Bọ Lá đậu | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
Có thể bạn quan tâm
Đậu
Bọ lá đậuCerotoma trifurcata
Sâu bọ
Chữa cho cây trồng
Chụp ảnh
Xem chẩn đoán
Lấy thuốc
Sử dụng ứng dụng Plantix
Tóm lại
- Thiệt hại cắn phá xuất hiện trên rễ, nốt rễ, tán lá và các quả đang phát triển.
- Các lỗ nhỏ xuất hiện rải rác.
- Quả xuất hiện các vết sẹo.
- Năng suất cây trồng và chất lượng hạt giống bị sụt giảm.
- Trên cây, xuất hiện các con bọ có màu vàng sậm ngả đỏ, có các dấu góc cạnh trên cánh.
Cũng có thể được tìm thấy ở
3 Cây trồngĐậu Đậu Hà LanĐậu tươngĐậu
Triệu chứng
Ấu trùng và bọ trưởng thành ăn rễ, nốt rễ, lá mầm, lá (thường là ở mặt dưới) và quả. Bộ rễ và các mô mạch bị tổn hại có thể dẫn đến làm suy giảm quá trình cố định đạm ở cây. Thiệt hại trên phiến lá xuất hiện với các lỗ tròn nhỏ rải rác ở mặt lá. Bọ ăn quả tạo ra các vết sẹo ở bề mặt quả. Sản lượng và chất lượng hạt bị sụt giảm do bọ ăn quả. Mặt khác, các vết cắn phá trên quả tạo điều kiện cho các loài vi sinh như vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi loài bọ lá đậu Cerotoma trifurcata xuất hiện trên cây vào đầu mùa vụ, điều đó có thể dẫn đến tình trạng tổn thương cây con, rụng lá và bạc màu hạt.
Các khuyến nghị
Kiểm soát hữu cơ
Cho đến thời điểm này, chưa có biện pháp kiểm soát sinh học nào được xác định là có hiệu quả đối với loài sâu hại này.
Kiểm soát hóa học
Luôn cân nhắc khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nếu xác định thiệt hại cắn phá có thể gây ra sự sụt giảm sản lượng nghiêm trọng, nên áp dụng các biện pháp xử lý bằng hóa chất. Các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm pyrethroid, lambda-cyhalothrin hay dimethoate có thể góp phần giảm thiểu số lượng quần thể của loài sâu hại này.
Nguyên nhân gây bệnh
Bọ trưởng thành dài khoảng 6 mm, có màu từ vàng sậm đến đỏ. Cánh của chúng có thể mang các dấu góc cạnh đặc trưng, và bọ có một dấu hình tam giác màu đen đặc trưng ở vùng cổ. Bọ cái đẻ trứng gần thân cây, ở lớp đất mặt dày 5 cm ở trên cùng. Mỗi bọ cái có thể đẻ từ 125 đến 250 trứng trong suốt vòng đời của mình. Trứng nở ra sau từ 4 đến 14 ngày, tùy theo nhiệt độ trong đất. Ấu trùng có thân màu trắng và đầu màu nâu sẫm hay đen. Bọ trưởng thành sống qua mùa đông ở nhiều loại môi trường sống khác nhau quanh các cánh đồng đậu tương. Bọ lá đậu cũng là loài côn trùng truyền nhiều chủng vi-rút gây bệnh khác nhau.
Biện pháp Phòng ngừa
- Trồng muộn so với mùa vụ để giảm thiểu thiệt hại.
- Đếm số bọ và đánh giá thiệt hại đối với cây trồng từ đầu mùa vụ.
- Sử dụng các biện pháp phủ luống cây có thể tạo ra rào cản cơ học đối với các loài sâu hại này.
- Cày sâu và tránh trồng các cây họ đậu gần cánh đồng.
- Thực hiện kế hoạch luân canh đại trà.
Chia sẻ
Tải xuống Plantix
Từ khóa » Bọ Lá Cây
-
Bọ Lá Gray – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bọ Lá
-
Bọ Lá - ThienNhien.Net | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Bọ Lá - Sinh Vật Rừng Việt Nam
-
Loài Côn Trùng Có Khả Năng Sao Chép 99,99% Hình Dáng Lẫn Chuyển ...
-
Loài Côn Trùng “lá Cây đi Bộ” Hiếm Gặp ở Trung Quốc - YouTube
-
Phyllium (Bọ Lá) - YouTube
-
Bọ Lá Cây - Ai Nhìn Cũng Tưởng Lá Cho đến Khi Chúng Cử động
-
Ai Nhìn Cũng Tưởng Lá Cây Cho đến Khi Chúng Cử động Mới Tá Hỏa
-
Phát Hiện Loài Bọ Lá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát - Báo Tây Ninh
-
Bọ Cánh Cứng, Bọ Lá đậu | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep ...
-
BỌ LÁ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bọ Cánh Cứng, Bọ Lá đậu - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Đỏ Mắt 'soi' Những động Vật Hệt Như Hoa Cỏ - Báo Tuổi Trẻ
-
[Wiki] Họ Bọ Lá Là Gì? Chi Tiết Về Họ Bọ Lá Update 2021 - LATIMA