Bò Sát Và ếch Nhái ở Khu BTTN Vĩnh Cửu | Con Người Và Thiên Nhiên

Facebook Linkedin Mail Spotify Website Search Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên Home Phóng sự ảnh Bò sát và ếch nhái ở Khu BTTN Vĩnh Cửu
  • Phóng sự ảnh
FacebookTwitterPinterestWhatsApp

ThienNhien.Net – Trong những chuyến khảo sát gần đây, các nhà khoa học đã ghi nhận một số loài ếch nhái và bò sát ở khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chắc chắn đây mới chỉ là những ghi nhận bước đầu về đa dạng sinh học trong khu vực, còn rất nhiều tiềm ẩn của thiên nhiên tiềm đang chờ đợi được khám phá trong tương lai. Nhưng quan trọng hơn, các loài sinh vật đang rất cần sự quan tâm bảo vệ và gìn giữ không chỉ của nhà nước mà còn của cả chính cộng đồng chúng ta.

Loài Ễnh ương nâu có tên khoa học là Kaloula baleata, với màu sắc thân nâu tím, đầu nhỏ và nhọn nhưng bụng phình rất to. Loài này mới chỉ được biết đến ở các tỉnh Tây nguyên và Vườn quốc gia Cát Tiên. Trên thế giới chúng phân bố từ Ấn Độ đến Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. Loài này được phát hiện ở sinh cảnh có các loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae như Tre gai Bambusa stenostachya, Lồ ô Bambusa procera. Ễnh ương nâu thường trú ngụ trong hốc ở thân cây của các loài thực vật này. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài Nhái bầu trơn có tên khoa học là Micryletta inornata, với hoa văn rất đẹp có các đốm nâu sẫm nổi bật trên màu da xám nhạt trên lưng, chi màu vàng cam và các vệt ô-liu đứt đoạn bên sườn. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở các tỉnh miền Trung vào đến miền Nam. Trên thế giới ghi nhận chúng phân bố từ Trung Quốc, qua vùng Đông dương đến Indonesia. Loài này được tìm thấy ở khu vực có nhiều loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae như Tre gai Bambusa stenostachya, Lồ ô Bambusa procera, chúng thường trốn dưới thảm mục thực vật và rất ít khi bắt gặp vào ban ngày do có kích cỡ rất nhỏ và màu sắc lẫn với màu môi trường xung quanh. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài Ếch gáy dô có tên khoa học là Limnonectes dabanus (trước đây còn có tên khác là Rana toumanoffi). Loài ếch này nổi bật với cơ thể chắc mập và có mấu xương gáy lồi hẳn về phía sau. Đây là loài ếch rất hiếm gặp, được xếp ở bậc sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ của IUCN (2008). Ếch gáy dô mới chỉ ghi nhận ở các tỉnh Tây nguyên và một vài địa điểm ở miền Nam, ngoài ra còn ghi nhận ở Cam-pu-chia. Loài này được phát hiện ở các vũng nước nhỏ trong rừng Lồ ô Bambusa procera. Nơi đây có những tảng đá mẹ nằm rải rác trong khu suối đá tượng thuộc khu vực. (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)
Loài Ếch cây nếp da mông có tên khoa học là Rhacophorus exechopygus, một loài mới được mô tả năm 1999 ở tỉnh Gia Lai. Sau đó loài này đuợc đưa vào Sách Đỏ của IUCN (2008) ở bậc sẽ nguy cấp (VU). Như tên của nó, loài này đặc trưng bởi nếp da nhỏ phía trên hậu môn. Do thích nghi với đời sống bám trên lá cây, ếch nếp da mông có đĩa bám lớn ở đầu các ngón tay và chân, màng bơi cũng rất phát triển, thân màu xanh rêu với các đốm vàng nâu, màng bơi màu đen, vào mùa sinh sản phía dưới đùi và màng bơi màu vàng cam. Trên thế giới, mới có ghi nhận của loài này ở Lào, trong nước chúng phân bố từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên ghi nhận loài này ở tỉnh Đồng Nai và là ghi nhận xa nhất của loài về phía Nam. (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)
Loài Rắn rào Quảng Tây có tên khoa học là Boiga guangxiensis, với cơ thể mảnh dẻ, có các đốm đen và sọc màu kem nằm xen kẽ trên lưng, đặc biệt, nó có khả năng leo trèo rất giỏi để thích nghi với việc săn mồi trong các hốc cây. Loài này đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, sau đó ghi nhận ở Việt Nam và Lào. Rắn rào quảng tây thường ở khu vực có nhiều loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae như Tre gai Bambusa stenostachya, Lồ ô Bambusa procera, Chúng thường cuộn mình trong các đốt tre nơi có những cành là để ngụy trang và rình mồi. Thức ăn của loài này là những loài lưỡng cư như Ếch cây mép trắng, Ễnh ương nâu hoặc các loài động vật nhỏ như chuột. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài Rắn hổ đất nâu có tên khoa học là Psammodynastes pulverulentus, một loài có đầu hình thoi, nhọn về phía trước. Mặc dù có răng nanh và cũng có khả năng tiết nọc, nhưng loài này lại được xếp vào nhóm rắn nước và nọc của nó không nguy hiểm như nọc các loài rắn hổ mang, cạp nia, và các loài rắn lục. Loài này khá phổ biển cả ở trong nước và trên thế giới (từ Trung Quốc, Ấn Độ qua Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a đến tận Phi-lip-pin). Loài này thường nằm cuộn mình trên những chiếc lá cây lớn thuộc họ Dâu tằm Moraceae để rình bắt mồi và ghi nhận có mặt hầu khắp các kiểu rừng thường xanh, rừng khộp, và rừng tre nứa. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)

Bài liên quan:

  1. Top 15 loài mới được khoa học đặt tên
  2. Phát hiện loài ếch cây tí hon mới ở Costa Rica
  3. Phát hiện loài ếch túi mới toanh với tập tính kỳ lạ
  4. TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược
  5. Bảo tồn loài ếch lớn nhất thế giới trước nguy cơ tuyệt chủng
  6. Covid hôm nay sáng 21-12: Hà Nội, Hải Phòng F0 tăng kỷ lục; các tỉnh miền Tây vẫn “nóng”
  7. Covid hôm nay sáng 6-12: Hà Nội F0 cộng đồng tăng cao; Hải Dương, Hải Phòng xuất hiện chùm ca bệnh mới
  8. Covid sáng nay 1-12: Hà Nội F0 tăng mạnh; ổ dịch tại Tứ Kỳ, Hải Dương diễn biến phức tạp
  9. Bí quyết biến hình trong suốt của ếch thủy tinh
  10. Covid hôm nay 20-12: Hà Nội F0 tăng kỷ lục; Hải Dương xuất hiện ổ dịch tại doanh nghiệp

RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR

Xuân sang

Khả năng đặc biệt của những loài động vật sống về đêm

Giữ rừng nơi “cửa gió”

Mới cập nhật

  • Hà Giang lại xảy ra mưa lớn gây ngập sâu
  • Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong khai thác khoáng sản
  • Thợ lặn trở thành nhà bảo tồn khi san hô bị tẩy trắng
  • IEA: Đầu tư năng lượng sạch trên toàn cầu có thể đạt 2.000 tỉ USD trong 2024
  • Hội nghị Bảo tồn Việt Nam 2024

Trên Facebook

ThienNhien.Net

9 giờ trước

ThienNhien.Net

Video

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

9 giờ trước

ThienNhien.Net

Video

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

1 ngày trước

ThienNhien.Net Ngày Quốc tế không sử dụng túi ni lông 03-07: Tác hại của túi ni 🆘Nguồn: TTXVN #PanNature #ThienNhienNet #TTXVN #tuinilong #baovemoitruong ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

1 ngày trước

ThienNhien.Net Vụ bắt 2,5 tấn vảy tê tê🦦 trị giá 12 tỷ đồng: 2 người lãnh án tù🖇Hiếu và Sáng cất giấu 2,5 tấn vảy tê tê trong “hầm bí mật” của xe rơ-moóc rồi chở từ Lào về Việt Nam nhưng không qua mặt được cơ quan chức năng.⏱Ngày 26-6, TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt Lê Văn Sáng 8 năm tù, Phạm Đình Hiếu 7 năm tù về tội vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới và tội vận chuyển hàng cấm.Bị cáo Sáng (38 tuổi), trú xã Thanh Đồng, Thanh Chương, Nghệ An; Hiếu (20 tuổi), trú xã Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An.Trước khi thực hiện hành vi phạm tội Hiếu và Sáng đều làm thuê cho Nguyễn Trọng Thái (34 tuổi, là anh rể của Hiếu).Đến giữa tháng 8-2023, Thái chỉ đạo Hiếu và Sáng sang Lào, chở gỗ trắc, vảy tê tê về Việt Nam.⏱Sáng 15-8-2023, Sáng và Hiếu điều khiển xe mang biển kiểm soát 37H- 020.47 kéo theo rơ-moóc đi sang nước Lào. Sau khi sang đến địa phận nước Lào, cả Hiếu và Sáng đi đến kho hàng của người đàn ông mang quốc tịch Lào theo sự hướng dẫn của Thái để bốc hàng vào xe tải.Biết là hàng cấm nên Hiếu cùng Sáng xếp hàng vào “hầm bí mật” đã tự chế trước đó của rơ-moóc và được đậy tấm kim loại để che giấu. Quá trình làm thủ tục thông quan để vào Việt Nam, Hiếu khai báo “xe không chở gì”. Đến sáng 18-8, khi Hiếu và Sáng điều khiển xe lưu thông qua địa bàn xã Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thì bị cơ quan chức năng kiểm tra. Công an tỉnh Nghệ An kiểm tra, phát hiện và thu giữ 29 thanh gỗ trắc khối lượng hơn 2.000m3 cùng 63 bao tải chứa hơn 2,5 tấn vảy tê tê.Sau khi Hiếu và Sáng bị bắt giữ, Thái liền bỏ trốn khỏi địa phương và đang bị truy nã. Số gỗ trắc nói trên có giá trị 600 triệu đồng, 2,5 tấn vảy tê tê có giá trị hơn 12 tỷ đồng.Tại phiên tòa, Sáng và Hiếu đều thành khẩn khai báo, thể hiện ăn năn hối cải nhưng cho rằng là người làm thuê, thực hiện việc vận chuyển trái phép lô hàng hóa nói trên theo sự chỉ đạo của Thái. Đối với Thái đang bị truy nã và cơ quan điều tra đã tách thành một vụ án khác để lúc nào bắt được sẽ xử lý sau.Nguồn: Đắc Lam/Báo Pháp luật TP. HCM #PanNature #ThienNhienNet #thiennhien #vaytete #tête #baovedongvat #khubaoton #nghean ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

2 ngày trước

ThienNhien.Net 🐅Cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng ko ai tới thu gom là sao ???😂😂Nguồn: Sưu tầm #PanNature #ThienNhienNet #thiennhien #rungk5 #forest #hổ #tiger #khubaoton #hesinhthairung #baovemoitruong ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

Trên YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=hXH3ulZGzSo

Nghe Podcast

Chủ đề nổi bật

BBĐVHD biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu BĐKH bảo vệ môi trường Bảo vệ rừng bệnh truyền nhiễm cháy rừng corona Covid-19 cơ hội việc làm Dịch bệnh Hà Nội Hạn hán Khai thác khoáng sản khoáng sản khu công nghiệp lũ lụt Mê Kông Mưa bão Mưa lũ Mỹ Nghệ An ngà voi năng lượng tái tạo phá rừng plastic Quảng Nam rác thải nhựa SARS-CoV-2 sạt lở thiên tai Thủy điện Trung Quốc Trung Quốc vaccine xả thải Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường ô nhiễm ĐBSCL ĐVHD đa dạng sinh học đại dịch động vật hoang dã Giấy phép số 134/GP-TTĐT do Cục QLPT, TH và TTĐT cấp ngày 07/10/2022 Trụ sở: NV31, Khu đô thị Trung Văn, p. Trung Văn, q. Nam Từ Liêm, Hà Nội ĐT: 024 3556-4001 Fax: 024 3556-8941 Email: bbt@nature.org.vn Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Lê Nguyên Phụ trách biên tập: Phan Bích Hường Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn. Facebook Linkedin Mail Spotify Website © Trung tâm Con người và Thiên nhiên - 2024 MORE STORIES

Xây công trình không phép ở đảo Hòn Tằm, lấn danh...

Cận cảnh cây gỗ qúy bị đốn hạ la liệt trên...

Đà Lạt: Hồ Than Thở nghẹt…thở vì ô nhiễm!

Thế giới vật lộn với thiên tai trong năm 2019 (P1)

Cảnh tang thương sau sóng thần ở Indonesia

Vì sao cạn kiệt cây thuốc nam?

G-29DEB5NF3T

Từ khóa » ếch Là Loài Bò Sát