TÔI HỌC TẠNG VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma) – Cư Sĩ Phổ Tấn
Có thể bạn quan tâm
TÔI HỌC TẠNG VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma)Phổ Tấn
1. Dẫn Nhập:
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. Giờ đến tạng Vi Diệu Pháp Phật giảng cho mẹ của Phật trên cõi trời Đâu Lợi nên giảng bằng tâm truyền tâm không nói bằng lời. Tạng này nói về Tâm theo Phật giáo Nguyên Thủy.Tuy nhiên ngày nay cũng có một vài học giả cho rằng Tạng Vi Diệu Pháp là do những nhà luận sư sau này trước tác. Nếu căn cứ theo lịch sử và kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy thì chúng ta tin chắc rằng tạng Vi Diệu Pháp do đức Phật thuyết giảng và kỳ kết tập thứ nhất tạng này được ngài Ananda nói ra trong phần giáo pháp. Mãi đến kỳ kết tập thứ ba, tạng Vi Diêu Pháp mới được đại hội phân chia độc lập, như vậy lúc này kinh điển của Phật giáo có ba tạng: Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận (Vi Diệu Pháp là Tạng Luận). Chúng ta không nên nhầm lẫn bộ Kathāvatthu của ngài Mục Kiền Liên Tử (Moggaliputta-Tissa- thera) trước tác trong kỳ kết tập thứ ba là của đức phật, tên bộ sách thì giống nhau nhưng nội dung thì ngài Mục Kiền Liên Tử dựa trên 500 câu của đức phật giảng trên cõi trời và viết lại theo hoàn cảnh, tôn giáo, bộ phái và xã hội Ấn độ thời đó.
Đọc tạng Vi Diệu Pháp chúng ta tin chắc rằng người giảng không phải là phàm phu mà là một con người siêu phàm (trí của bậc toàn giác). Cho dù có một số quan niệm cho rằng tạng Vi Diệu Pháp không phải do đức Phật giảng, nhưng điều đó đối với người Phật tử chúng ta không quan trọng mà điều quan trọng là pháp môn đó có phù hợp với nền khoa học đương đại, có giúp ích con người để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc, áp dụng tu tập có dễ dàng đoạn trừ tham sân si hay không. Như vậy khi Phật giảng về Tâm là giảng về Duy Thức Luận. So sánh với Duy Thức Luận của Bồ tát Vô Trước Thế Thân thì Vi Diệu Pháp là luận có phần nhiều hơn Duy Thức Luận, có đến 121 tâm sở trong khi duy thức chỉ có 52 tâm sở mà thôi. Lý do là tâm sở của Vi Diệu Pháp áp dụng vào diệt trừ Tham sân si với Thất bồ Đề Phần với Thất Giác Chi và Tứ Diệu Đế Tứ Niệm Xứ. Học tập tạng này có mục đích gì? Danh từ Abhidhamma có nghĩa là giáo lý cao siêu, vi diệu. Gồm có hai thành phần : Abhi là sự thù thắng, uyên thâm, sâu xa; Dhamma là giáo pháp, lời dạy của đấng giác ngộ. Do đó Vi Diệu Pháp là giáo lý tinh hoa của đức Phật, giáo lý này đặc thù và nhiều pháp môn hơn Kinh tạng và Luật tạng. Trái lại Luận tạng đức Phật trình bày giáo lý theo ý nghĩa Chân đế (paramattha) như: uẩn, xứ, giới, đế. . .Do đó việc phân chia Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng rất phù hợp theo trình độ nhân duyên của chúng sanh, nếu trong Luật tạng đức Phật sử dụng ngôn từ con người bằng 5 uẩn thì ai sẽ phạm giới và ai sẽ hành trì giới luật để tu tập giải thoát. Nội dung Vi Diệu Pháp được đức Phật trình bày bằng bốn nội dung chính: Tâm, Tâm sở, Sắc Pháp và Niết Bàn. Khi nói về tâm và tâm sở, luận tạng giúp cho chúng ta nhận thấy được pháp duyên khởi hoặc nguyên lý hình thành sự hiện hữu của tâm và sự diễn tiến hoại diệt từng sát na của chúng. Khi nói về sắc pháp, luận tạng trình bày thể trạng của sắc pháp, những duyên tạo hợp, cũng như những tiến trình sanh diệt từng sát na của lộ sắc. Khi nói về Niết Bàn, luận tạng giải thích cặn kẻ về pháp hữu vi sanh diệt, tạm bợ, vô thường giúp chúng ta nhàm chán thế sự thăng trầm luân chuyển theo dòng đời để mau tu tập đạt đến đạo quả Niết Bàn- vắng lặng phiền não, không còn tham sân si.
2. Lược đồ Tổng quát về Vi Diệu Pháp.
Nhìn vào lược đồ Vi Diệu Pháp, chúng ta thấy rất nhiều danh từ mà giải thích ý nghĩa cũng chiếm mất nhiều thời gian. Học tạng Vi Diệu Pháp là để hiểu rõ diệt Tham sân si rốt ráo và triệt để. Tương tự như Đại Thừa diệt bằng quán chiếu Tánh Không và Duy thức. Vì Tạng Vi Diệu Pháp quá dài và quá nhiều chi tiết mà hầu như là định nghĩa tên gọi nên chúng ta chỉ nhìn sơ đồ để hiểu tổng quan của Vi Diệu Pháp. Đó là chú trọng vào Tâm còn Duy Thức Luận chú trọng về Thức. Mặc dầu Vi Diệu Pháp cho rằng tâm và thức là cùng một nghĩa. Nhưng duy thức thì có tâm vương tâm sở còn Vi Diệu Pháp chỉ có Tâm và phân chia rất nhiều khía cạnh khác nhau.
3. Tôi học Vi Diệu Pháp.
Học Vi Diệu Pháp là học cốt lỏi của Tạng này bao gồm các điều như sau:
· Về 7 Bộ Luận
1- Bộ pháp tụ (Dhammasanginī):
Nội dung giải thích những vấn đề quan trọng của tạng Vi Diệu Pháp. Bộ này có giá trị đạo đức, tâm lý học Phật giáo rất cao siêu và nhiệm mầu. Bộ này là một giáo tài giảng dạy ở Tích Lan rất thạnh hành.
Bộ nầy chia làm bốn chương là:
a. Tâm (Citta)
b. Sắc (Rūpa),
c. Tóm Lược (Nikkhepa),
d. Biện Minh (Atthuddhāra).
Bộ sách nầy giải thích 22 Tika Mātikās (Mẫu Đề Tam) và 100 Duka Mātikās (Mẫu Đề Nhị) bao gồm phần tinh túy của Tạng Diệu Pháp. Phần lớn của bộ nầy giải thích ba câu đầu tiên — Thiện Pháp (Kusalā Dhamma), Bất Thiện Pháp (Akusalā Dhamma) và Vô Ký? (Abyākatā Dhammā).
Kể về lượng, bộ nầy hơn mười bhānavāras (), tức là hơn 104,000 chữ.
2- Bộ phân tích (Vibanga):
Nội dung của bộ phân tích có ba phần chính, một bàn về giáo lý căn bản cuả Phật giáo, hai bàn về cấp độ trí tuệ và ba bàn về những trở ngại của trí tuệ giác ngộ.
Bộ nầy chia làm mười tám (18) mục
Ba mục đầu, quan trọng hơn tất cả, đề cập đến Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ) và Dhātu (Giới). Các mục khác đề cập đến Sacca (đế), Indriya (Căn, quyền). yākāra (duyên khởi), Satipaṭṭhāna (Niệm Xứ), Sammappadhāna (Tứ Chánh Cần), Iddhipāda (Tứ Thần Túc), Bojjhañga (Thất Giác Chi), Jhāna (Thiền), Appamaddā (Vô Lượng), Magga (đạo), Sikkhāpada (Giới Luật), patisambhida (Vô Ngại Giải), Panna (Trí Tuệ) v.v…
Phần lớn những tiết mục nầy gồm ba phần: giải thích theo Kinh (Suttanta), giải thích theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và giáo lý đại cương (Pañhapucchaka).
Bộ nầy gồm ba mươi lăm bhānavāras và 280,000 chữ.
3- Bộ nguyên chất ngữ(Dhātukatha):
Nội dung gồm có 14 chương bàn về năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn đế, bốn thiền, năm lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo.
Bộ luận này : các pháp này có nằm hay không nằm trong các xứ, có liên họp hay không liên họp với các uẩn (khandha), các thành phần liên hệ đến giác quan (āyatana) và các nguyên tố cấu thành sắc pháp.
Bộ nầy gồm mười bốn chương, nhiều hơn sáu bhānavāras, (48,000 chữ).
4- Bộ nhân chế định (puggalapannatti):
Nội dung đề cập đến những hạng người. Về hình thức trình bày rất giống kinh tạng, những phép ẩn dụ rất độc đáo.
Về phương pháp trình bày sách nầy giống như Tăng Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikāya) của Tạng Kinh. Thay vì đề cập đến các Pháp khác nhau, sách nầy đề cập đến những loại có cá tánh khác nhau. Có mười chương. Chương đầu đề cập đến những cá tánh đơn độc. Chương nhì các nhóm hai cá tánh, Chương ba, các nhóm có ba cá tánh v.v…
Kể về lượng, sách nầy hơn năm bhānavāras (40.000 chữ)
5- Bộ Ngữ tông hay luận sự (kathāvatthu):
Bộ ngữ tông tương truyền do ngài Moggaliputta tissa biên soạn trong thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba.Có lẽ phần chú giải là của ngài nhưng 500 câu Nguyên Thủy chắc chắn do đức Phật giảng trên cõi Trời. Bộ ngữ tông hiện nay của chúng bao gồm 23 phần, trong đó chủ yếu là những câu vấn đáp. Tất cả những câu hỏi nêu lên là những vấn đề hoài nghi với giáo lý và do đó những câu trả lời luôn luôn ở dưới gốc độ truyền thống.
Sách đề cập đến 216 điểm tranh luận, và chia làm 23 chương.
Chú giải của tập Atthasālini ghi nhận rằng bộ này gồm 1000 vấn đề: năm trăm câu là chánh thống, năm trăm câu là phi chánh thống.
6- Bộ song đối (yamaka)
: Gồm những câu vấn đáp, lý luận hai chiều và nội dung giải quyết những vấn đề rắc rối còn tồn động lại ở các bộ trước.
Gọi như vậy vì theo phương pháp luận giải của sách nầy, suốt từ đầu đến cuối, luôn luôn có hai câu đi đôi. Một câu hỏi và một câu đối lại, (mệnh đề hoán vị). Thí dụ cặp đầu của chương đầu đề cập đến “Căn”, hay cội rễ, nguồn gốc, lập luận như sau: “Có phải tất cả các thiện pháp đều là thiện căn không? Và có phải tất cả các thiện căn đều là thiện pháp không?”
Bộ nầy chia làm mười chương là: Mūla (Căn, hay cội rễ), Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ, hay thành phần có liên hệ đến giác quan, lục căn), Dhātu (Giới, ), Sacca (đế), Saṅkhāra ( pháp Hữu Vi), Anusaya (Tiềm Thùy, tâm tánh tiềm ẩn ngủ ngầm trong luồng nghiệp của chúng sanh), Citta (Tâm Vương), Dhamma (Pháp), và Indriya ( Căn hay Quyền).
Sách gồm 120 bhānavāras (960.000 chữ)
7- Bộ đại xứ (patthāna):
Nội dung tập này chuyên sâu vào giáo lý duyên hệ của vạn pháp qua 24 duyên hệ. Đây là một bộ sách có giá trị rất cao, theo truyền thống bộ này đức Phật giảng ngài vận dụng trí tuệ của ngài ở một mức rất cao, thậm chí hào quang của ngài tỏa khắp cả một gốc trời. Phần chánh tạng của Việt ngữ dung chứa khoảng 7 cuốn, dày khoảng 350 trang.
Đây là quyển sách quan trọng và lớn nhất của tạng Vi Diệu Pháp. Người đọc sách này chỉ có thể khâm phục trí năng tham cao và tuệ minh sát sâu sắc của đức Phật. Chắc chắn rằng muốn làm nên được một bản khái luận vừa sâu xa vừa rộng rãi như vậy tức nhiên phải là bậc giác ngộ và giải thoát. Pháp gồm có Tục Đế và Chân Đế:
Ngoài ra, về mặt chiết tự ta có thể hiểu (chơn: sự thật, đế: sự thật) chơn đế là sự thật của sự thật, là thực thể của tục đế.
Theo Vi Diệu Pháp có tất cả là bốn thực thể của các pháp:
1. Tâm (Citta): thành phần tri giác của chúng sanh.
2. Sở hữu tâm (Cetasika): thành phần phụ thuộc của tâm.
3. Sắc pháp (Rūpa): thành phần vật chất, vô tri.
4. Niết bàn (Nibāna): bản thể tịch tịch, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc.
Tâm và Sở hữu tâm là bản thể vô hình, được gọi là Danh (Nāma); đối lại với Sắc pháp (Rūpa) gọi là Sắc. Danh và Sắc thuộc về thành phần do duyên tạo nên được gọi là pháp hữu vi (Saṅkhāra). Trái lại Niết Bàn là sự tịch tịnh, diệt hoàn toàn, không phải là pháp bị tạo nên được gọi là pháp vô vi (Asaṅkhāra).
Người học Phật cần phải phân biệt rõ thế nào là giả định, thế nào là thật thể. Đâu là hữu vi, đâu là vô vi để không có sự lầm lẩn, chấp “ngón tay là mặt trăng”; nhất là đối với người hành thiền quán thì vấn đề càng quan trọng hơn, vì hành thiền minh sát là quán xét để thấu triệt bản chất thật thể của các pháp.
Một điểm cần ghi nhận là điều tinh túy của Abhidhamma là sự sâu sắc về bản thể pháp hay pháp chơn đế. Một nhà chú giải đã viết “Abhidhamma sabhāvo gambhiro = Vi Diệu Pháp sâu xa về bản thể pháp”. Vì vậy, người học Vi Diệu Pháp cần nắm vửng nghĩa lý của pháp chơn đế.
1. TÂM (Citta)
Tâm là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng. Ở đây, Tâm phải được hiểu là sự nhận thức thuần túy, chủ trương biết cảnh; còn thể cách thiện hay bất thiện là do các sở hữu tâm. Giải về tâm, các nhà chú giải viết “Cintanaṃattaṃ Cittaṃ = nhận thức gọi là Tâm”. “Ārammanaṃ Cinteti Cittaṃ = biết cảnh gọi là Tâm”.
Theo Vi Diệu Pháp thì các danh từ Tâm (Citta), Ý (Mana), Thức (Viññāṇa) không có sự sai khác về ý nghĩa, tùy theo chỗ dùng mà chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Thí dụ: đối với 12 Xứ thì tất cả Tâm gọi là ý (Ý Xứ), đối với ngũ uẩn thì tất cả tâm gọi là thức (Thức Uẩn) …
Atthakathā chú giải rằng:
Trạng thái (chơn tướng) của Tâm là biết cảnh (Ārammanaṃ Vijāranakkhanaṃ).
Phận sự của Tâm là chủ trì, hướng dẩn sở hữu tâm (Pubbaṃgamarasaṃ).
Sự thành tựu của Tâm là tư cách liên tục, nối nhau sanh diệt không gián đoạn (Sandhanapaccupaṭṭhānaṃ).
Nhân cần thiết của Tâm là Sở hữu tâm và Sắc pháp (Nāma Rūpa padaṭṭhanaṃ).
* Có bốn nhân sanh tâm:
1. Nghiệp quá khứ (Atītakamma) là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ tạo ra quả hiện tại. Thành phần chính phải nói là tâm quả. Như một người làm các ác nghiệp, khi chết phát sanh tâm quả dẩn đi tục sinh vào kiếp ác thú.
2. Sở hữu tâm (Cetasika) là những thành phần phụ thuộc của tâm. Đồng sanh, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng biết một cảnh với tâm. Không thể có một tâm nào mà không có sở hữu tâm. Khi nhìn lên bảng, ta biết ngay đó là tấm bảng, thì tâm biết đó phải có sở hữu Tưởng (nhớ lại cái đã gặp để ghi nhận cảnh hiện tại) hay phải có sự hướng tâm đến cảnh (sở hữu Tầm) hoặc trụ tâm trên cảnh (sở hữu Định) …
Như vậy tâm không phải là một đơn vị thuần nhất mà là một tập hợp của nhiều thứ. Cũng như phim không thể chụp hình, mà đòi hỏi phải có máy chụp hình gồm ống kính, bộ phận ánh sáng … thì phim mới ghi nhận cảnh được. Do đó, có thể nói sở hữu tâm là nhân sanh tâm hay yếu tố sanh tâm.
3. Cảnh (Ārammanaṃ) là đối tượng của tâm, tâm biết cảnh, những gì bị tâm biết gọi là cảnh. Nếu không có cảnh thì không có tâm, có tâm là có cảnh. Do đó, gọi cảnh là nhân sinh tâm.
4. Vật (Vatthu) là những Sắc Thần Kinh (Pasādarūpa), chỗ nương của tâm thức. Như con mắt là chỗ nương của nhãn thức, tai là chỗ nương của nhĩ thức …. Do đó, gọi vật là nhân sanh tâm. Theo Abhidhamma có tất cả là 89 tâm (hay 121 tâm nếu tính theo chi thiền) được phân loại tùy theo phương diện.
* Nếu chia theo lãnh vực (Vacara) thì tâm có 4 loại:
1. Tâm Dục Giới (Kāma vacaracitta): là tâm phần lớn bắt cảnh dục (Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc). Thuộc về lãnh vực Dục Giới gồm có 54 tâm.
2. Tâm Sắc Giới (Rūpa vacaracitta): là tâm Thiền, lấy sắc pháp làm đề mục tu thiền. Gồm có 15 tâm.
3. Tâm Vô Sắc Giới (Arūpa vacaracitta): là tâm Thiền, lấy đề mục không sắc pháp làm đối tượng tu thiền. Gồm có 12 tâm
4. Tâm Siêu Thế (Lokuttaracitta): là tâm biết cảnh Niết Bàn; đối tượng thoát ly thế gian, không thuộc về thế gian. Có tất cả là 8 tâm (hay 40 tâm nếu tính theo 5 chi thiền).
* Nếu phân tâm theo cảnh thì tâm gồm có 6 loại:
1. Tâm Nhãn Thức (Cakkhuviññāṇa): là tâm nương nhãn vật, biết cảnh sắc, hình ảnh. Gồm có 2 tâm.
2. Tâm Nhĩ Thức (Sotaviññāṇa): là tâm nương nhĩ vật, biết cảnh thinh. Có tất cả là 2 tâm nhĩ thức.
3. Tâm Tỷ Thức (Ghānaviññāṇa): là tâm nương tỷ vật, biết cảnh khí (các mùi). Gồm có 2 tâm.
4. Tâm Thiệt Thức (Jivhāviññāṇa): là tâm nương thiệt vật, nhận biết cảnh vị (các vị cay, chua, mặn,…). Gồm có 2 tâm.
5. Tâm Thân Thức (Kāyaviññāṇa): là tâm nương thân vật, nhận thức cảnh xúc (sự va chạm, nóng, lạnh, …). Gồm có 2 tâm.
6. Tâm Ý Thức (Mana viññāṇa): là tâm bắt cảnh pháp, là cảnh trạng khởi lên trong tâm. Có tất cả 111 tâm (trừ ngũ song thức).
· Tâm Bất Thiện:
· Hành sử: Thân Khẩu Ý
· TÂM VÔ NHÂN
(Ahetuka Citta)
1. Định nghĩa:
Ahetukacittaṃ là sự biết cảnh không có bản chất ác xấu (bất thiện) hay tốt đẹp (tịnh hảo). Nhân (Hetu) có 2 loại
1) Nhân sanh (Uppattahetu): là nguyên nhân làm phát sanh pháp hữu vi; tất cả tâm, sở hữu tâm và các sắc pháp đều có nhân sanh.
2) Nhân tương ưng (Samyuttahetu): là cội rể của các pháp thiện hay bất thiện. Nhân tương ưng gồm có sáu nhân sau đây:
Tham: sự ham muốn.
Sân: sự nóng giận, sự bất toại nguyện.
Si: sự tối tăm, u ám.
Vô Tham: sự xã ly, không dính mắc.
Vô Sân: sự mát mẽ, không nóng giận.
Vô Si: sự sáng suốt, không mê mờ.
Tâm vô nhân ở đây là những tâm không có nhân tương ưng đồng sanh và hòa hợp (thật ra nhân tương ưng của chúng đã xảy ra một lúc nào đó trong kiếp quá khứ vì tất cả các pháp hữu vi khi sinh khởi lên đều có nhân trợ tạo).
2. Phân loại:
· Quả Bất Thiện Vô Nhân Quả Thiện Vô Nhân
· TÂM SẮC GIỚI
Rūpavacaracitta
Là những tâm thuộc về lảnh vực sắc (sắc tế và không nghiêng nặng về lảnh vực cảnh như tâm dục giới). Theo sớ giải, sở dĩ chúng được gọi là tâm sắc giới vì 3 ý nghĩa sau:
Gọi là tâm sắc giới vì tâm này lấy sắc pháp làm đề mục để tu thiền quán (Kammatthāna = tu thiền sắc giới).
Gọi là tâm sắc giới vì những tâm thiện tu thiền sẽ có kết quả sanh về cõi sắc giới làm người sắc giới.
Gọi là tâm sắc giới vì quả thành tựu của thiền sắc giới là cõi sắc giới. Sắc pháp ở đây là sắc tế chớ không phải thô thiển như ở cõi dục giới.
Tâm Thiện Sắc Giới gồm 5 loại:
1) Tâm Thiền Thiện Sơ Thiền Sắc Giới: là tâm thiền gồm đủ cả 5 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Định. Tâm sơ thiền sắc giới có thể thành tựu do tu một trong 25 đề mục sau:
10 đề mục hoàn tịnh.
10 đề mục bất tịnh.
01 đề mục suy niệm về thể trược.
01 đề mục niệm sổ tức quan.
03 đề mục vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ).
2) Tâm Thiền Thiện Nhị Thiền Sắc Giới: là tâm thiền gồm có 4 chi thiền: Tứ, Hỷ, Lạc và Định. Tâm nhị thiền sắc giới có thể thành tựu khi hành giả tu tập một trong 14 đề mục sau:
10 đề mục hoàn tịnh.
03 đề mục vô lượng tâm.
01 đề mục niệm sổ tức quan.
Với đề mục bất tịnh hành giả không thể chứng được tâm thiền cao hơn sơ thiền.
3) Tâm Thiền Thiện Tam Thiền Sắc Giới: là tâm thiền chỉ gồm 3 chi thiền: Hỷ, Lạc và Định. Đề mục tu tập để chứng đắc tam thiền cũng giống như nhị thiền.
4) Tâm Thiền Thiện Tứ Thiền Sắc Giới: là tâm thiền chỉ gồm có hai chi thiền: Lạc và Định. Đề mục tu tập để chứng nhập ở đây cũng giống như ở nhị thiền.
5) Tâm Thiền Thiện Ngũ Thiền Sắc Giới: là tâm thiền chỉ có 2 chi thiền: Xã và Định (vì tâm ngũ thiền là tâm thiền sắp đạt đến tâm định vi tế nên không còn chi lạc thô thiển nửa mà thay vào bằng thọ xã).
Vì thể trạng tinh tế nên tâm ngũ thiền không thể nương vào đề mục Từ, Bi, Hỷ vô lượng tâm được. Thay vào đó là tâm Xã vô lượng tâm. Như vậy tâm ngũ thiền chỉ thành tựu với 12 đề mục:
10 đề mục hoàn tịnh.
01 đề mục niệm sổ tức quan.
01 đề mục Xã vô lượng tâm.
· Tâm Thiền Thiện Sắc Giới
· Tâm Thiền Quả Sắc Giới
· Tâm Thiền Duy Tác Sắc Giới
· TÂM VÔ SẮC GIỚI (Arūpavacaracitta)
Tâm vô sắc giới là tâm thuộc về lãnh vực vô sắc, vì tâm này vượt ra ngoài phạm vi sắc pháp nghĩa là đối tượng của những tâm này thuộc về phạm vi tâm pháp và chế định. Những tâm vô sắc cũng là những tâm thiền như tâm sắc giới, nhưng trạng thái những tâm này cao hơn và mạnh hơn.
Cần chú ý là những tâm vô sắc nầy đều có trạng thái cũng như chi thiền giống với tâm ngũ thiền sắc giới và khi tính về thứ bậc thì nó thường được tính chung với tâm ngũ thiền sắc giới. Tâm thiền vô sắc giới được phân làm ba loại: tâm thiện vô sắc giới, tâm quả vô sắc giới và tâm duy tác vô sắc giới.
Tâm thiện vô sắc giới được chia làm 4 loại:
1.1) Tâm Thiện Không Vô Biên:
Là tâm thiền vô sắc thành tựu chứng đắc với đối tượng “hư không là vô biên”.
1.2) Tâm Thiện Thức Vô Biên:
Là tâm thiền vô sắc khi tu thiền lấy đề mục “thức là vô biên” làm đối tượng.
1.3) Tâm Thiện Vô Sở Hữu:
Là tâm thiền tu và chứng đắc với đề mục “Vô Sở Hữu” làm đối tượng.
1.4) Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng:
Là tâm thiền vô sắc được tu chứng với đề mục “chẳng phải tưởng, chẳng phải không có tưởng”.
I. Tâm Quả Vô Sắc Giới
Là tâm thành tựu do tâm thiện vô sắc giới. Giống như tâm quả sắc giới, tâm quả vô sắc giới làm nhiệm vụ tục sinh, hộ kiếp và tâm tử cho người vô sắc. Tương ưng với tâm thiện vô sắc, tâm quả cũng được chia làm 4 tâm.
Tâm Quả Vô Sắc
III. Tâm Duy Tác Vô Sắc:
Là tâm thiền vô sắc được tu luyện bởi bậc tứ quả. Những tâm nầy chỉ có nơi vị A-La-Hán và không có tác năng tạo quả. Sở dĩ các vị A-La-Hán luyện thiền này vì dùng nó làm nền tảng, điều kiện để tiến nhập thiền Diệt (Nirodha Jhāna) chứ không vì do vô minh, tham ái, … Tâm duy tác vô sắc cũng được phân làm 4 tâm thiền.
Tâm Duy Tác Vô Sắc
· TÂM SIÊU THẾ (Lokuttaracitta)
Là tâm biết cảnh Niết-Bàn. Một trạng thái siêu thế vượt ngoài thời gian và không gian; không thuộc về thế gian vô thường, khổ não và vô ngã. Chấm dứt sanh diệt, thoát ly tam giới. Vượt ngoài thế gian ở đây có nghĩa là hiện trạng sanh diệt chấm dứt chớ không phải có một cái gì thực hữu sanh tồn ngoài thế gian
1.2 Cơ bản thực hành thiền quán: Ở thiền chỉ, hành giả chỉ cần gom tâm vào một đề mục là đủ. Đối với thiền quán, sự gom tâm không phải là sự “chú tâm nhất điểm” như ở thiền chỉ, mà là sự “tấn tâm tùy quán” (Anuvipassi), đó là sự để tâm uyển chuyển theo dỏi sự biến chuyển, sự đổi thay, sự diệt sanh của Danh Sắc.
Sự tu tập thiền chỉ là lối niệm “gom tâm vào một điểm”, nghĩa là giữ tâm luôn luôn khắn khít với đề mục, còn lối niệm của thiền quán là śự chuyên chú ghi nhận ” theo dỏi ghi nhận sự chuyển biến của ngũ uẩn để có một “cái nhìn” đúng sự thật về bản chất của thế gian.
(1) Đề mục thiền quán (Satipaṭṭhāna):
Trong thuật ngữ Phật học, chữ Kammaṭṭhāna (đối tượng hành thiền) được dùng chung cho cả thiền chỉ lẩn thiền quán còn riêng chữ Satipaṭṭhāna (niệm xứ) (Sati = niệm; Paṭṭhāna = vị trí, nơi chốn, chỗ. Dịch chung là đối tượng suy niệm, ghi nhận) chỉ dùng riêng đối với thiền quán. Có tất cả là bốn niệm xứ (Tứ Niệm Xứ).
Thế nào là Tứ Niệm Xứ?. – Tứ là bốn còn niệm là trạng thái tâm quan sát, theo dỏi, chú tâm, ghi nhớ, biết. Vậy Tứ Niệm Xứ là bốn nơi chốn để chú tâm, để quan sát. Bốn nơi chốn ấy là:
i) Thân quán niệm xứ (Kāyānupassanā)
Thân quán niệm xứ là quan sát, biết rõ những gì thuộc về Sắc uẩn hay Hành tướng của Sắc uẩn. Hành giả lấy những gì trong thân và ngoài thân làm đối tượng để chuyên chú. Niệm thân giúp hành giả thấy rõ hiện trạng sanh diệt của sắc uẩn (Rūpakhandha).
a) Niệm hơi thở (Ānapānasati): hành giả ngồi kiết già, an trú trong chánh niệm, trong đề mục hơi thở.
b) Niệm đại oai nghi: Đại oai nghi là cách đi, đứng, ngồi, nằm.
c) Niệm tiểu oai nghi: Tiểu oai nghi hay oai nghi phụ là những động tác phụ ngoài bốn động tác chính đã kể trên. Như tay dở lên, cười, nói, mặt quần áo, gật đầu, …
d) Niệm về thể trược (còn được gọi là quán thân bất tịnh) (Asucino) Hành giả quán thân mình từ đỉnh tóc đến gót chân.
e) Niệm về Tứ Đại (Vavatthāna): Tứ đại là Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại và Phong đại
f) Niệm về tử thi (Āsubha): Tử thi là thân xác con người đã chết.
g) Niệm về hài cốt (Aṭṭhikāni): Tử thi sau một năm trở lên chỉ còn lại bộ xương khô, đó gọi là hài cốt.
ii) Thọ quán niệm xứ (Vedanānupassanā)
Thọ là trạng thái hưởng cảnh của tâm; là cảm giác của tâm khi hứng chịu ngoại cảnh. Là những cảm giác khổ, lạc, ưu, hỷ và xã. Khi một tâm sinh khởi, ắc phải có một thọ đồng sinh, sự biết thọ sinh khởi gọi là thọ quán niệm xứ. Tức là theo dỏi, suy niệm, ghi nhận cảm thọ khởi lên. Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có ghi rằng:
Khi cảm giác khổ, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác ưu, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác hỷ, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác xã, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác khổ thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác khổ không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác lạc không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác phi khổ phi lạc (xã) thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
Khi cảm giác phi khổ phi lạc không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ.
iii) Tâm quán niệm xứ (Cittānupassanā)
Tâm là sự nhận biết đối tượng, sự biết cảnh qua 6 căn: tâm nhãn thức (sự biết cảnh sắc), tâm nhĩ thức (sự biết cảnh thinh), tâm tỷ thức (sự biết cảnh khí), tâm thiệt thức (sự biết cảnh vị), tâm thân thức (sự biết cảnh xúc), tâm ý thức (sự biết hết 6 cảnh). Hành giả quan sát, ghi nhận sự sanh diệt, thay đổi của tâm thức, nhờ đó, thấy rõ được thực thể của thức uẩn (Viññāṇamkhandha). Như vậy người hành Tứ Niệm Xứ phải biết rõ các điều sau:
Khi mắt biết cảnh sắc, vị ấy biết rõ.
Khi tai biết cảnh thinh, vị ấy biết rõ.
Khi mũi biết cảnh khí, vị ấy biết rõ.
Khi lưỡi biết cảnh vị, vị ấy biết rõ.
Khi thân biết cảnh xúc, vị ấy biết rõ.
Khi ý biết cảnh pháp, vị ấy biết rõ. (Ý thức cũng biết cảnh ngũ, nhưng rất khó quan sát). Đồng thời vị ấy còn phải biết rõ trạng thái của tâm khi được tiếp xúc với lục trần.
Khi tâm có tham, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô tham, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có sân, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô sân, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có si, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô si, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có hôn trầm, vị ấy biết rõ.
Khi tâm có phóng dật, vị ấy biết rõ.
Khi tâm thành đáo đại (tâm thiền), vị ấy biết rõ.
Khi tâm không thành đáo đại, vị ấy biết rõ.
Khi tâm cao thượng, vị ấy biết rõ.
Khi tâm vô thượng, vị ấy biết rõ.
Khi tâm định, vị ấy biết rõ.
Khi tâm không định, vị ấy biết rõ.
Khi tâm giải thoát, vị ấy biết rõ.
Khi tâm không giải thoát, vị ấy biết rõ.
iv. Pháp quán niệm xứ (Dhammānupassanā)
Là sự quan sát tất cả các trạng thái của Danh Sắc trên mọi phương diện (vi tế và chi tiết). Niệm pháp để thấy rõ chơn tướng của tưởng uẩn (Saññākhandha) và hành uẩn (Sañkhārakhandha). Được phân ra làm năm loại:
(a) Quan sát năm triền cái (Nivarana)
Triền cái là những pháp ngăn che các thiện pháp nhất là thiền định và trói buộc tâm trong vòng bất thiện. Có năm loại triền cái: tham dục cái, sân hận cái, hôn thụy cái, trạo hối (Phóng Dật) cái và hoài nghi cái. Vị tỳ kheo quán pháp trên các pháp cần phải biết rõ nhân sanh khởi của các trạng thái tâm sau đây:
Khi nội tâm có tham dục, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có tham dục, vị ấy biết rõ.
Với tham dục chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với tham dục đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với tham dục đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có sân hận, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có sân hận, vị ấy biết rõ.
Với sân hận chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với sân hận đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với sân hận đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có hôn thụy, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có hôn thụy, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với hôn thụy đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có trạo hối, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có trạo hối, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với trạo hối đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm có hoài nghi, vị ấy biết rõ.
Khi nội tâm không có hoài nghi, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi chưa sinh khởi, nay sinh khởi, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi đã từng sinh khởi, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với hoài nghi đã đoạn diệt, tương lai không sinh khởi, vị ấy biết rõ.
(b) Quan sát năm thủ uẩn (Upādānakkhando)
Uẩn là khối, nhóm, tập họp. Năm thủ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Khi tâm có sự chấp thủ (bám víu) uẩn nào, hành giả phải biết rõ.
Sắc uẩn, khi sắc uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Thọ uẩn, khi thọ uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Tưởng uẩn, khi tưởng uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Hành uẩn, khi hành uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Thức uẩn, khi thức uẩn sanh hay diệt, hành giả biết rõ.
Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của chính mình gọi là “quán pháp trên các nội pháp”. Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của người gọi là “quán pháp trên các ngoại pháp”. Quán thấy sự chấp thủ năm uẩn của mình và của người gọi là “quán pháp trên các nội ngoại pháp “. Quán thấy sự sinh khởi của năm uẩn gọi là “quán sự sinh trên các pháp “. Quán thấy sự hoại diệt của năm uẩn gọi là “quán sự diệt trên các pháp “.
(c) Quan sát mười hai xứ (Āyatana)
Xứ là nơi, chỗ, vị trí. Có tất cả là 12 xứ chia làm 2 phần là nội xứ và ngoại xứ.
6 nội xứ là:
Nhãn xứ: Mắt, vật trông thấy được các màu sắc.
Nhĩ xứ: Tai, vật nghe được các tiếng.
Tỷ xứ: Mũi, vật ngữi được các mùi.
Thiệt xứ: Lưỡi, vật nếm được các vị.
Thân xứ: Thân, vật cảm xúc được các sự va chạm.
Ý xứ: Tâm, sự nhận thức được mọi đối tượng qua năm xứ kể trên.
6 ngoại xứ là:
Sắc xứ: còn gọi là cảnh sắc, đối tượng ghi nhận của mắt.
Thinh xứ: còn gọi là cảnh thinh, đối tượng ghi nhận của tai.
Khí xứ: còn gọi là cảnh khí, đối tượng ghi nhận của mũi.
Vị xứ: còn gọi là cảnh vị, đối tượng ghi nhận của lưỡi.
Xúc xứ: còn gọi là cảnh xúc (đất, lửa, gió), đối tượng ghi nhận của thân.
Pháp xứ: còn gọi là cảnh pháp, đối tượng ghi nhận của ý thức: các trạng thái, màu sắc, hình thể, …).
(d) Quan sát thất giác chi (Bojjhaṅga)
Còn gọi là thất bồ đề phần là bảy pháp là cho tỏ ngộ thánh đế, thấy rõ Niết-Bàn, đắc chứng đạo quả. Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga giải về thất giác chi như sau:
Niệm giác chi là sự ghi nhớ, biết đến, thường hằng nhớ, không lẩn lộn, không quên mình.
Thẩm giác chi là trí tuệ, vô si, trạch pháp, giác minh, chánh kiến, thấy rõ sự thật (thiện hay bất thiện).
Cần giác chi (tinh tấn giác chi) là sự mở đường, hướng đạo, sách tấn, chánh cần, không lui sụt.
Hỷ giác chi là sự no vui, no lòng, phỉ lạc, pháp hỷ, trạng thái vui tươi, thái độ hoan hỷ.
Tịnh giác chi là sự vắng lặng, cách yên tịnh của tâm thức (sự an tỉnh của tứ danh uẩn).
Định giác chi là sự nhứt hành, an chỉ, đình trụ của tâm trên đối tượng (đề mục).
Xã giác chi là sự buông bỏ, cách xã ly, quân bình, trung tánh, bình thản, điềm nhiên, vô sự.
Người hành Tứ Niệm Xứ, khi nội tâm có niệm giác chi, vị ấy biết rõ. Khi nội tâm không có niệm giác chi, vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi trước chưa sanh khởi, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với niệm giác chi đã sanh khởi nay tu tập được viên thành, vi ấy biết rõ.
(e) Quan sát tứ diệu đế (Ariyasacca)
Tứ Diệu Đế còn gọi là Tứ Thánh Đế là bốn sự thật siêu việt, bốn sự thật mà các vị thánh nhân thấy rõ và biết rõ.
1) Khổ Diệu Đế (Dukkhāriyasacca)
Khổ diệu đế là sự bất toàn, vô thường, trống không, giả tạm, bất toại nguyện. Khổ đế chỉ cho sinh, già, bệnh, chết, sầu bi, khổ, ưu, không đạt ý muốn, tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ
2) Tập Diệu Đế (Samudayāriyasacca)
Tập diệu đế là nguyên nhân sinh ra sự khổ. Nguyên nhân đó không gì khác hơn chính là lòng tham ái.
– Dục ái: lòng tham ái sinh khởi và an trú trong các sắc thân, trong các sự khả ái, tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, các sắc pháp, các âm thanh (thinh sắc), các mùi thơm (khí sắc), các vị (khẩu vị), các sự xúc chạm, và các pháp sinh khởi trong tâm.
– Hữu ái là sự khao khát, mong muốn các sự vật hiện hữu được tiếp tục hiện hữu trong các đời sau (thường kiến).
– Phi hữu ái là tham ái về sự đoạn diệt (sự tham ái theo đoạn kiến).
3) Diệt Diệu Đế (Nirodha – Ariyasacca)
Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có giải: “Diệt tận các tham ái là diệt diệu đế”.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Thọ: nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tưởng: sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưỡng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tư: sắc tư, thinh tư, khí tưỡng, vị tư, xúc tư và pháp tư là diệt diệu đế (tư duy).
Hoặc diệt sự tham ái đối với Ái: sắc ái, thinh ái, khí tưỡng, vị ái, xúc ái và pháp ái là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tầm: sắc tầm, thinh tầm, khí tưỡng, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm là diệt diệu đế.
Hoặc diệt sự tham ái đối với Tứ: sắc tứ, thinh tứ, khí tưỡng, vị tứ, xúc tứ và pháp tứ là diệt diệu đế.
Tập diệu đế và diệt diệu đế khác nhau ở chỗ tham ái sinh và tham ái diệt đối với mọi sự vật. Do đó mà có câu “Phiền não tức bồ đề, Niết-Bàn là sinh tử”.
4) Đạo Diệu Đế (Maggāriyasacca)
Tạng Abhidhamma, bộ Vibhaṅga có giải: “bát thánh đạo có tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn (chánh cần), chánh niệm và chánh định”.
Chánh kiến là thấy rõ sự khổ, thấy rõ các nhân sinh khổ, thấy rõ các pháp diệt khổ và thấy rõ con đường đi đến diệt khổ.
Chánh tư duy là sự suy nghĩ xa lìa tham dục, sự suy nghĩ xa lìa sân hận, sự suy nghĩ xa lìa giết hại.
Chánh ngữ là không nói dối, không nói đâm thọc, không nói hung dữ và không nói lời nhảm nhí, vô ích.
Chánh nghiệp là không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm.
Chánh mạng là không nuôi thân sống bằng thân nghiệp tà vạy và bằng khẩu nghiệp tà vạy.
Chánh tinh tấn là ngăn ngừa các ác pháp chưa sinh khởi không cho sinh khởi, diệt trừ các ác pháp đã sinh khởi và ngăn ngừa các ác pháp đã diệt được không cho tái phát. Tu thập thiện pháp chưa có cho có và gìn giữ các thiện pháp đã có cho được phát triển viên mãn.
Chánh niệm là sự tỉnh giác, biết rõ các sự việc xảy ra trong hiện tại, biết rõ thân trên thân, biết rõ thọ trên các thọ, biết rõ tâm trên các tâm và biết rõ pháp trên các pháp. Chế ngự tham sân sinh khởi.
Chánh định là trạng thái tâm thanh tịnh, vắnh lặng, xa lìa các pháp bất thiện. Chứng và trú sơ thiền: có Tầm, Tứ, Hỷ và Lạc do nhờ ly Dục sinh. Chứng và trú nhị thiền: có Hỷ và Lạc do nhờ Định sinh. Chứng và trú tam thiền: có sự an lạc do nhờ Xã niệm sinh. Chứng và trú tứ thiền: có sự an tịnh do nhờ phi khổ phi lạc sinh.
· TÂM SIÊU THẾ
Tâm Đạo
II. Tâm Quả Siêu Thế
Là tâm thành tựu do tâm Đạo Siêu Thế. Những tâm này được sanh lên ngay khi tâm đạo vừa diệt, liên tục không gián đoạn dù chỉ một tâm sát na.
Những tâm quả này có trạng thái giống như tâm đạo, bắt một cảnh với tâm đạo, chỉ khác là những tâm này không sát trừ phiền não như tâm đạo (khi những tâm này sinh lên, thì phiền não đã bị các tâm đạo diệt tận). Tương ưng với tâm đạo, tâm quả Siêu thế cũng được chia làm 4 tâm:
1) Tâm Sơ Quả (Sotāpattiphalacittaṃ)
Tâm Sơ Quả được chia ra làm ba loại:
Ekabija: Nhất hườn sanh nhơn, là vị sơ quả này làm người một kiếp rồi đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.
Kolamhola: Đa lục hườn nhơn, là vị sơ quả tục sinh làm người từ hai đến sáu kiếp, sẽ đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.
Sattakkhataṃ: Đa thất hườn nhơn, vị này chậm trể lắm thì đến kiếp thứ bảy sẽ đắc quả A-La-Hán hoặc các quả vị khác.
2) Tâm Nhị Quả (Sokadāgāmiphalacittaṃ)
Tâm Nhị Quả được chia làm năm bực:
– Sau khi đắc Nhị quả, hành giả đắc luôn Tứ quả, chứng Niết-Bàn tại cõi Dục giới.
– Chư Thiên đắc Nhị quả và đắc luôn Tứ quả, chứng Niết-Bàn tại cõi Chư Thiên.
– Hành giả đắc Nhị quả trong cõi Dục giới, được sanh lên cõi trời và chứng đắc Tứ quả, nhập Niết-Bàn ngay trong cõi ấy.
– Chư Thiên đã chứng đắc Nhị quả trên cõi trời, sanh xuống cõi Dục giới, chứng đắc Tứ quả, đạt Niết-Bàn trong cõi Dục giới.
– Hành giả đắc Nhị quả sanh về cõi Chư Thiên, hết tuổi thọ, sanh trở lại ở cõi Dục giới, tu tiếp và chứng đắc Tứ quả, đạt ngộ Niết-Bàn trong cõi Dục giới.
3) Tâm Tam Quả (Ānagāmiphalacittaṃ)
Tâm Tam quả được chia làm năm loại:
– Trung ban bất hườn: hành giả sau khi chứng Tam quả trong cõi Dục giới được sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên, tiếp tục tu hành và sẽ chứng quả A-La-Hán trong nửa tuổi thọ trở về trước. Cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên gồm có năm cõi, hành giả trong lúc tu tập tùy theo căn phần phát triển sẽ thọ sinh vào một trong các cõi đó.
Tín căn mạnh sẽ được sanh vào cõi Vô Phiền Thiên (Avihā) tuổi thọ là 1000 đại kiếp.
Tấn căn mạnh sẽ được sanh về cõi Vô Nhiệt Thiên (Atappā) tuổi thọ là 2000 đại kiếp.
Niệm căn mạnh sẽ được sanh về cõi Thiện Kiến Thiên (Sudassī) tuổi thọ là 4000 đại kiếp.
Định căn mạnh sẽ được sanh về cõi Thiện Hiện Thiên (Sudassā) tuổi thọ là 8000 đại kiếp.
Huệ căn mạnh sẽ được sanh về cõi Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṭṭhā) tuổi thọ là 16000 đại kiếp.
– Sanh ban bất hườn: vị Tam quả này tương tợ như Trung ban bất hườn, nhưng chứng đạo quả A-La-Hán từ nữa tuổi thọ trở về sau.
– Vô hành ban bất hườn: vị này đầy đũ căn lành, hành đạo đắc quả A-La-Hán dể dàng không cần tinh tấn lắm (Asañkhāraparinibbāyi).
– Hữu hành ban bất hườn: vị này căn lành còn yếu nên phải tinh tấn lắm mới đắc A-La-Hán (Sasañkhāraparinibbāyi).
– Thượng lưu ban bất hườn: vị này căn lành quá yếu, phải sanh vào cõi Ngũ Tịnh cư thấp nhứt, sống hết tuổi thọ rồi sanh lên cõi Ngũ tịnh cư cao hơn, cứ tu tập như thế cho đến khi sống hết 5 cõi Ngũ tịnh cư mới đắc quả A-La-Hán, chứng ngộ Niết-Bàn.
4) Tâm Tứ Quả (Arahattaphalacittaṃ)
Tâm Tứ quả được chia làm ba loại:
– Tứ quả Toàn Giác: là bậc hoàn toàn giác ngộ, có nhứt thiết chủng trí do tu đầy đủ 30 độ Pārāmi. Sau khi chứng quả Chánh Đẳng Chánh Giác, vị này có khả năng xử dụng các chế định tục đế để diễn đạt các pháp chơn đế cho chúng sanh hiểu, cứu độ vô số chúng sanh.
– Tứ quả Độc Giác: là bậc tự mình tu tập và hoàn toàn giác ngộ do thực hành 20 độ Ba la mật. Vị này không có khả năng diễn đạt chánh pháp để cứu độ chúng sanh.
– Tứ quả Thinh Văn Giác: là bậc hoàn toàn giác ngộ nhờ nghe và tu tập theo sự hướng dẩn của bậc toàn giác. Thực hành 10 độ Ba la mật. Sau khi đắc đạo quả Niết-Bàn có khả năng độ chúng sinh đồng đắc đạo quả Niết-Bàn.
Ghi nhớ rằng trong các tâm Hiệp thế thì Sở Hữu tâm làm chủ động, nhất là sở hữu Tư, tất cả các pháp đồng sanh để tạo nghiệp. Trong các tâm Siêu thế thì Sở Hữu Trí Tuệ làm chủ động mạnh hơn cả.
Khi hành giả tu Tuệ quán nếu trình độ tâm định đã đạt đến loại thiền nào trong năm bực thiền chỉ thì đến khi thành tựu đạo quả, hành giả cũng có trình độ tâm như vậy.
Thí dụ: hành giả đã đắc tam thiền, khi hành thiền quán, tỏ ngộ Niết-Bàn, đắc sơ đạo, thì tâm đạo ấy là Sơ đạo tam thiền, tâm này cũng có Tầm, Tứ.
Đối với hành giả chưa đắc bậc thiền nào, thì đạo quả sẽ được coi như tương đương với người đã đắc sơ thiền.
Dù tâm Siêu thế được phân theo 5 bực thiền chỉ là do tính theo chi thiền, nhưng tâm đạo và tâm quả ở đây có đối tượng là Niết-Bàn chứ không phải là các đề mục tu tập của thiền chỉ.
4. Kết luận: Tạng Vi Diệu Pháp là chủ yếu nói về Tâm theo hệ thống Nguyên Thủy chủ yếu là diệt trừ Tham Sân Si diệt trừ lậu hoặc giải thoát sinh tử. Mang Tâm để giải thích từng giai đoạn của Phật giáo Nguyên Thủy như Tứ Thánh Đế 12 Nhân duyên Bát Chánh Đạo Thất bồ đề Phần có Thất Giác Chi. Chúng ta thấy được Tạng Vi Diệu Pháp phần lớn là định nghĩa danh từ hán việt rất khó nhớ và khó hiểu, nhiêu khê phức tạp. Nó biểu hiện thuở mới ra của Tạng luận Vi Diệu Pháp từ xa xưa nhìn về Tâm mà giải thích các thiện và bất thiện, tâm sở có đến 121 loại tâm khác nhau với danh từ hiểu nghĩa từng loại. Tạng Vi Diệu Pháp không có một triết lý gì ngoài chú trọng về Tâm trong khi Duy thức luận thì chú ý về Thức. Phần quan trọng của Vi Diệu Pháp là phần thiền định theo Tứ Niệm Xứ có thiền thứ 5 là Xã, rồi đi đến 4 bước thiền kế tiếp ở Tâm Vô Sắc Giới. Khi đức Phật nhập diệt đức Phật cũng trải qua 9 bước thiền này và quay trở lại hai lần mới nhập diệt. Đức Phật dạy Tứ Niệm Xứ cho các tỳ kheo nhưng về sau nầy thì Vi Diệu Pháp dạy thêm về thiền Vô Sắc Giới có 4 bước Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.Thiền theo Vi Diệu Pháp có rất nhiều đối tượng để quán chiếu gần 40 đối tượng, như cảnh có 21 làm đối tượng của Tâm. Vi Diệu Pháp chú trọng áp dụng Tâm vào Tứ Thánh Đế và Tứ Niệm Xứ là hai điểm cốt lỏi Nguyên Thủy. Sau cùng là tâm Siêu Thế đưa kết luận đạt đạo thành A La Hán với Tâm Tứ Quả. Đứng về mặt khoa học ngày nay môn Tâm lý học Phân tâm học của phương tây Freud chẻ từng chi tiết căn gốc của Tâm thức, tâm lý của Ý thức, Tiềm thức và Vô thức. Những 121 Tâm sở và 52 Sở hữu Tâm của Thiện và bất thiện thì khoa Phân tâm học ngày nay giải thích tác động của Vô thức kiểm soát hết mọi cảm giác và hành động của ý thức và tiềm thức và có cách điều trị cũng như có tâm lý của đám đông xã hội mà đạo giáo không bàn đến. Thí dụ tâm lý cuộc biểu tình xâm nhập vào điện Capitol ở Mỹ được phân tách và giải thích sâu xa. Vi Diệu Pháp là đức Phật giảng cho mẹ của mình trên cõi trời Đâu Lợi nên có các chi tiết như bao nhiêu kiếp thì đắc quả gì? Chi tiết này nói ra để hiểu chứ không thể lý luận mà hiểu được. Bất khả tương nghị là vậy. Nó có tính cách vi diệu nên trừu tượng và phép mầu không thể chứng minh phân tích. Học Vi Diệu Pháp giống như học từ ngữ và định nghĩa nhiều hơn là học triết lý vì nó chú trọng vào tính thực dụng. Cũng đồng thời bàn về Tâm mà kinh Hoa Nghiêm và kinh Lăng Nghiêm có triết lý khác với Vi Diệu Pháp rất nhiều. Điều quan trọng là làm sao kiểm soát diệt trừ hay tu tập chuyển đổi tâm bất thiện và phát huy tâm thiện, mà Đại Thừa gọi là an trú tâm và điều phục Tâm vì quan điểm về Tâm của Đại Thừa và Vi Diệu Pháp đã khác nhau rồi. Dùng thiền quán Tứ Niệm Xứ rồi đi lên thiền Vô Sắc Giới ở phần Tưởng uẩn để diệt trừ lậu hoặc. Vì giảng trên cõi trời Đâu Lợi nên Phật nói nhiều về Vô Sắc Giới và Tâm Siêu Thế. Chúng ta rút ngắn bài Tạng Vi Diệu Pháp bằng các sơ đồ và sự liên hệ giữa chúng với nhau. Chú trọng từ Tâm Sắc Giới và Vô Sắc Giới với Tâm Siêu Thế. Áp đụng thực hành về thiền 9 bước của Phật. Khi thiền Tạng Vi Diệu Pháp dùng chữ “vị ấy biết rõ” là diễn tả thiền quán chiếu rất lâu dài chi tiết chẻ ra từng phần của phân tích mà quán chiếu để đạt”biết rõ” ngay cả thiền hơi thở rất nhiều bước quán chiếu cũng như vậy.
Nam Mô Thích Ca mâu Ni Phật!!
Bài viết này tham khảo copy toàn bộ bài Tạng Vi Diệu Pháp của Tỳ Kheo Giác Chánh bên Paris cũng như kinh bằng tiếng Mỹ của Bhikku Sujato Tỳ Kheo người Australia đệ tử của Ajahn Chah, trong Sutta central (Suttacentral.net)
***Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel
Hits: 586
Post Views: 1.684Từ khóa » Pháp Thiện Và Pháp Bất Thiện Theo Abhidhamma
-
Vi Dieu Phap Giang Giai - 00 - BuddhaSasana By Binh Anson
-
1. Những Loại Bất Thiện Pháp - Tam Tạng Kinh Điển
-
Sơ Lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma) - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Vi Diệu Pháp Giảng Giải - Bài 19: Phi Lộ
-
[PDF] Vi-diệu-pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống - Trung Tâm Hộ Tông
-
Khái Luận Về 52 Tâm Sở Trong Abhidhamma, Tâm Sân
-
Bộ Pháp Tụ
-
Kinh Vi Diệu Pháp I - Facebook
-
Vi Diệu Pháp Toát Yếu
-
Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống - Chương 1
-
Vi Dieu Phap Giang Giai - 04 - Budsas
-
Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)
-
Thang Phap Tap Yeu - 00
-
Trạng Thái Tâm (Sở Hữu Tâm) - Vi Diệu Pháp - TK Giác Chánh