BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ

Vai trò canxi đối với bà bầu Canxi được biết đến là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, là nguyên tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương, răng, trí tuệ của bé. Một em bé sơ sinh có thể đạt chiều cao trung bình là 50cm, vì thế nhu cầu canxi cho mẹ phải tăng lên 1,4 - 1,5 lần so với bình thường.

Một số vai trò của canxi đối với bà bầu có thể kể đến là:

  • Cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh.
  • Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên.
  • Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi.
  • Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
  • Là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau khi sinh.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.

Bổ sung canxi cho bà bầu như thế nào?

  • Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu: nên bổ sung khoảng 800 mg canxi/ngày.
  • Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa: nên bổ sung khoảng 1000 mg canxi/ngày.
  • Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối: nên bổ sung khoảng 1500 mg canxi/ngày.

Trong thời kỳ có thai, mặc dù cơ thể của mẹ bầu đã phân giải phần nào hợp chất canxi có trong xương và phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu tăng cao nhưng sự đáp ứng này thường là chưa đủ. Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn thể và nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu càng tăng cao khi càng về cuối kỳ mang thai. Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này như: hiện tượng chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè, dị dạng xương,...

Trong thời kỳ cho con bú, nếu không được bổ sung canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng. Khi đó, trong 100ml sữa mẹ không có đủ 34mg canxi. Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có các biểu hiện như dễ bị giật mình, co giật, hay quấy khóc và ngủ không yên. Những biểu hiện này ngày một rõ, thường xuất hiện sau vài ba ngày, vài tuần hay thậm chí một tháng sau khi sinh. Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.Cách bổ sung canxi cho bà bầu Phương pháp hiệu quả nhất để bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai chính là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng. Để bổ sung canxi và các dưỡng chất tốt nhất cho em bé thì nên cho bé bú sữa mẹ.

  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Canxi có thể được cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày với một số loại thực phẩm như: Các món hải sản (gồm tôm, cua, sò, cá), các loại rau (gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây).
  • Hơn nữa, vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành nên osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. Tuy nhiên, hàm lượng canxi bổ sung qua bữa ăn khó có thể cân đong đo đếm chính xác được.
  • Thông thường, cơ thể chúng ta chỉ hấp thu khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần ăn, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa. Sữa chua ngoài lợi ích về mặt tiêu hóa, còn có thể cung cấp canxi, vitamin D cùng những dưỡng chất thiết yếu khác. Một hộp sữa chua 100g trung bình có chứa khoảng 110mg canxi. Vitamin D trong sữa chua đóng vai trò là “người bạn đồng hành”, giúp canxi được hấp thụ tốt hơn vào cơ thể. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi trong sữa chua, mẹ bầu nên ăn sữa chua trước khi đi ngủ.

Những lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu

  • Các mẹ bầu khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh hay dị ứng thì có thể sử dụng hầu hết các loại chế phẩm bổ sung canxi, nhưng vẫn khuyến cáo bổ sung theo liều lượng hợp lý.
  • Các thai phụ mắc tiểu đường nên hạn chế bổ sung chế phẩm canxi chứa đường.
  • Các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp cần hạn chế bổ sung canxi có chứa muối natri.
  • Nên bổ sung các chế phẩm canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 giờ đồng hồ, không nên uống vào buổi tối vì dễ lắng cặn gây sỏi thận.
  • Bổ sung canxi phải kết hợp bổ sung vitamin D3. Vitamin D3 là chất giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể, nếu không bổ sung vitamin D3 thì canxi sẽ bị đào thải.
  • Cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500 mg canxi trong một lần bổ sung, vì thế nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để có kết quả tốt.
  • Sắt và canxi có tính cạnh tranh nhau, không nên bổ sung đồng thời 2 yếu tố này. Nếu phải bổ sung sắt và canxi trong một giai đoạn thì nên cách xa nhau để tránh mất tác dụng.
  • Không nên bổ sung canxi kết hợp với các thực phẩm như socola, cacao, trà xanh,…
  • Trước khi bổ sung canxi, các mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Vấn đề bổ sung canxi tốt nhất nên theo lời khuyên của bác sĩ.

Từ khóa » Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu