ đồng Mua Lại 7 Dự án ...
-
Đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 Dự án BOT "mắc Kẹt"
-
Bộ GTVT đề Xuất Chi Hơn 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 Dự án BOT Giao ...
-
Sẽ Báo Cáo Quốc Hội Xin Dùng Ngân Sách Mua Lại Dự án BOT Có Bất ...
-
Cần Tới Hơn 11.700 Tỉ Ngân Sách Mua Lại 7 Dự án BOT 'treo' - Báo Mới
-
Bộ Giao Thông Vận Tải đề Xuất Mua Lại 7 Trạm Thu Phí BOT - VnExpress
-
Bộ Giao Thông Vận Tải đề Xuất Nhà Nước Chi 9.400 Tỉ đồng Mua Lại 7 ...
-
Bộ Giao Thông đề Xuất Mua Lại 7 Dự án BOT | Báo Dân Trí
-
Bộ Giao Thông- Vận Tải Xin Quốc Hội Cho Mua Lại Các Trạm Thu Phí ...
-
Đề Xuất Mua Lại 7 Dự án BOT Giao Thông Bằng Ngân Sách | VTV.VN
-
Bộ Giao Thông đề Nghị Bố Trí Hơn 9.400 Tỉ đồng Hoàn Trả Cho 7 Dự án ...
-
Bộ Giao Thông Vận Tải Sẽ Báo Cáo Quốc Hội Về Việc Mua Lại Nhiều ...