Có Con Sâu Răng Không? Hình ảnh Con Sâu Răng? Video Bắt Con Sâu ...

Nhiều người cho rằng, con sâu răng chính là nguyên nhân gây ra ăn mòn và phá huỷ men răng. Tuy nhiên, có ý kiến trái lại cho rằng sâu răng là do một loại vi khuẩn gây nên. Vậy có con sâu răng không? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ bật mí chi tiết đến bạn.

  • 1. Thông tin về con sâu răng
    • 1.1. Con sâu răng là con gì?
    • 1.2. Cách bắt con sâu răng tại nhà
    • 1.3. Có con sâu răng không?
    • 1.4. Hình dạng và cấu trúc của con sâu răng
  • 2. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng và tác động của chúng
    • 2.1. Streptococcus mutans
    • 2.2. Streptococcus sobrinus
  • 3. Cách điều trị con sâu răng
    • 3.1. Làm sạch vết sâu và lấy đi phần sâu của răng
    • 3.2. Lấp vết sâu bằng chất liệu phù hợp
    • 3.3. Trám răng để điều trị sâu răng nặng
    • 3.4. Nhổ răng trong trường hợp sâu răng quá nặng
  • 4. Cách phòng ngừa sâu răng
    • 4.1. Chăm sóc răng miệng thường xuyên
    • 4.2. Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế đường
    • 4.3. Sử dụng súc miệng và kem đánh răng chứa fluoride
    • 4.4. Kiểm tra và chữa trị các vấn đề răng miệng kịp thời
  • 5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sâu răng
    • 5.1. Sâu răng có thể lây lan không?
    • 5.2. Trẻ em có dễ bị sâu răng hơn người lớn không?
    • 5.3. Sâu răng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
    • 5.4. Sâu răng có khác gì so với viêm nướu?
    • 5.5. Sâu răng có phải do vi khuẩn gây ra không?
    • 5.6. Có phải tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng không?
    • 5.7. Sử dụng kem đánh răng có thể ngăn ngừa sâu răng không?
    • 5.8. Ăn nhiều đồ ngọt có gây ra sâu răng không?

1. Thông tin về con sâu răng

Theo nhiều ghi chép cổ, tình trạng sâu răng có thể được gây ra bởi con sâu răng. Con sâu răng có hình dạng giống như những con sâu nhỏ, chúng ký sinh trong ổ răng và gây ăn mòn men răng, từ đó hình thành những lỗ sâu răng kích thước lớn nếu không được loại bỏ kịp thời.

1.1. Con sâu răng là con gì?

Theo ghi chép trong văn tự cổ của Trung Quốc từ 1500 năm trước công nguyên, con sâu răng là những con sâu tấn công răng miệng của con người.

Những ghi chép thuộc Đế chế La Mã vào thời Trung cổ cũng cho rằng con sâu răng là có thật.

Sau đây là hình ảnh con sâu răng giúp bạn dễ dàng nhận biết hơn.

Có con sâu răng không?

Hình ảnh con sâu răng

Có con sâu răng không?

Hình ảnh con sâu răng

1.2. Cách bắt con sâu răng tại nhà

Hiện nay, có một số thầy lang tự nhận bắt được con sâu răng tại nhà bằng bí kíp gia truyền như sử dụng hạt hoặc lá tía tô, khiến những con sâu rơi ra khỏi miệng và mắt.

Cách bắt sâu răng bằng hạt

Để thực hiện cách bắt sâu bằng hạt, thầy lang sẽ nung nóng viên gạch và 1 nắm hạt “gia truyền”, tiếp đến yêu cầu người bệnh ngậm phễu để cho khói xâm nhập vào khoang miệng. Sau khoảng 1 – 3 phút, những con sâu răng sẽ rơi ra ngoài.

Trên thực tế, hạt “gia truyền” chỉ là hạt tiêu đen có những sợi màu trắng bên trong giống như hình ảnh của con sâu răng. Khi hạt được nung nóng, những sợi màu trắng sẽ bị tách khỏi hạt và rơi ra ngoài làm người bệnh lầm tưởng là con sâu răng.

Đây là một chiêu trò lừa đảo của các thầy lang rởm và không có bất kỳ căn cứ khoa học nào để chứng minh tính hiệu quả của nó.

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô non rửa sạch, nghiền nát sau đó dùng nước cốt nhỏ vào mắt, cứ để cho nước tía tô chảy tràn xuống mũi và miệng đến khi nào con sâu răng chui ra bên ngoài theo đường mắt là hoàn thành.

Đây tiếp tục là một trò lừa đảo của thầy lang, bởi nước tía tô khi được nhỏ từ từ vào mắt sẽ khiến cho võng mạc bị viêm và tiết ra nhiều sợi Fibrin (tơ huyết), tạo nên các sợi màu trắng mà thầy lang gọi là con sâu răng.

1.3. Có con sâu răng không?

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Dental Research đã chỉ ra rằng con sâu răng không có thật. Sự phát triển của vi khuẩn mới là nguyên nhân chính phá hủy men răng và gây sâu răng.

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm khẳng định việc bắt con sâu răng là một trò lừa đảo. Vì vi khuẩn gây sâu răng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi.

Có con sâu răng không?

Có con sâu răng không – Con sâu răng hoàn toàn không có thật

1.4. Hình dạng và cấu trúc của con sâu răng

Nha khoa Paris khẳng định: Con sâu răng không tồn tại trong thực tế. Vì vậy, không có hình dạng và cấu trúc cụ thể cho con sâu răng. Sự phá hủy răng thường xảy ra khi vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bề mặt răng dẫn đến sự phân huỷ men răng và hình thành các lỗ trên bề mặt răng.

2. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng và tác động của chúng

Vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, dẫn đến những tác động tiêu cực như suy giảm chức năng của răng, răng đau nhức, ê buốt.

2.1. Streptococcus mutans

Streptococcus mutans là loại vi khuẩn chính gây ra sâu răng. Chúng sinh sống trong miệng, tiêu thụ đường và các carbohydrate khác, sản xuất axit lactic, acetic trong quá trình trao đổi chất, làm giảm độ pH trong miệng, khiến men răng bị mòn, phá hủy dẫn đến hình thành sâu răng.

Nếu tình trạng sâu răng không được chữa trị, vi khuẩn Streptococcus mutans tiếp tục phá hủy men răng, làm lỗ sâu trở nên lớn hơn và lây lan đến mô mềm xung quanh răng. Lâu dần, vi khuẩn xâm nhập vào dây thần kinh trong răng sẽ khiến bạn đau răng, viêm nướu.

Việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans là một phần quan trọng trong ngăn ngừa sâu răng cũng như nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây ra sâu răng

Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây ra sâu răng

2.2. Streptococcus sobrinus

Streptococcus sobrinus cũng là một loại vi khuẩn cư trú trong miệng người, có khả năng sản xuất axit và gây sâu răng như Streptococcus mutans.

Streptococcus sobrinus được tìm thấy ở các vùng miệng có nồng độ đường cao hoặc vùng có sâu răng trước đó. Vậy nên chăm sóc răng miệng định kỳ và giảm thiểu tiêu thụ đường là cách hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của Streptococcus sobrinus gây sâu răng.

3. Cách điều trị con sâu răng

Để điều trị con sâu răng, cần làm sạch ổ sâu và loại bỏ phần sâu của răng. Sau đó, sử dụng chất liệu phù hợp để trám răng.

3.1. Làm sạch vết sâu và lấy đi phần sâu của răng

Làm sạch và lấy đi phần sâu của răng là phương pháp áp dụng cho trường hợp sâu răng nhẹ, sâu răng chưa tạo thành lỗ trên răng cũng như chưa tấn công vào tủy răng.

Các nha sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng của nha khoa để làm sạch vết sâu, mảng bám, cao răng… bám trên răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, từ đó ngừa sâu răng.

3.2. Lấp vết sâu bằng chất liệu phù hợp

Phương pháp này được áp dụng khi sâu răng đã tấn công vào men răng và gây nên những lỗ nhỏ trên răng.

Tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu răng, nha sĩ sẽ lựa chọn lấp vết sâu bằng chất liệu phù hợp. Một số vật liệu thường được sử dụng là:

Composite: Đây là vật liệu nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong lấp vết sâu răng. Composite có độ bền cao và khả năng bám dính tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống lấp răng một cách hiệu quả. Ngoài ra, composite còn có màu sắc tương tự như răng tự nhiên, cho phép sử dụng để thay thế bất kỳ vùng nào trên răng bị hỏng (1).

Amalgam: Là hỗn hợp của nhiều loại kim loại, bao gồm bạc, thiếc, đồng và kẽm. Trước đây chúng rất được ưa chuộng nhưng hiện nay, vật liệu trên ít được chọn bởi các lo ngại về chứa chất thủy ngân trong thành phần

Ceramic: Là vật liệu thủy tinh sứ được sử dụng để lấp răng, có độ bền cao và màu sắc tương đương với màu của răng

Gold (vàng): Được sử dụng phổ biến trong quá khứ và vẫn được sử dụng trong một số trường hợp lấp răng bởi độ bền cao cùng khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống lấp răng triệt để. Chất liệu trám bao gồm hợp kim vàng, đồng và các kim loại khác (2).

3.3. Trám răng để điều trị sâu răng nặng

Trám răng được áp dụng trong các trường hợp khi vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu tấn công vào tủy răng, phá hủy men răng và tạo ra những lỗ sâu có kích thước lớn. Trong những trường hợp này, không thể sử dụng phương pháp lấp răng thông thường. Thay vào đó, cần thực hiện điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng, như trích răng hoặc điều trị tủy răng.

Nha sĩ sẽ khám và dựa vào vị trí cũng như tình trạng sâu răng để lựa chọn trám răng bằng vật liệu phù hợp, Composite là lựa chọn lý tưởng nhất.

Cụ thể, nha sĩ sẽ xử lý vết sâu sau đó đổ Composite vào lỗ sâu răng, sau đó chiếu laser để Composite dần đông cứng.

Trám răng để điều trị sâu răng nặng

Trám răng để điều trị sâu răng nặng

3.4. Nhổ răng trong trường hợp sâu răng quá nặng

Trường hợp răng bị hư hỏng nặng, bị nhiễm trùng, nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp nhổ răng và trồng lại răng giả. Bạn lưu ý, nhổ răng chỉ được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt tại các địa chỉ nha khoa uy tín để đạt hiệu quả cao nhất, tránh biến chứng xảy ra.

Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Đồng thời, nếu cần, nha sĩ cũng sẽ tư vấn về việc trồng răng giả phù hợp. Trong số các phương pháp phục hình răng, cấy ghép răng Implant được coi là lựa chọn tốt nhất. Phương pháp này cho phép phục hình đầy đủ cả chân răng và thân răng, đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương sau khi nhổ răng một cách hiệu quả.

4. Cách phòng ngừa sâu răng

Bạn nên áp dụng những cách phòng ngừa sâu răng như chăm sóc răng miệng thường xuyên, ăn uống hợp lý, hạn chế đường, kiểm tra và chữa trị các vấn đề răng miệng kịp thời.

4.1. Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Chăm sóc răng miệng thường xuyên rất quan trọng để giữ cho răng và lợi sạch sẽ, phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng, tuyệt đối không sử dụng tăm tre bởi chúng khiến kẽ răng bị to, dễ tích tụ mảng bám hơn.

– Chải răng 2 lần/ngày, 1 lần sau khi ăn sáng khoảng 30 phút và 1 lần trước khi đi ngủ. Không nên đánh răng ngay sau khi ăn vì sẽ khiến men răng dễ bị tổn thương hơn.

– Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thời gian đánh răng lý tưởng là 2 phút. Việc đánh răng quá nhanh có thể chưa làm sạch răng, cũng không nên đánh răng quá lâu sẽ làm mòn men răng.

– Lựa chọn bàn chải lông mềm, đầu bàn chải nhỏ, dịu nhẹ với nướu răng để tăng hiệu quả làm sạch tận sâu kẽ răng, ngừa tổn thương nướu.

– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị mòn (3).

Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng miệng

Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng miệng

4.2. Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế đường

Vi khuẩn sâu răng tiêu thụ đường để sinh trưởng, phát triển. Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, hạn chế đường là việc làm đầu tiên.

Cùng với đó, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống theo hướng:

– Tăng cường tiêu thụ các loại rau, quả tươi cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và còn giúp làm sạch răng miệng

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn, đậu hà lan, hải sản và thực phẩm giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, từ đó giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng phá hủy men răng

– Uống nhiều nước giúp rửa sạch đường và mảng bám trên răng. Nếu bạn không thích uống nước lọc, hãy thử nước ép trái cây tươi (không thêm đường) hoặc trà xanh

– Nhai kẹo cao su không đường để miệng tiết nhiều nước bọt hơn, từ đó làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trên răng một cách tự nhiên

– Hạn chế đồ uống có cồn bởi chúng sẽ làm khô miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh răng sâu và gây tổn thương lên men răng

– Tránh ăn những thức ăn cứng để tránh làm hỏng men răng và gây ra sự cố về răng miệng

4.3. Sử dụng súc miệng và kem đánh răng chứa fluoride

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ, sử dụng súc miệng và kem đánh răng chứa fluoride giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Fluoride là một loại khoáng chất quan trọng để giữ cho men răng khỏe mạnh. Nó có tác dụng chống lại quá trình phá hủy men răng do axit và đồng thời giúp tái tạo các khoáng chất mất đi trên bề mặt men răng. Kết quả là, nó tạo ra một lớp men răng bền chắc.

Khi sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, bạn nên chọn loại có nồng độ fluoride từ 1000 đến 1500 ppm (parts per million) và đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Tránh nuốt phải kem đánh răng để không gây hại cho sức khỏe (4).

Bên cạnh sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, bạn cũng nên súc miệng bằng dung dịch chứa fluoride để ngừa sâu răng.

Súc miệng giúp loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, giảm thiểu sự hình thành mảng bám và giảm mùi hôi miệng.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều súc miệng hoặc sử dụng quá thường xuyên, vì chúng sẽ vô tình khiến những lợi khuẩn trong miệng bị tiêu diệt, từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nấm miệng…

4.4. Kiểm tra và chữa trị các vấn đề răng miệng kịp thời

Bạn nên đến phòng khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng.  Nha sĩ sẽ làm sạch các mảng bám nằm ở những vị trí khó đạt được bằng cách chải răng thông thường. Đồng thời, việc kiểm tra định kỳ này cũng giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề như sâu răng, từ đó ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào lõi răng và gây mất răng.

Kiểm tra và chữa trị các vấn đề răng miệng kịp thời giúp phòng ngừa sâu răng

Kiểm tra và chữa trị các vấn đề răng miệng kịp thời giúp phòng ngừa sâu răng

5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sâu răng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bị sâu răng và giải đáp chi tiết từ bác sĩ của Nha Khoa Paris.

5.1. Sâu răng có thể lây lan không?

Sâu răng hoàn toàn có thể lây lan sang răng khác nếu người bệnh không thường xuyên vệ sinh, ăn uống nhiều đường hoặc một số bệnh lý như khô miệng, giảm tiết nước bọt, thiếu hụt flour.

5.2. Trẻ em có dễ bị sâu răng hơn người lớn không?

Có. Trẻ em dễ sâu răng hơn người lớn là bởi men răng của trẻ em mỏng và yếu hơn. Ngoài ra, trẻ em có thói quen ăn đồ ngọt, kỹ năng vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc mắc chứng khô miệng cũng là những nguyên nhân khiến trẻ dễ sâu răng hơn.

5.3. Sâu răng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Sâu răng có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh được điều trị tại các cơ sở nha khoa. Sau đó, khi trở về nhà, cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế ăn đồ ngọt để ngăn ngừa bệnh tái phát.

5.4. Sâu răng có khác gì so với viêm nướu?

Sâu răng là tình trạng cấu trúc răng bị ảnh hưởng, viêm nướu là tổn thương mô nướu xung quanh răng. Tuy đều do vi khuẩn xâm nhập nhưng sâu răng tập trung phá hủy men răng và ngà răng. Viêm nướu chủ yếu là vị viêm nhiễm vùng mô nướu quanh răng.

5.5. Sâu răng có phải do vi khuẩn gây ra không?

Đúng. Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus mutans, một vi khuẩn sống trong khoang miệng bằng việc ăn đường, tinh bột. Chúng có khả năng tạo glucans ngoại bào từ sucrose.và làm độ pH trong miệng < 5. Tình trạng này kéo dài liên tục dẫn đến mòn men răng, gây ra sâu răng.

5.6. Có phải tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng không?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ sâu răng. Một số yếu tố sẽ làm tăng khả năng như răng có nhiều rãnh dễ tạo mảng bám, ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng không thường xuyên.

5.7. Sử dụng kem đánh răng có thể ngăn ngừa sâu răng không?

Có. Kem đánh răng đã được chứng minh đạt hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa sự hình thành sâu răng. Ngoài ra, khoáng chất Fluoride có trong kem đánh răng có khả năng tái khoáng hóa men răng, giúp men răng cứng hơn về không bị tổn thương bởi axit.

5.8. Ăn nhiều đồ ngọt có gây ra sâu răng không?

Có. Vi khuẩn Streptococcus mutans, nguyên nhân chính gây ra sâu răng, rất thích đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Khi vi khuẩn tiêu thụ đường và sản xuất ra axit sẽ làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Mong rằng, với những thông tin về con sâu răng được chia sẻ trong bài đã giúp bạn bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức hữu ích. Con sâu răng hoàn toàn không có thật, đây chỉ là những quan niệm từ lâu đời và không có bất kỳ một dẫn chứng khoa học. Nếu có dấu hiệu sâu răng, bạn hãy đến Nha Khoa Paris để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra cụ thể.

Từ khóa » Hình ảnh Con Sâu Chuối