Bổ Sung Kẽm Và Lysine Cho Trẻ Bằng Cách Nào Mẹ Có Biết? - Fitobimbi

Thiếu kẽm và Lysine là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn. Vậy việc bổ sung hai vi chất này thế nào?. Bài viết này Fitobimbi sẽ giới thiệu 3 cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ.

Bổ sung Kẽm cho trẻ 3-4 tuổi mẹ nên bỏ túi cách làm sau

Vai trò của Kẽm và Lysine với sự phát triển của trẻ

Kẽm và Lysine là hai vi chất quan trọng mà cơ thể trẻ cần được bổ sung từ sớm, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta đang cao. Theo các chuyên gia, việc bổ sung kẽm và lysine cho trẻ sẽ có được những lợi ích sau:

Vai trò của kẽm:

  • Kẽm là hoạt chất tham gia vào nhiều enzym trong cơ thể, giúp tổng hợp protein, tăng phân chia tế bào. Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng, tạo cảm giác ngon miệng, phát triển trí não.
  • Thiếu kẽm, các tế bào vị giác sẽ bị ảnh hưởng, trẻ trở nên biếng ăn, chậm hoặc ngừng phát triển. Không chỉ thế, đây còn là nguyên nhân khiến bé nổi cáu, mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ.
Thiếu kẽm và lysine trẻ trở nên lười ăn

Vai trò của Lysine:

  • Với trẻ, Lysine có rất nhiều tác dụng như: Tăng hấp thụ canxi, tái tạo collagen, giúp hoàn thiện cấu trúc xương. Không chỉ thế hoạt chất này còn tham gia vào quá trình sản xuất men tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon, hấp thụ tốt.
  • Việc bổ sung Lysine đầy đủ sẽ giúp cơ thể sản sinh kháng thể, tăng sức đề kháng, kích thích hormone tăng trưởng. Ngược lại nếu thiếu Lysine, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, cơ teo nhão, hệ miễn dịch và nội tiết tố suy giảm.

Với những lợi ích kể trên, có thể thấy việc bổ sung kẽm và lysine cho trẻ là hết sức cần thiết. Vậy cách làm nào giúp trẻ đạt được hiệu quả như mong muốn?

Những cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ mà mẹ cần phải biết

Cơ thể trẻ chủ yếu hấp thụ Kẽm và Lysine từ sữa mẹ, thực phẩm và viên uống bổ sung. Dưới đây là những gợi ý quan trọng trong quá trình sử dụng vi chất này.

Bổ sung từ sữa mẹ

Theo các chuyên gia, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm và lysine dồi dào trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong đó, sữa non và sữa chuyển tiếp là nguồn cung cấp tuyệt vời hơn cả.

Trung bình 1 lít sữa mẹ trong tháng đầu sẽ chứa 2-3mg kẽm. Giảm dần còn 0,9mg/ lít trong 3 tháng tiếp theo. Hàm lượng Lysine cũng thế, từ tháng thứ 3 trở đi bé đã cần phải bổ sung từ đường bên ngoài. Để hàm lượng dưỡng chất trong sữa đạt tiêu chuẩn, mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu Kẽm và Lysine như thịt gà, thịt cừu, cá ngừ, tôm, trứng, ngũ cốc, các loại đậu,…

Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo cho bé sử dụng sữa công thức vào thời điểm này. Tuy nhiên so với sữa mẹ, sữa công thức có khả năng hấp thụ kém hơn nên không được khuyên dùng nhiều.

Trẻ bú mẹ những tháng đầu để bổ sung vi chất này

Dùng thực phẩm giàu kẽm và lysine

Kẽm và Lysine trong thực phẩm là những vi chất mà cơ thể trẻ có thể hấp thụ dễ dàng. Hơn nữa những thực phẩm này thường dễ tìm, dễ mua, chi phí thấp nên mẹ có thể tận dụng.

  • Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu kẽm và Lysine như trứng, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, tôm, các loại gia cầm,… Mẹ có thể tận dụng để làm ruốc, nấu cháo hoặc xé nhỏ cho bé tập ăn
  • Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu kẽm và Lysine như đậu nành, đậu trắng, đậu phụ, rau bina, súp lơ xanh, rau cải,… Mẹ cũng có thể sử dụng để nấu cháo, làm salad trộn. Hoặc xào bơ tỏi, giúp kích thích vị giác của bé
  • Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường cho con sử dụng thực phẩm giàu vitamin C. Để bé dễ hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng. Lưu ý rằng thực đơn cho trẻ ăn dặm cần đảm bảo các nhóm chất như đạm, vitamin, tinh bột, chất béo,… Mẹ nên đa dạng hóa món ăn, tránh nhàm chán, đơn điệu

Cho trẻ uống kẽm và lysine từ ngoài

Bổ sung Kẽm và Lysine có thể sử dụng thông qua đường uống. Cách làm này không chỉ đơn giản, dễ làm mà còn cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh tình trạng ngộ độc, dư thừa, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Để bổ sung Lysine và Kẽm cho bé 0-3 tuổi mẹ nên lựa chọn các chế phẩm dạng nước như siro hoặc bột cốm. Đối với trẻ từ 6 -12 tuổi mẹ có thể lựa chọn viên uống, viên nang, kẹo ngậm, tùy vào sở thích của các con. Lưu ý rằng liệu trình sử dụng nên áp dụng liên tục, tránh ngắt quãng khiến hiệu quả mất đi.

Kẽm và lysine có dùng cùng lúc được không?

Câu trả lời là . Bởi hai chất này không gây tương tác hoặc kiềm chế nhau. Việc bổ sung cùng lúc còn cho hiệu quả hiệp đồng, giúp bé phát triển tối ưu.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả mẹ nên cho bé dùng kẽm và lysine trước ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ. Nếu uống trước hoặc ngay sau ăn, thức ăn sẽ điều tiết các hoạt chất này, ảnh hưởng hiệu quả.

Bổ sung kẽm và lysine thế nào là đúng?

Mặc dù thiếu Kẽm và Lysine có thể khiến sức khỏe bé ảnh hưởng. Nhưng không phải mẹ cứ bổ sung là xong. Việc dùng sai cách có thể khiến bé gặp tác dụng phụ. Vì vậy, đừng quên bỏ túi những nguyên tắc “vàng” dưới đây.

Khi nào cần bổ sung kẽm và lysine cho trẻ?

Việc thiếu kẽm và lysine ở trẻ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như:

  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, hay nôn
  • Trẻ bị rụng tóc, móng tay mềm, dễ gãy, lòng trắng mắt xuất hiện tia đỏ
  • Trẻ bị mệt mỏi, giảm trí nhớ, hay kích động
  • Trẻ chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, nguy cơ thiếu máu lớn
  • Trẻ hay giật mình, tỉnh giấc giữa đêm,…

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện trên, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Liều lượng cần dùng cho trẻ

Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ bị thiếu kẽm và lysine. Lúc này trẻ sẽ được bổ sung qua đường uống theo liều lượng như sau.

Độ tuổiLiều dùng kẽmLiều dùng lysine
Dưới 6 tháng2mg97mk/kg (Với trẻ trên 3 tháng tuổi)
7 tháng -1 tuổi3mg97mg/kg
1-3 tuổi5mg23mg/kg
4-8 tuổi7mg23mg/kg
8-13 tuổi9mg23mg/kg
14 tuổi11mg (nam) và 8mg (nữ)12mg/kg

Bổ sung kẽm và lysine bao lâu thì dừng?

Thời gian bổ sung kẽm và lysine trong 1 năm bao lần sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, về cơ bản mẹ nên bổ sung cho bé 2-3 đợt/ năm. Điều này sẽ giúp các bé ăn ngon và tăng miễn dịch. Thời gian bổ sung mỗi đợt kéo dài 2 tháng và có khoảng nghỉ giữa các đợt này. Mẹ có thể cho bé nghỉ 1-2 tháng rồi bổ sung lại.

Mẹ nên bổ sung theo đợt cho bé

Tác dụng phụ khi bổ sung kẽm và lysine sai cách

Bổ sung là điều cần thiết nhưng nếu mẹ lạm dụng nhiều, trẻ sẽ có thể gặp phải tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ khi thừa kẽm:

  • Buồn nôn: Dùng kẽm quá nhiều sẽ gây kích thích cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Từ đó gây ra triệu chứng buồn nôn.
  • Tiêu chảy: Mặc dù dùng kẽm có thể cải thiện tiêu chảy. Nhưng nếu dùng nhiều trong thời gian dài, hệ tiêu hóa sẽ bị kích ứng. Từ đó gây ra triệu chứng phụ này.
  • Cảm giác đắng miệng: Là tác dụng phụ thường gặp khi thừa kẽm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chán ăn, mất vị giác, ăn không ngon
  • Suy giảm miễn dịch: Thừa kẽm cũng sẽ gây ra rối loạn miễn dịch. Suy giảm chức năng của tế bào T, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

Tác dụng phụ khi thừa Lysine:

  • Thừa Lysine trẻ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chậm phát triển về chiều cao, rối loạn tăng trưởng,…

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách bổ sung kẽm và lysine cho trẻ. Với thông tin này Fitobimbi hy vọng mẹ sẽ biết cách sử dụng vi chất sao cho hợp lý, tránh nguy hiểm đến tính mạng bé.

Nên đọc thêm:

  1. Siro Kẽm cho bé và các lưu ý không thể bỏ qua
  2. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hiệu quả, an toàn
  3. Bổ sung kẽm và dha cho bé như thế nào hiệu quả?

Từ khóa » Bổ Sung Lysine Cho Trẻ Biếng ăn