Bộ Lưu điện Cho Camera - UPS Online Và UPS Offline - Lắp đặt Camera

BỘ LƯU TRỮ ĐIỆN UPS | THIẾT BỊ LƯU TRỮ ĐIỆN | BÌNH TÍCH ĐIỆN

Có lẽ đối với anh em kỹ thuật camera quan sát thì bộ lưu điện UPS cho camera không quá xa lạ. Tuy nhiên không phải tất cả anh em đều hiểu hết về thiết bị này. Nhất là những anh em kỹ thuật mới vào nghề lắp camera. Đặc biệt hơn bài viết này hi vọng sẽ đến với các khách hàng đang có nhu cầu trang bị bộ lưu điện UPS cho camera hay cho bất kỳ thiết bị nào trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp của mình...có thêm những thông tin chi tiết hơn.

Giải pháp lắp đặt camera nhà xưởng mới nhất 2023

Cấu tạo bộ lưu điện UPS

Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực CCTV, không ít lần mình trang bị khá nhiều bộ lưu điện cho camera analog có và bộ lưu điện cho camera ip. Nhân tiện hôm nay cuối tuần mình xin chia sẽ những kiến thức mình có về UPS cho camera cho tất cả mọi người. Hi vọng những gì mình chia sẽ sẽ giúp ích được cho các bạn, nếu có những ý kiến hay hơn xin góp ý bên dưới để mình cùng phát triển nhé.

1. Vì sao phải sử dụng bộ lưu điện?

Nguồn điện rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong tổ chức sản xuất. Tất cả các thiết bị hoạt động dựa vào nguồn điện sẽ không tránh khỏi 2 trường hợp đó là bị cắt đường dây điện hoặc bị cắt điện lưới. Trong trường hợp này bạn có thể dùng máy phát điện chạy xăng, máy kích điện, dùng dầu để tạo điện... Tuy nhiên các cách trên đều tốn một khoản thời gian nhất định để tạo ra dòng điện. Do đó tất cả dữ liệu sẽ mất trong thời gian khởi động các thiết bị phát điện. Nhất là đối với hệ thống camera quan trọng, trong trường hợp đường dây bị cắt và đột nhập vào nhà thì camera vẫn hoạt động bình thường. Đảm bảo mọi khung hình đều được quay lại cận cảnh.

Vì vậy sử dụng thiết bị lưu điện UPS là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhất hiện nay. Hơn nữa việc sử dụng UPS còn đảm bảo dòng tải cho các thiết bị trong nhà luôn được đáp ứng đủ dòng điện tương ứng. Mang lại sự an toàn và nâng cao độ bền cho thiết bị nhà bạn.

Và cuối cùng bộ lưu điện UPS là thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng cất giấu, hoạt động bền bỉ, không phát sinh tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế vị trí đặt bộ lưu điện trong gia đình bất kỳ chổ nào cũng không ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

2. Bộ lưu điện là gì?

Bộ lưu điện hay còn gọi là UPS là viết tắt của từ Uninterruptible Power Supply là thiết bị cung cấp điện năng trong khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế nhằm duy trì hoạt động của thiết bị điện mà không bị gián đoạn khi điện lưới gặp sự cố. Bộ lưu điện UPS này còn được gọi với cái tên rất kỹ thuật đó là thiết bị lưu trữ điện hay bình tích điện.

a. Cấu tạo của UPS.

Bình lưu điện UPS có cấu tạo khá đơn giản gồm 2 bộ phận chính đó là Main và Ắc quy được đựng trong chiếc thùng bằng nhựa rất bền. Đầu tiên mình nói về Ắc Quy một chút xíu: Ắc quy hay nguồn điện thứ cấp là loại pin có thể được tái sử dụng nhiều lần chỉ cần nạp điện cho chúng bằng cách cấp điện vào bộ sạc để sạc. Các loại Ac Quy phổ biến như Ac quy khô, Ắc Quy chì, Ắc Quy nước...Trong UPS sẽ dùng Ac Quy khô để đảm bảo độ an toàn cũng như độ bền của UPS. Dung lượng của Ac Quy được tính bằng đơn vị Ah ( Ampe Giờ) chức năng chính của bình Ắc Quy đối với bộ lưu điện là tích điện lại mà thôi.

Trở lại với UPS thì bên trong Main sẽ các thiết bị chính như:

+ Bộ chỉnh lưu, chuyển mạch

+ Công tắc chuyển đổi

+ Công tắc bảo vệ

+ Mạch biến áp (Biến áp cơ)

+ Bộ biến đổi

+ Bộ sạc

Bên ngoài bộ tích điện UPS có các phần chính sau đây:

+ Các nút điều khiển, đèn tín hiệu

+ Các cổng mạng kết nối

+ Các cổng kết nối thiết bị tải

+ Các cổng kết nối đầu vào

+ Màn hình chức năng hiển thị thông số.

b. Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện UPS.

Sau khi tham khảo về cấu tạo của UPS thì chắc bạn sẽ hình dung được cơ chế hoạt động của thiết bị này rồi. Ở đây mình đính chính lại một chút xíu thông tin để các bạn rỏ hơn.

+ Thứ nhất: Không phải mỗi UPS chỉ có 1 cục Ắc Quy mà có thể chứa nhiều bình Ắc Quy để nâng thời gian tích điện cho UPS. Và so với UPS 1 ắc quy thì UPS có nhiều Ắc Quy sẽ hoạt động tốt hơn và tuổi thọ sẽ cao hơn. Và tất nhiên giá thành sẽ cao hơn.

+ Thứ 2 đó là không phải các UPS đều hoạt động giống nhau vì ứng với mỗi nhu cầu và điều kiện kinh tế khác nhau mà mình có thể lựa chọn các UPS khác nhau. Và mình sẽ phân loại các UPS phổ biến nhất hiện nay để các bạn dễ hình dung.

c. Phân loại bộ lưu điện UPS.

Về vấn đề phân loại thì ở đây mình sẽ phân loại theo cơ chế hoạt động với mục đích nhằm giúp các bạn lựa chọn đúng sản phẩm UPS nào phù hợp với điều kiện của mình nhất nhé.

Trên thị trường hiện tại có khá nhiều hãng cung cấp bộ lưu điện UPS và chúng được chia làm 2 loại chính đó là: UPS offlineUPS online.

***UPS offline là gì?

Với bộ lưu điện UPS offline được chia làm 2 loại đó là: Offline thuần và Offline sử dụng công nghệ Line Interactive.

+ UPS offline thuần: Có lẽ đây là loai UPS được dùng phổ biến nhất trên thì trường vì giá thành thấp nhất. Và đa phần số UPS đang được dùng trên thị trường là thuộc loại này. Vì đa số người Việt chúng ta luôn chọn những sản phẩm rẻ tiền và giá cả quyết định hành vi mua hàng. Nguồn điện lưới đầu vào thông qua một công tắc ngắt mạch (được ghi chữ "bypass" trong sơ đồ) đến với đường đầu ra.

Nguồn điện từ pin được chuyển đổi thành điện áp xoay chiều theo tham số phù hợp với nguồn điện địa phương. Khi mất điện lưới, hệ thống ắc quy cung cấp cho mạch điện giao động để chuyển thành dòng điện xoay chiều tiếp tục cung cấp cho thiết bị tiêu thụ.

Bộ lưu điện Offline

Nhìn qua sơ đồ này chúng ta dễ nhận ra nhược điểm của loại UPS offline: Thời gian chuyển mạch từ khi sự cố điện lưới cho đến khi nguồn pin cung cấp cho thiết bị tiêu thụ. Hiểu một cách đơn giản thế này: Công tắc ngắt điện khỏi nguồn lưới để chuyển sang dùng điện từ pin phải đảm bảo khi ngắt hoàn toàn ra khỏi lưới điện mới được phép cung cấp điện từ bộ Inverter (trên thực tế thì các UPS này có đến hai "công tắc chuyển mạch" kiểu như trên dược điều khiển cùng lúc - trong kỹ thuật thường gọi là "rơ le") bởi nếu không dòng điện cung cấp từ pin sẽ phải cấp cho cả lưới điện địa phương - và cũng như máy phát điện, hệ thống sẽ hư hỏng vì quá tải.

Tất nhiên là sơ đồ trên chỉ cho bạn thấy một cách nhìn tổng thể, sơ đẳng nhất, ở dưới đây là một sơ đồ có vẻ như sẽ tốt hơn cho bạn hình dung về quá trình làm việc của UPS offline. Tại sao tôi không sử dụng sơ đồ này ngay nhỉ? Ồ, thật đơn giản rằng nếu không có sơ đồ trên thì có lẽ rằng sơ đồ phía dưới đây sẽ trở lên khó hiểu hơn đối với bạn nhất là những người ít khi nhìn vào các mạch điện hoặc là có am hiểu nhiều về điện-điện tử. Ở hình này thể hiện hai trạng thái làm việc của một UPS offline thông thường (không có công nghệ Line interactive). Ở trạng thái lưới điện ổn định thì nguồn tiêu thụ sử dụng điện trực tiếp của lưới điện. UPS lúc này chỉ sử dụng một bộ nạp (charger) để nạp điện một cách tự động cho ắc quy mà thôi.

Khi điện áp lưới điện không đảm bảo (quá cao, quá thấp) hoặc mất điện thì lúc này mạch điện chuyển sang dùng điện cung cấp ra từ ắc quy và bộ inverter.

Nhược điểm của UPS offline:

Qua nguyên lý được phân tích như trên thì ta thấy rằng thời gian cung cấp điện cho thiết bị tiêu thụ vì thế mà bị gián đoạn. Sự gián đoạn này gây ra việc cung cấp nguồn điện không ổn định tại phía các thiết bị tiêu thụ: Một số máy tính bị tắt do nguồn máy tính (PSU) thuộc loại chất lượng thường hoặc công suất thấp, có khả năng tích điện tại tụ đầu nguồn đầu vào thấp so với nhu cầu công suất của các linh kiện trên máy tính, nên thời gian chuyển mạch của UPS đã gây dừng sự hoạt động của PSU. Rất nhiều người đã gặp điều này nhưng lại đổ lỗi cho chiếc UPS của họ - và họ có thể mang đi bảo hành rồi lại bị trả lại bởi vì kỹ thuật viên nơi bán đã kiểm tra và thấy chúng chẳng bị làm sao cả^^. Cũng qua sơ đồ, ta thấy rằng UPS offline không có công dụng ổn áp khi chúng sử dụng điện lưới bình thường - bởi đơn giản khi không có sự cố về lưới điện thì các thiết bị phía sau UPS đơn thuần được nối trực tiếp với lưới điện thông qua rơ le (phần bypass trong sơ đồ trên). Có vẻ như nhiều người cho rằng UPS luôn tích hợp sẵn công dụng ổn áp phải không? Đúng là nó có tính năng ổn áp, nhưng không phải loại UPS offline này - mà là loại UPS online mà bạn sẽ xem ở phần dưới.

+ Bộ tích điện sử dụng công nghệ Line Interactive:

*** Công nghệ Line Interactive là gì?

Đây là công nghệ tiếp theo sau công nghệ Offline, tuy không phát triển lên một tầm mới rõ ràng hơn nhưng cũng khắc phục được nhược điểm mà công nghệ Offline đang tồn tại. Điểm đặc trưng tiến triển mới của công nghệ này đó là “Ổn áp nguồn điện” và “thay đổi dạng sóng”

- Ổn áp đầu ra: Nguồn điện tạo ra từ công nghệ này luôn ổn định trong ngưỡng từ 200VA – 240VAC

- Dạng sóng: Thay vì sử dụng sóng vuông chuyển sang sóng Sine mô phỏng

Khắc phục nhược điểm của loại UPS offline thông thường là loại UPS offline công nghệ Line interactive. Do sự tích cực hơn trong nguyên lý hoạt động nên chúng lại có giá thành cao hơn so với loại UPS offline thông thường.

Sơ đồ mạch điện UPS

Bạn có thấy rằng sơ đồ mạch của loại UPS này có vẻ gì đó giống như sơ đồ mạch của loại UPS offline đơn thuần phía bên trên hay không? Chắc là bạn cũng nhận thấy điều này: Phần nhánh ắc quy và inverter không thay đổi, chỉ có phía bên nhánh cung cấp điện cho thiết bị tiêu thụ điện lẽ ra được nối trực tiếp thì lại được nối loằng ngoằng qua những ký hiệu gì đó khó hiểu. Đúng thế thật, tôi nhìn vào đó cũng chẳng biết gì - bởi vì tôi không được học chính thống về điện tử, và do đó tôi đoán bạn cũng như vậy^^. Một lát nữa thôi, bạn sẽ nhìn xuống phía dưới và nhìn thấy chúng thật đơn giản: Đó là một biến áp. Như vậy thì UPS offline công nghệ line interactive hơn gì so với loại UPS offline thông thường? Tôi nghĩ chính là ở điểm có cái biến áp đó. Biến áp này về bản chất thì giống như các loại biến áp tự ngẫu trước đây mà nhiều người dân Việt Nam đã từng sử dụng (thời điểm trước khi xuất hiện các ổn áp nội địa hiệu LiOA chiếm lĩnh thị trường): Có nghĩa là nếu điện áp của lưới điện thấp hay cao thì chúng ta phải chạy đến chỗ cái biến áp tự ngẫu đó để xoay xoay, vặn vặn nó. Ở đây cũng vậy, mặc dù chúng không được như chiếc "ổn áp" để có thể tự động xoay mà lại sử dụng các nấc chuyển mạch để thay đổi mức điện áp của nó nhưng cũng có các cách để tự động thực hiện việc đó. Và bây giờ, xin xem hình dưới này, tôi nghĩ rằng nó đã bị chia thành bốn hình cho các trường hợp khác nhau nên để dành cho nó về việc phân tích nguyên lý làm việc một cách sâu hơn chút nữa.

UPS offline Line Inverter

Ở đây, theo hình ngay phía trên, ta dễ nhận thấy rằng nhánh cung cấp điện trực tiếp cho thiết bị tiêu thụ được thông qua một biến áp tự ngẫu (sơ đồ trên vẽ thì không chính xác là biến áp tự ngẫu đâu, nhưng ta nên hiểu là biến áp tự ngẫu). Ở đây có các trường hợp sau: Trong trường hợp điện áp cấp vào UPS bình thường, có nghĩa là chúng xấp xỉ thông số đầu ra ở lưới điện địa phương của bạn thì mạch UPS hoạt động như khung hình phía trên-bên trái. có nghĩa rằng biến áp tự ngẫu lúc này có số vòng dây sơ cấp bằng thứ cấp, do đó không có sự can thiệp nào vào điện áp đầu ra - và UPS hoạt động giống như loại UPS offline thông thường. Trong trường hợp điện áp của lưới thấp hơn so với điện áp chuẩn, biến áp tự ngẫu sẽ chuyển mạch sang một nấc khác, làm cho điện áp đầu ra đảm bảo đúng thông số yêu cầu. Trong trường hợp điện áp của lưới điện cao hơn so với thông số chuẩn thì trường hợp này cũng vậy. Trong trường hợp mất điện lưới UPS offline công nghệ Line interactive sẽ chuyển các mạch giống như loại UPS thông thường: tức là chúng ngắt nhánh đi qua biến áp tự ngẫu và chuyển sang sử dụng nhánh ắc quy với inverter. Bạn thấy chúng có ổn định được điện áp hay không? Rõ ràng rằng loại UPS offline theo công nghệ line interactive này tiến bộ hơn loại UPS offline truyền thống: Chúng có thể ổn định điện áp so với việc không có một chút chức năng ổn áp nào của loại offline truyền thống như đã nói ở trên. Mở rộng ra một chút với người am hiểu về điện-điện tử bạn có thể hiểu rằng chiếc biến áp trong sơ đồ trên hoàn toàn thuộc loại biến áp tự ngẫu thông thường, có nghĩa là chúng chỉ có một cuộn dây và các đầu ra khác nhau. Vậy thì chúng chuyển mạch bằng cách nào? Tất nhiên là qua các rơ-le rồi. Khi tôi mở một chiếc UPS công nghệ Line-Interactive thì nhận thấy chúng có khoảng 5 chiếc rơ-le, trong đó một chiếc lớn nhất nằm ở phía sau máy, bốn chiếc còn lại trên mạch in. Rơ le này do các mạch điện của UPS điều khiển chúng. Nếu bạn có một chiếc UPS loại này thì bạn dễ nhận thấy rằng chúng có thể phát ra các tiếng kêu lách tách nhỏ do sự làm việc của các rơle đó.

*** UPS online Khắc phục hoàn toàn các nhược điểm trên là loại UPS online, chính vì vậy mà loại UPS này thường có giá bán cao nhất so với các loại trên. Ở đây, chúng ta thấy rằng viếc cấp điện cho thiết bị tiêu thụ là hoàn toàn liên tục khi có sự cố về lưới điện. Hãy thử phân tích sơ đồ dưới góc độ người sử dụng như sau:

Nguồn điện lưới lúc này không cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị, mà chúng được biến đổi thành dòng điện một chiều tương ứng với điện áp của ắc quy. Ở đây trong mạch đã thể hiện sự cung cấp điện từ ắc quy và chính từ lưới điện đến bộ inverter để biến đổi thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Như vậy, có thể thấy rằng trong bất kỳ sự cố nào về lưới điện thì UPS online cũng có thể cung cấp điện cho thiết bị sử dụng mà không có một thời gian trễ nào. Điều này làm cho thiết bị sử dụng rất an toàn, và ổn định.

Sơ đồ UPS Online

UPS online sẽ luôn luôn ổn định điện áp đầu ra bởi cũng theo mạch thì điện áp đầu vào lúc này được biến đổi xuống mức điện áp ắc quy và chúng có công dụng như một ắc quy có dung lượng lớn vô cùng (nếu không bị sự cố lưới điện), mạch inverter sẽ đóng vai trò một bộ ổn định điện áp. Vì vậy chỉ với các loại UPS online mới có công dụng ổn áp một cách triệt để.

3. Kinh nghiệm chọn mua và sử dụng UPS đúng cách.

Ở mục này mình muốn nói với các bạn 1 số vấn đề mà trước khi tìm hiểu về UPS mình cũng gặp phải. Khi mua UPS từ một đơn vị chuyên bán UPS thì việc đầu tiên là phải nắm rỏ nguyên lý hoạt động và biết cách sử dụng UPS thành thạo. Tránh tình trạng mua về tự lắp đặt dễ gây ra tình trạng sử dụng UPS không an toàn.

+ Cách bật UPS sau khi đã kết nối với điện lưới:

Cách sử dụng bộ lưu điện UPS an toàn là sau khi được nối với nguồn điện, việc đặt bộ lưu điện UPS làm việc theo chế độ by-pass hay không là nhờ phần mềm là WinPower.

Đối với dòng model từ 6KVA trở lên thì chế độ by-pass được cài đặt sẵn, vì thế mà người dùng thường rất dễ quên việc bật UPS bộ lưu điện và khi có sự cố về điện thì thiết bị sẽ bị ngắt một cách đột ngột và sẽ không đúng với cách sử dụng bộ lưu điện UPS.

Ấn và giữ nút “Power on” trong 03 giây để bật bộ lưu điện UPS.

Khi đã được kích hoạt, bộ lưu điện UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra với đèn báo (các đèn báo từ 1-6) ở mặt trước được bật lên và sau đó từng đèn một lần lượt tắt đi theo quy trình từ dưới lên.

Vài giây sau đèn báo bộ chuyển đổi được bật lên, UPS đang hoạt động theo chế độ sử dụng điện nguồn.

Nếu nguồn điện không bình thường, bộ lưu điện UPS sẽ làm việc theo chế độ ắc quy.

+ Cách bật UPS khi không kết nối với nguồn điện:

Không cung cấp điện nguồn, nhấn và giữ nút “Power on” trong 03 giây để bật UPS

Trong quá trình bật điện UPS hoạt động giống như khi nó được nối với điện nguồn, trừ việc đèn báo hiệu điện nguồn không bật sáng và thay vào đó đèn báo hiệu ắc quy bật sáng.

+ Cách tắt thiết bị lưu điện UPS khi đang kết nối với nguồn điện:

Ấn và giữ nút “Power off” trong 03 giây để tắt bộ lưu điện UPS và bộ chuyển đổi cũng được tắt ngay lập tức.

Khi đang được tắt, UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra, tất cả các đèn báo từ 01 – 06 sẽ sáng lên và tiếp sau đó tắt từ từ từng cái một theo tứ tự từ dưới lên.

Sau khi đã hoàn thành các bước trên để tắt bộ lưu điện UPS, ổ cắm đầu ra của UPS vẫn có dòng điện. Để ngắt dòng điện đầu ra của UPS các bạn chỉ cần ngắt nguồn cung cấp điện và UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra theo hướng dẩn cách sử dụng bộ lưu điện UPS.

Sau cùng không còn có đèn báo nào sáng ở mặt trước và các ổ cắm đầu ra của UPS không còn có điện áp nữa.

+ Tắt bộ lưu điện UPS đang hoạt động ở chế độ ắc quy:

Ấn và giữ nút “Power off” trong 03 giây để tắt UPS

Khi đang được tắt, UPS bắt đầu tự kiểm tra và tất cả các đèn báo từ 01-06 sẽ sáng lên và sau đó tắt dần từng cái đèn theo các thứ tự từ dưới lên.

Cuối cùng không còn đèn nào sáng ở mặt trước của bộ lưu điện UPS và ổ cắm đầu ra của UPS không còn điện áp nữa.

+ Nạp và xả bộ tích điện:

Cách sử dụng bộ lưu điện UPS ở môi trường có lắp đặt bộ điều hòa nhiệt độ (20 độ C – 25 độ C), khoảng 06 tháng nên để UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần. Ở những nơi không có điều hòa nhiệt độ (> 30 độ C) khoảng 03 tháng nên để bộ lưu điện UPS hoạt động ở chế độ ắc quy 01 lần để UPS bộ lưu điện tự xả cho đến khi còn khoảng 50% dung lượng ắc quy.

Để thực hiện việc này bằng cách rút ổ cắm điện của UPS ra khỏi điện lưới. Sau đó cắm điện trở lại cho bộ lưu điện UPS sạc lại với thời gian sạc lại ít nhất 08 giờ.

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo UPS đang được sử dụng cũng như đang lưu kho đều phải luôn tuân thủ theo quy trình bảo dưỡng nêu trên để không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy.

+ Bảo vệ bộ lưu điện UPS:

Khi điện lưới mất điện không nên để bộ lưu điện UPS sạc ắc quy quá lâu (sẽ xả cạn kiệt ắc quy), đặc biệt đối với tải quá nhỏ (<15% công suất của UPS). Việc ắc quy xả quá lâu sẽ là một trong những nguyên nhân gây cho hư hỏng ắc quy của bạn, đây là tỷ lệ hư hỏng đứng thứ 02 sau ảnh hưởng của nhiệt độ không đúng cách sử dụng bộ lưu điện UPS.

Nếu UPS bộ lưu điện lưu kho hay không sử dụng 03 tháng trở lên, thì phải cắm điện lưới cho UPS hoạt động để tự sạc với thời gian sạc lại ít nhất 08 giờ.

+ Sử dụng đúng tải trọng:

Khi điện lưới mất điện không nên để bộ lưu điện UPS sạc ắc quy quá lâu (sẽ xả cạn kiệt ắc quy), đặc biệt đối với tải quá nhỏ (<15% công suất của UPS). Việc ắc quy xả quá lâu sẽ là một trong những nguyên nhân gây cho hư hỏng ắc quy của bạn, đây là tỷ lệ hư hỏng đứng thứ 02 sau ảnh hưởng của nhiệt độ không đúng cách sử dụng bộ lưu điện UPS.

Nếu UPS bộ lưu điện lưu kho hay không sử dụng 03 tháng trở lên, thì phải cắm điện lưới cho UPS hoạt động để tự sạc với thời gian sạc lại ít nhất 08 giờ.

Thứ hai đó là UPS là thiết bị lưu trữ điện có thời gian nhất định nhằm sử dụng cho các thiết bị quan trọng trong gia đình, công ty, công nghiệp...Dựa vào cấu tạo bạn có thể thấy rằng UPS có 2 phần chính là Main và Ắc Quy. Một UPS chất lượng được cấu thành từ 3 yếu tố.

- Thương hiệu: Hiện nay có rất nhiều thương hiệu UPS nhưng mình chỉ nêu ra các thương hiệu phổ biến mình hay dùng như: CyberPower, APC, Apolo, Santak, Maruson.

- Công suất của UPS: Thì phần này mình sẽ nói cụ thể ở bên dưới về cách tính thời gian lưu trữ là như thế nào. Công suất càng lớn thì tất nhiên giá thành càng cao và thời gian tích điện càng lâu.

- Chất lượng và số lượng Ắc Quy có trong UPS: Một UPS có thể có nhiều Ắc Quy bên trong và thời gian tích điện phụ thuộc hoàn toàn vào Ắc Quy. Tránh đặt UPS tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặt trong môi trường thoáng mát, không để các đồ vật lên UPS và phải cách UPS 45cm để UPS có thể hoạt động tốt nhất. Đặc biệt không để UPS tại nơi có độ ẩm cao, hóa chất và nhiều bụi. Không được đặt nghiêng bộ lưu điện hoặc bọc kín UPS. Điều này sẽ gây ra tình trạng UPS phát ra tiếng ồn và cháy UPS...

+ Sạc no ắc quy ngày lần đầu trước khi sử dụng.

Khi mới bắt đầu mua bộ lưu điện về, bạn nên sạc (charge) cho ắc quy “no” rồi mới nên đem vào sử dụng. Thời gian sạc điện thông thường sẽ kéo dài khoảng 10h. Thông thường khi xuất xưởng thì mọi ắc quy đều được nạp no điện, tuy nhiên trong quá trình xuất xưởng cho đến lúc bạn đem về sử dụng thì luôn có một thời gian nên lượng điện trong bình ắc quy kiểu gì cũng có hao hụt. Chính vì vậy mà bạn nên sạc trước khi sử dụng để đảm bảo ắc quy đã no như vậy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho ắc quy cũng như bộ lưu điện.

+ Không nên dùng ắc quy cho đến cạn kiệt nguồn điện.

Ắc quy phóng điện càng sâu ( cho đến lúc cạn kiệt) thì vòng đời (thời gian sử dụng) của ắc quy càng ngắn. chính vì thế mà nếu nhu cầu sử dụng của bạn là cần thời gian dài thì bạn nên lựu chọn ắc quy có dung lượng lớn để có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng của mình mà không sử dụng đến cạn kiệt nguồn điện năng trong ắc quy. Chỉ nên sử dụng 80% năng lượng của ắc quy.

+ Không được để ắc quy quá nóng.

Nhiệt độ môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của ắc quy, chính vì thế mà khi đặt bộ lưu điện thì bạn cần chú ý đến môi trường xung quanh. Nhiệt độ thích hơpj nhất cho ắc quy là từ 0 đến 25 độ C.

+ Chọn dòng nạp phù hợp với ắc quy.

Khi nạp điện cho ắc quy, bạn không nên nạp với những dòng quá lớn so với dung lượng của nó được nạp và nên chọn loại sạc có thể tự động căn chỉnh dòng nạp. Dòng nạp chuẩn đối với ắc quy đúng chuẩn là 1/10 tức là dòng nạp chỉ nên bằng 1 phần 10 dung lượng của ắc quy.

4. Cách tính công suất và lựa chọn dung lượng UPS cho hợp lý.

Có một chú ý ở đây mình muốn bạn để ý đó là thường khi mua bộ lưu điện thì bạn sẽ chú ý tới 2 thông số đó là VA và W. Giả sử bạn mua một UPS được ghi là 1100VA/600W bạn hiểu một điều là số 1100VA chính là thông số chính của thiết bị lưu trữ điện UPS và số 600W đó được tính ra nhờ công thứ:

P (Công suất )=VA*Pf ( Pf chính là hệ số công suất của bộ lưu điện dao động từ 0,54 đến 0,9 ). Vì thế mà người ta thường ghi đơn vị trên UPS là VA/W.

Và bạn nên nhớ là bộ tích điện này không thể lưu điện mà không có ắc quy. Các bạn thường đặt ra câu hỏi là 600W thì lưu được bao lâu. Thật ra 600W chính là hạn mức tối đa mà bộ lưu điện này tải được cho tổng công suất của các thiết bị bạn đang cần lưu điện. Vì vậy hãy chú ý vấn đề này khi chọn UPS.

Nếu muốn chọn được bộ lưu điện giá rẻ mà tốt nhất bạn nên tham khảo các bước sau đây:

+ Bước 1: Tính tổng công suất các thiết bị bạn đang cần cấp điện. Thì thông thường công suất của một thiết bị được tính bằng công thức.

P=U*I

P=Công Suất

U: Hiệu điện thế

I: Cường độ dòng điện.

Trường hợp bạn có 1 chiếc camera ghi thông số đầu vào là 12V-2A thì công suất cực đại của nó là 24W/1h. Nhưng camera thì sẽ không hoạt động tới công suất đó vì nguồn 1A cũng đủ cấp rồi.

Không nên dùng bộ lưu điện cho các thiết bị không cần thiết và tốn nhiều công suất. Như vậy bạn sẽ bỏ ra một chi phí khá lớn để mua UPS rồi.

+ Bước 2: Sau khi tính được tổng công suất các thiết bị bạn cần lưu điện thì bạn phải chọn công suất cho thiết bị lưu điện UPS. Nếu bạn dùng các thiết bị có mức tiêu thu điện năng ít thì bạn nên chọn UPS có công suất gấp 1,5 lần. Ngược lại bạn cần lưu điện cho các thiết bị có công suất lớn thì bạn phải lựa UPS có công suất lớn gấp 2 hoặc 3 lần để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.

+ Bước 3: Xác định thời gian cần lưu điện cho thiết bị của bạn. Tùy theo mục đích mà bạn lựa chọn UPS cho phù hợp. Giá của bộ lưu điện phụ thuộc rất nhiều vào bước này. Lưu điện càng lâu thì giá thành càng cao.

+ Bước 4: Tính toàn số lượng Ắc Quy cho UPS và thời gian lưu trữ. Nên nhớ số lượng Ắc Quy phụ thuộc vào thời gian lưu nhé.

Như đã trình bày ở trên thì Ắc Quy có đơn vị là Ah và được tính bằng công thức sau:

Ah=(T*W)/(V*Pf)

T: Thời gian cần lưu điện cho hệ thống.

W: Công suất của bộ lưu điện UPS.

V: Hiệu điện thế của mạch nạp điện cho Ắc Quy ( số lượng bình Ắc Quy * 12V ) Vì đa số UPS sử dụng mạch 12V để sạc cho Ắc Quy và V được tính bằng số lượng *12v.

Ah: Chính là dung lượng của Ắc Quy.

Pf: Dao động từ 0,55 đến 0,9.

Công thức này được tính khi đã xác định được thời gian T cần lưu điện nhé. Thường bạn sẽ tính ra số lẽ cho nên khi chọn Ắc Quy thì chọn Ah cao hơn số mình tính ra nhé.

Tiếp theo là tính thời gian hoạt động chính xác cho tất cả các thiết bị của bạn thì bạn áp dụng công thức sau:

T= (AH * V * pf) / W

AH, V, Pf,W được ghi sẵn trên UPS rồi cho nên bạn chỉ tính thôi nhé. Chú ý là người ta không ghi W mà ghi VA thì W=VA*Pf nhé.

*** Lưu ý: Tất cả công thức trên được áp dụng cho mạch nạp cho Ắc Quy UPS là 12V nhé.

Ví dụ cụ thể :

Lựa chọn bộ lưu điện và ắc quy để chay 1 máy tính xách tay, 1 máy in laser 1 máy fax , hệ thống mạng, 1 đèn típ 1m20, 1 bộ máy tính văn phòng, 1 tổng đài dùng khi mất điện trong 8 tiếng (Giả sử mất điện 1 ngày).

Bước 1: Công suất thực tế = 110 + 250 + 45+ 10 + 40 + 300 + 45 = 800W

Bước 2: W = 800*1.5 = 1200W cần chọn UPS công suất khoảng 1200W, vì vậy chọn loại UPS 2000VA.

Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng T = 1 giờ làm việc.

Bước 4: Dung lượng ắc quy tính theo công thức 1 là

Theo công suất thực tế: AH = (1*800)/(48*0.6) = 27.8Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 12V/33AH hoặc 2 ắc quy 12V/65AH là đảm bảo yêu cầu (Trên thực tế, thị trường không có loại ắc quy 27.8AH nên ta chọn loại ắc quy có dung lượng cao hơn và gần với yêu cầu nhất).

Theo công suất đỉnh: AH = (1*1200)/(48*0.6) = 41.7Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 12V/45AH là đảm bảo yêu cầu.

Vậy lựa chọn mua ắc quy thế nào cho phù hợp? Nếu bạn sử dụng đúng công suất thực tế của thiết bị và chắc chắn dùng đúng 1 giờ thì chỉ cần 4 ắc quy 33Ah (hoặc 2 ắc quy 65AH), còn nếu muốn dùng phát sinh thêm vài thiết bị nữa thì nên chọn 4 ắc quy loại 45Ah để đảm bảo không bị quá tải.

Sau khi tham khảo có các thông tin trên chắc bạn đã biết cách tính thời gian lưu điện của UPSbiết được thời gian lưu điện của UPS là bao lâu rồi đúng không ạ? Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các bạn có thêm thông tin. Khi có nhu cầu lắp đặt camera kèm thêm bộ lưu điện để lưu lại tất cả dữ liệu khi mất điện. Vui lòng liên hệ qua hotline trên màn hình để được khảo sát và tư vấn cụ thể hơn.

Kính chúc các bạn có một ngày nghĩ cuối tuần vui vẻ bên gia đình!

Từ khóa » Sơ đồ Ups Online