Bò Sát Có Vảy – Wikipedia Tiếng Việt

Bò sát có vảy
Thời điểm hóa thạch: Jura sớm - hiện nay, 199–0 triệu năm trước đây[1] TiềnЄ Є O S D C P T J K Pg N
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Liên bộ (superordo)Lepidosauria
Bộ (ordo)SquamataOppel, 1811
màu đen: phân bổ của bò sát có vảymàu đen: phân bổ của bò sát có vảy
Phân nhóm[2]
  • Dibamidae
  • Gekkota
  • Lacertoidea
  • Scincomorpha
  • Toxicofera
    • Anguimorpha
    • Iguania
    • Ophidia
Bài này viết về bộ bò sát Squamata. Đối với loại giáp thời La Mã, xem Lorica squamata.

Bộ Có vảy hay bò sát có vảy (danh pháp khoa học: Squamata) là một bộ bò sát lớn nhất hiện nay, bao gồm các loài thằn lằn và rắn. Các loài của bộ này được phân biệt do bộ da có vảy sừng (hay tấm sừng) của chúng. Chúng còn có đặc điểm là có xương vuông giúp di chuyển hàm trên và xương sọ. Điều này thấy rõ ở loài rắn khi chúng có thể há miệng rất rộng để nuốt con mồi.

Kích cỡ của chúng chênh lệch nhau nhiều nhất so với bò sát khác, loài nhỏ nhất chỉ có 16 mm chiều dài như ở tắc kè tí hon Jaragua (Sphaerodactylus ariasae) và loài dài nhất là 8 m như ở trăn anaconda (Eunectes murinus).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại cổ điển tách bộ Bò sát có vảy thành 3 phân bộ (bộ phụ) sau:

  • Phân bộ Thằn lằn (Lacertilia), gồm các loài thằn lằn;
  • Phân bộ Rắn (Serpentes), bao gồm các loài rắn;
  • Phân bộ Amphisbaenia (thằn lằn giun).

Trong số này, các loài thằn lằn hợp thành nhóm cận ngành. Trong các hệ thống phân loại mới hơn thì tên gọi Sauropsida được dùng cho các loài bò sát và chim nói chung, và Squamata được chia ra như sau:

  • Phân bộ Kỳ nhông (Iguania), bao gồm các loài kỳ nhông và tắc kè hoa.
  • Phân bộ Scleroglossa
    • Phân thứ bộ Tắc kè (Gekkota), các loài tắc kè, thằn lằn mù, thằn lằn không chân.
    • Phân thứ bộ Thằn lằn rắn (Anguimorpha), các loài kỳ đà, thằn lằn rắn.
    • Phân thứ bộ Scincomorpha, các loài thằn lằn bóng, thằn lằn châu Âu thông thường.
  • Phân bộ Rắn (Serpentes), các loài rắn.
    • Phân thứ bộ Alethinophidia, các loài rắn lục, trăn, rắn hổ mang, v.v.
    • Phân thứ bộ Scolecophidia, các loài rắn mù.
  • Phân bộ Amphisbaenia

Quan hệ giữa các cận bộ này vẫn còn chưa rõ ràng, mặc dù những nghiên cứu gần đây[3] cho là một số họ động vật của bộ này có thể tạo thành một tập hợp các loài bò sát có nọc độc trên lý thuyết, ngành này bao gồm đa số (tới 60%) các loài bò sát có vảy. Được đặt tên là Toxicofera (bò sát có nọc độc), nó bao gồm các nhóm sau trong phân loại truyền thống[3]:

  • Phân bộ Serpentes (rắn)
  • Phân bộ Iguania (tắc kè hoa, kỳ nhông, v.v.)
    • Cận bộ Anguimorpha, bao gồm:
      • Họ Varanidae (kỳ đà, rồng Komodo)
      • Họ Anguidae (thằn lằn rắn, thằn lằn thủy tinh, v.v.)
      • Họ Helodermatidae (quái vật Gila và thằn lằn đốm Mexico)

Lịch sử tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Nọc độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Các họ

[sửa | sửa mã nguồn]
Amphisbaenia
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
AmphisbaenidaeGray, 1865 thằn lằn giun nhiệt đới thằn lằn giun Darwin (Amphisbaena darwinii)
BipedidaeTaylor, 1951 thằn lằn giun Bipes thằn lằn đốm Mexico (Bipes biporus)
RhineuridaeVanzolini, 1951 thằn lằn giun Bắc Mỹ thằn lằn giun Bắc Mỹ (Rhineura floridana)
TrogonophidaeGray, 1865 thằn lằn giun Cổ Bắc cực thằn lằn giun bàn cờ (Trogonophis wiegmanni)
Diploglossa
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
AnguidaeOppel, 1811 thằn lằn rắn Anguis fragilis (Anguis fragilis)
AnniellidaeGray, 1852 thằn lằn không chân châu Mỹ thằn lằn không chân California (Anniella pulchra)
XenosauridaeCope, 1866 thằn lằn cá sấu thằn lằn cá sấu Trung Quốc (Shinisaurus crocodilurus)
Gekkota
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
DibamidaeBoulenger, 1884 thằn lằn mù Dibamus nicobaricum -
GekkonidaeGray, 1825 tắc kè Tắc kè đuôi dày (Underwoodisaurus milii)
PygopodidaeBoulenger, 1884 thằn lằn không chân thằn lằn rắn Burton (Lialis burtonis) -
Iguania
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
AgamidaeSpix, 1825 nhông rồng có râu miền Tây (Pogona barbata)
ChamaeleonidaeGray, 1825 tắc kè hoa tắc kè hoa đeo mạng (Chamaeleo calyptratus)
CorytophanidaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn đội mũ Basiliscus plumifrons
CrotaphytidaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn báo hay thằn lằn có vòng cổ thằn lằn có vòng cổ thông thường (Crotaphytus collaris)
HoplocercidaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn cây kỳ nhông đuôi gậy (Hoplocercus spinosus) -
Iguanidae kỳ nhông kỳ nhông biển (Amblyrhynchus cristatus)
LeiosauridaeFrost và ctv., 2001 - kỳ nhông Darwin (Diplolaemus darwinii) -
OpluridaeFrost & Etheridge, 1989 kỳ nhông Madagasca Chalarodon (Chalarodon madagascariensis) -
PhrynosomatidaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn không tai thằn lằn không tai lớn (Cophosaurus texanus)
PolychrotidaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn anolis thằn lằn anolis Carolina (Anolis carolinensis)
TropiduridaeFrost & Etheridge, 1989 thằn lằn đất tân nhiệt đới (Microlophus peruvianus)
Platynota
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
Helodermatidae quái vật Gila quái vật Gila (Heloderma suspectum)
Lanthanotidae kỳ đà không tai kỳ đà không tai (Lanthanotus borneensis) -
Varanidae kỳ đà kỳ đà khổng lồ (Varanus giganteus)
Scincomorpha
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
Cordylidae thằn lằn khoang thằn lằn khoang Warren (Cordylus warreni)
Gerrhosauridae thằn lằn mạ thằn lằn mạ Sudan (Gerrhosaurus major)
Gymnophthalmidae thằn lằn đeo kính - -
LacertidaeOppel, 1811 thằn lằn chính thức hay thằn lằn bám tường thằn lằn có mắt (Lacerta lepida)
ScincidaeOppel, 1811 thằn lằn bóng thằn lằn lưỡi xanh miền Tây (Tiliqua occipitalis)
Teiidae thằn lằn cáo thằn lằn cáo xanh (Tupinambis teguixin)
Xantusiidae thằn lằn đêm thằn lằn đêm granit (Xantusia henshawi)
Alethinophidia
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
AcrochordidaeBonaparte, 1831[4] rắn rầm ri rắn rầm ri cá (Acrochordus granulatus)
AniliidaeStejneger, 1907[5] rắn giả san hô rắn giả san hô (Anilius scytale)
AnomochilidaeCundall, Wallach và Rossman, 1993.[6] rắn xe điếu tí hon rắn xe điếu Leonard (Anomochilus leonardi)
AtractaspididaeGünther, 1858[7] rắn lục đốm rắn lục Bibron (Atractaspis bibroni)
BoidaeGray, 1825[4] trăn trăn cây Amazon (Corallus hortulanus)
BolyeriidaeHoffstetter, 1946 trăn đảo Round trăn đảo Round (Bolyeria multocarinata)
ColubridaeOppel, 1811[4] rắn nước rắn cỏ (Natrix natrix)
CylindrophiidaeFitzinger, 1843 rắn xe điếu châu Á rắn trun (Cylindrophis ruffus)
ElapidaeBoie, 1827[4] rắn hổ rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)
LoxocemidaeCope, 1861 trăn Mexico trăn Mexico (Loxocemus bicolor)
PythonidaeFitzinger, 1826 trăn trăn hoàng gia (Python regius)
TropidophiidaeBrongersma, 1951 trăn cây trăn lông mi miền Bắc (Trachyboa boulengeri)
UropeltidaeMüller, 1832 rắn đuôi khiên, rắn đuôi ngắn rắn đuôi khiên Cuvier (Uropeltis ceylanica)
ViperidaeOppel, 1811[4] rắn lục rắn lục châu Âu (Vipera aspis)
XenopeltidaeBonaparte, 1845 rắn mống rắn mống (Xenopeltis unicolor)
Scolecophidia
Họ Tên thường gọi Loài đặc trưng Hình ảnh
AnomalepidaeTaylor, 1939[4] rắn mù hoàng hôn rắn mù hoàng hôn (Liotyphlops beui)
LeptotyphlopidaeStejneger, 1892[4] rắn mù gầy rắn mù Texas (Leptotyphlops dulcis)
TyphlopidaeMerrem, 1820[8] rắn giun, rắn mù rắn mù đen (Typhlops reticulatus)

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ doi:10.1098/rsbl.2011.1216Hoàn thành chú thích này
  2. ^ Wiens, J. J.; Hutter, C. R.; Mulcahy, D. G.; Noonan, B. P.; Townsend, T. M.; Sites, J. W.; Reeder, T. W. (2012). “Resolving the phylogeny of lizards and snakes (Squamata) with extensive sampling of genes and species”. Biology Letters. 8 (6): 1043–1046. doi:10.1098/rsbl.2012.0703.
  3. ^ a b Fry B. và ctv (2006). “Early evolution of the venom system in lizards and snakes” (PDF). Nature. 439: 584–588. doi:10.1038/nature04328.
  4. ^ a b c d e f g Cogger(1991), trang 23
  5. ^ Aniliidae (TSN 209611) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ Anomochilidae (TSN 563894) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.
  7. ^ Atractaspididae (TSN 563895) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.
  8. ^ Typhlopidae (TSN 174338) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Bò sát có vảy Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bò sát có vảy.
  • Bò sát có vảy tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Bò sát có vảy tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Squamata (TSN 173861) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Bò sát có vảy tại Encyclopedia of Life
  • Squamata Lưu trữ 2008-10-06 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến bò sát này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đặc điểm Chung Của Bộ Có Vẩy ở Bò Sát