Bọ Nẹt Là Gì? Đặc Điểm, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bọ nẹt là loài sâu bọ thường xuất hiện trên những cây trồng quanh nhà ở nông thôn, đặc biệt là cây chuối. Bạn đang thắc mắc bọ nẹt là con gì? Hãy cùng mình tìm hiểu về bọ nẹt và cách chữa trị khi bị bọ nẹt cắn trong bài viết hôm nay bạn nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tìm hiểu về con bọ nẹt
    • Đặc điểm chung
    • Chất độc của bọ nẹt
    • Cây đơn bọ nẹt
  • Các loại bọ nẹt
    • Bọ nẹt chuối
    • Bọ nẹt xanh
    • Bọ nẹt tre
    • Bọ nẹt ổi
  • Cách chữa bọ nẹt đốt
  • Cách chữa dị ứng bọ nẹt
    • Trà xanh
    • Lá khế
    • Vỏ bí đao
    • Thân cây đu đủ

Tìm hiểu về con bọ nẹt

Đặc điểm chung

Bọ nẹt được biết đến là 1 loại sâu bọ gây hại cho cây trồng, đặc biệt là cây chuối. Chúng phá hoại lá cây rất nhanh bằng nhiều cách như bám, cắn nát lá. Trên thân bọ nẹt được phủ 1 lớp lông mỏng, nó có màu nâu hoặc màu xanh giống như đọt chuối, nên thường được mọi người gọi với cái tên là bọ nẹt chuối.Tương tự các loại sâu bướm, sâu róm khác, lông của bọ nẹt có thể bắn ra xa và gây ngứa, đỏ rát khó chịu.

Để trưởng thành, bọ nẹt phải trải qua 4 giai đoạn là:

Trứng: Đây là thời điểm dễ xử lý nhất. Trứng bọ nẹt sẽ được đẻ thành từng đám, ban đầu có màu vàng, sau đó ngả dần sang màu nâu.

Ấu trùng: Ấu trùng nẹt thường có màu nâu, nhiều lông. Giai đoạn ấu trùng là thời điểm mà bọ nẹt có sức phá hoại nhất, gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

Nhộng: Đây là giai đoạn vô hại của bọ nẹt. Chúng sẽ chỉ nằm trong kén để chuyển hóa dần thành bướm.

Bướm trưởng thành: Đến giai đoạn cuối cùng, bọ nẹt trở thành bướm ngứa. Phấn bướm gây sưng đỏ, ngứa ngáy cho người dính phải.

Bọ nẹt được biết đến là 1 loại sâu bọ gây hại cho cây trồng
Bọ nẹt được biết đến là 1 loại sâu bọ gây hại cho cây trồng

Xem thêm: Bọ Rùa Là Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi

Chất độc của bọ nẹt

Bọ nẹt có rất nhiều lông tơ, khi tiếp xúc, lông của chúng sẽ đâm vào da. Đầu lông của bọ nẹt có chứa nhiều chất hóa học như chất histamin. Khi tiếp xúc với da sẽ gây ngứa ngáy, tổn thương bề mặt da. Nặng hơn có thể gây viêm da, mụn nước.

Cây đơn bọ nẹt

Cây bọ nẹt hay còn được gọi là cây bọ mẩy. Đây được xem là 1 trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Cây bọ nẹt có màu xanh, lá nhẵn, cao khoảng từ 1-1,5 mét thường mọc thành bụi. phân bố chủ yêu tại những vùng đồi núi cao của nước ta.  Nó có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, đau đầu, viêm gan B,rong huyết,…

Có thể bạn quan tâm: Tại sao iPhone bị sập nguồn khi vẫn còn pin? Khắc phục ngay

Các loại bọ nẹt

Bọ nẹt chuối

Thường có màu xám, sau 1 khoảng thời gian chuyển thành màu xanh. Đây là loại sâu bọ thường thấy nhất trên cây chuối. Chúng gặm nhấm lá cây chuối thành từng vùng như hình  cửa sổ. Sau đó, các vùng dần mở rộng dẫn đến lá rụng. Bọ nẹt chuối gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây, làm giảm năng suất cây trồng.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn 1 vài cách diệt bọ nẹt cho cây:Thuốc diệt côn trùng, sâu bọ: Sử dụng Wofatox 0,1% phun lên những tàu lá chuối có bọ nẹt chính là cách diệt bọ nẹt cho lá chuối hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Abamectin, Diafenthiuron, Emamectin Benzoate, Rotenone,… Đây đều là những thuốc diệt côn trùng có hiệu quả lâu, rất hữu ích trong việc ngăn bọ nẹt quay trở lại phá hoại cây.

Sử dụng hành tây: Trong hành tây chứa nhiều tinh chất có tác dụng xua đuổi côn trùng. Bạn hãy sử dụng khoảng 100g hành tây xay cùng 1 lít nước, sau đó đem ủ trong bình kín khoảng 1 tuần. Phun dung dịch này lên lá chuối có bọ nẹt. Tuy nhiên cách này chỉ có thể xua đuổi các loại côn trùng trong thời gian ngắn, do đó bọ nẹt có thể quay trở lại sau vài tuần.

Bắt bọ nẹt bằng biện pháp thủ công: Đây là cách diệt bọ nẹt đơn giản nhất. Sử dụng 1 vài đồ dùng hoặc đeo bao tay để bắt những con bọ nẹt xuống khỏi lá chuối và tiêu diệt chúng. Hãy đảm bảo rằng những chiếc lông của bọ nẹt không thể chạm vào người bạn nhé.

Bọ nẹt xanh

Bọ nẹt xanh có kích thước to hơn nhưng loại bọ nẹt khác. Nó thường xuất hiện trên những cây trồng ăn quả. Với màu xanh gần giống như lá cây, bọ nẹt xanh là nỗi ám ảnh của nhiều người dân khi vào mùa thu hoạch quả.

Bọ nẹt tre

Bạn đã từng thấy hình ảnh những chiếc lá tre bị nấm nham nhở chưa? Điều này chính là do những con bọ nẹt tre tạo nên. Những côn trùng này không trực tiếp phá hủy hết lá tre mà nó tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây tre.

Bọ nẹt ổi

Nhìn chung bọ nẹt ổi khá giống với bọ nẹt xanh mà mình đã liệt kê ở trên, tuy nhiên nó lại có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, những con bọ nẹt ổi thường có màu sắc đậm và trên chân có nhiều lông dài.

Cách chữa bọ nẹt đốt

Bọ nẹt đốt có thể gây ra ngứa ngáy, sưng đỏ cho cơ thể. Nếu chẳng may bạn chạm phải bọ nẹt, đừng quá lo lắng mình sẽ chỉ cho bạn 1 vài cách xử lý:

  • Sử dụng rau má, khoai sọ vò nát rồi chà xát vào chỗ ngứa.
  • Lấy ngay 1 chút tóc rối để chà xát vào vùng da đụng vào bọ nẹt. Cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy được lông của bọ nẹt ra khỏi da.
  • Sử dụng cơm trắng lăn qua vùng da để lấy lông và giảm đau ngứa cho vùng da.
  • Sau khi lỡ chạm vào bọ nẹt, bạn nhanh chóng đập nát con bọ rồi lấy phần ruột và phân của nó chà xát vào vùng da đang đau ngứa.

Cách chữa dị ứng bọ nẹt

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng mắc phải căn bệnh dị ứng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể là do thời tiết, thức ăn, phấn hoa, phấn từ các con vật,… Bệnh dị ứng rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu chỉ nổi lên những nốt đỏ trong 1 vị trí nhất định trên cơ thể thì gọi là mẩn ngứa, hay còn gọi là “ dị ứng bọ nẹt”.

Dị ứng bọ nẹt tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nó khiến người mắc bệnh bứt rứt, khó chịu trong người và tốn kém khi mua nhiều loại thuốc.Trong dân gian lưu truyền cách chữa dị ứng bọ nẹt đơn giản, dễ tìm mà lại đem đến hiệu quả cao như sau:

Trà xanh

Trà xanh được biết đến là loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất hiệu quả trong việc chữa trị dị ứng, mẩn ngứa trên da.Cách sử dụng: Chuẩn bị trước 20 gram lá trà tươi, sau đó đun sôi lá trà với 1 lít nước rồi lau qua phần da bị dị ứng. Nên sử dụng lau qua vùng da bị dị ứng ngày 2 lần.

Lá khế

Là một trong những cách chữa dị ứng hiệu quả được ông cha ta truyền lại, lá kế có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.Cách sử dụng: Lấy 1 nắm lá khế (tốt nhất là lá xanh tươi) đem về rửa sạch, bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút. Đừng quên bỏ thêm vào chút muối tinh. Sử dụng nước này để tắm rửa, đồng thời chà nhẹ lên vùng da bị dị ứng để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Vỏ bí đao

Vỏ bí đao kết hợp cùng hoa cúc, thược dược đem pha với mật ong chính là bài thuốc chữa dị ứng được nhiều người sử dụng.Cách sử dụng: Nấu nước với vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ. Sau đó dùng ray lọc lấy phần nước rồi đem pha với mật ong để uống trong ngày. Mỗi ngày uống khoảng 750ml đến 1 lít. Thực hiện liên tục trong 7 ngày ( 1 liệu trình) sẽ đem lại hiệu quả giảm ngứa ngáy, mát gan và thanh lọc cơ thể.

Thân cây đu đủ

Theo sách y học cổ truyền, nếu biết cách kết hợp thì thân cây đu đủ có công dụng trong việc chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Bài thuốc sử dụng thân cây đu đủ sẽ đem đến hiệu quả tức thì cho người bị dị ứng.Cách sử dụng: Chuẩn bị trước 100ml giấm gạo, 1 khúc thân cây đu đủ, 1 củ gừng tươi. Cho 3 nguyên liệu kể trên vào nồi nấu cùng lúc, đun đến khi cạn giấm thì gắp thân đu đủ và gừng ra sử dụng. Lấy hỗn hợp đu đủ và gừng còn ấm bôi lên vùng da bị dị ứng sẽ đem lại hiệu quả giảm ngứa tức thời.

Trên đây là những thông tin về bọ nẹt và 1 vài cách chữa trị khi bị bọ nẹt cắn cũng như dị ứng bọ nẹt. Mong rằng những thông tin mình chia sẻ có ích đối với các bạn. Hãy chia sẻ bài viết này đến với nhiều người xung quanh bạn nhé. 

Từ khóa » Hình ảnh Con Sâu Chuối