Bộ Pháp Tụ
Có thể bạn quan tâm
Abhidhammapiṭaka (Tạng A-Tỳ-Ðàm) dịch là Tạng Vô-Tỷ-Pháp, là một trong ba Tạng Giáo Lý của Phật Giáo.
Tạng Abhidhamma đặc thù hơn tạng Suttanta (kinh) và Tạng Vinaya (Luật) trên phương diện nghiõa lý, trình bày pháp chơn tướng bản thể (Sabhāva-dhamma), vì ý nghĩa cao siêu nhặt nhiệm, nên có chỗ dịch là Vi Diêu Pháp.
Tạng Abhidhamma có bảy bộ:
1- Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích) 3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ) 4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh) 5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông) 6- Yamaka (Bộ Song Ðối) 7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí)
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) là bộ khởi đầu; qui tụ những mẫu đề chính yếu (mātikā) của Tạng Abhid-hamma.
Bộ Dhammasaṅgaṇi được Ðức Phật thuyết trọn mười hai ngày, trong thời gian ba tháng an cư tại Cung Ðạo Lợi (tāvatiṃsa) gồm có 1300 pháp uẩn (Dhammakhandha), 987 đoạn (pabba), bốn chương (kaṇḍa):
a- Cittupādakaṇḍaṃ – Chương tâm sanh b- Rūpakaṇḍaṃ – Chương sắcc- Nikkhepakaṇḍaṃ – Chương toát yếu d– Atthuddhārakaṇḍaṃ – Chương trích yếu
Bộ Dhammasaṅgaṇi, nội dung xoay chuyển quanh ba loại mẫu đề (mātikā) là:
– Mẫu đề tam: – Tikamātikā – Mẫu đề nhị: – Dukamātika – Mẫu đề kinh: – Suttantamātikā.
Mẫu đề tam có hai mươi hai đề tài, gồm sáu mươi sáu câu, như đề thiện (kusalatika) gồm: – Các pháp thiện (kusalādhammā) – các pháp bất thiện (akusalā dhammā) – các pháp vô ký (Abyākatā dhammā)… Như vậy mỗi đề có ba câu, nên hai mươi hai đề có sáu mươi sáu câu.
Mẫu đề nhị có một trăm đại đề, gồm hai trăm tiểu đề, như đề nhân (hetuduka) gồm: – Các pháp nhân (hetū dhammā) – Các pháp phi nhân (no hetū dhammā) … Như vạäy mỗi đại đề có hai tiểu đề, nên một trăm đại đề có hai trăm tiểu đề.
Mẫu đề kinh có bốn mươi hai đầu đề, gồm tám mươi bốn câu. Mẫu đề này, mỗi đề cũng nói lên hai khía cạnh, nhưng không cần đối nhau, chỉ nói từng đôi pháp theo ý nghĩa kinh tạng, như đề phần minh (Vijjkābhāgīduka) có hai câu là: – các pháp phần minh (Vijjkābhāgino dhammā) và – Các pháp phần vô minh (Avijjābhāgino dhammā)…
Khi nêu lên một đề pháp nào trong mỗi đại tiền đề, Bộ Dhammasaṅgaṇi đã trình bày chi pháp của đề pháp đó. Ðiểm đặc sắc khác của Bộ Dhammasaṅgaṇi là định nghĩa làm sáng tỏ tâm, sở hữu tâm, sắc pháp. Ðặc điểm này đã gây hứng thú và lợi ích cho những học giả nghiên cứu.
Về hình thức, Bộ Dhammasaṅgaṇi dẫn giải theo cách vấn đáp, nghĩa là có một câu hỏi đưa ra thì có một câu giải đáp liền đó. Ðặc điểm này cũng giúp nhiều lợi ích, do có sự nhấn mạnh mỗi vấn đề, nên dễ chú ý, dễ nắm lấy ý nghĩa.
Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi là một Bộ Luận có giá trị then chốt, là chìa khóa để mở cửa kho tàn vô tỷ, không thể không nắm căn bản Bộ Pháp Tụ này mà nghiên cứu dễ dàng các Bộ luận khác; một cơ sở mà các học giả nghiên cứu Tạng Abhidhamma phải đứng trên đó.
Bộ Dhammasaṅgaṇicũng cũng có thể là Bộ sách làm cơ sở cho Pháp môn Thiền Quán, là một cẩm nan cho các hành giả tu tuệ, muốn thấu đáo tinh tường đề mục tu tập như: – Danh sắc, ngủ uẩn, trạng thái tâm, sở hữu tâm, sắc pháp …
Chính Bộ Dhammasaṅgaṇi này giải rõ các vấn đề.
Hòa Thượng TỊNH SỰ SANTAKICCO.
ĐỌC THÊM
Từ khóa » Pháp Thiện Và Pháp Bất Thiện Theo Abhidhamma
-
Vi Dieu Phap Giang Giai - 00 - BuddhaSasana By Binh Anson
-
1. Những Loại Bất Thiện Pháp - Tam Tạng Kinh Điển
-
Sơ Lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma) - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Vi Diệu Pháp Giảng Giải - Bài 19: Phi Lộ
-
[PDF] Vi-diệu-pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống - Trung Tâm Hộ Tông
-
Khái Luận Về 52 Tâm Sở Trong Abhidhamma, Tâm Sân
-
Kinh Vi Diệu Pháp I - Facebook
-
Vi Diệu Pháp Toát Yếu
-
Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống - Chương 1
-
Vi Dieu Phap Giang Giai - 04 - Budsas
-
Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)
-
Thang Phap Tap Yeu - 00
-
TÔI HỌC TẠNG VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma) – Cư Sĩ Phổ Tấn
-
Trạng Thái Tâm (Sở Hữu Tâm) - Vi Diệu Pháp - TK Giác Chánh