BỔ SUNG SẮT - ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Sắt cần thiết như thế nào? BỔ SUNG SẮT – ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA BỔ SUNG SẮT – ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Thiếu máu, thiếu sắt là quá trình diễn ra từ từ, thường ban đầu không có triệu chứng rõ rệt. Khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể cạn kiệt thì biểu hiện bên ngoài mới xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao, móng tay móng chân sần, mất bóng… Do vậy, kể cả khi bạn cảm thấy sức khỏe tốt, không có biểu hiện thiếu máu (triệu chứng như vừa nêu) thì cũng đã cần bổ sung sắt, đặc biệt là phụ nữ. Vì phụ nữ có nhu cầu chất sắt khá cao (15mg mỗi ngày), trong khi đó chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10mg.

1/ Những trường hợp nào cần bổ sung sắt?

Nếu chúng ta có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách tự nhiên thông qua việc ăn uống hàng ngày, điều đó thực sự tốt và có lợi cho bạn. Thế nhưng trên thực tế, không nhiều người làm được điều này.

Trong thời đại hiện nay, cuộc sống bận rộn và vội vã khiến chúng ta dành thời gian cho bản thân ít hơn, vì thế mà việc ăn uống cũng trở nên qua loa, không đảm bảo. Nhiều trường hợp tình trạng bệnh lý sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt của bạn.

Để biết nên uống thuốc sắt khi nào? Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng và thời điểm bổ sung sắt cho cơ thể phù hợp với tình trạng thiếu sắt của bạn, cụ thể trong những trường hợp sau:

  • Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Người bị mất máu do bệnh lý như chảy máu đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày, lọc máu chạy thận,… hay mất máu do các vết thương, do hiến máu.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ bị sinh non, trẻ sau 6 tháng tuổi
  • Bạn thường xuyên uống các loại thuốc làm suy giảm sắt.
  • Bạn tập thể thao hoặc phải lao động nặng.

2/ Dấu hiệu thiếu máu

Cơ thể mỗi người rất nhạy cảm nhưng các dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt thường đến âm thầm, khiến phụ nữ khó phát hiện và điều trị sớm. Thiếu máu thiếu sắt là bệnh không nguy hiểm nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm.

  • Mệt mỏi bất thường
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Hay thở gấp
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt
  • Rụng tóc
  • Móng tay yếu, dễ gãy

3/ Biến chứng nguy hiểm của thiếu máu thiếu sắt

Tim mạch

Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường. Khi đó, tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy mang trong máu khi đang bị thiếu máu. Ở những người bị bệnh động mạch vành – thu hẹp của động mạch cung cấp máu cho cơ tim – không được kiểm soát thiếu máu có thể dẫn đến đau thắt ngực.

Xem ngay: THOÁT “ÁC MỘNG” RỤNG TÓC VỚI NHỮNG “BÍ KÍP” ĐƠN GIẢN KHÔNG NGỜ

Thai sản

Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Vì vậy, người ta đã coi thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai và 28,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Việt Nam thiếu máu thiếu sắt.

Trí tuệ

Thiếu máu do thiếu sắt làm giảm 10-30% năng suất lao động do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ đều bị giảm sút.

4/ Cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cần bổ sung sắt mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên thường xuyên ăn các món ăn được chế biến từ thịt đỏ, trứng, rau xanh đậm hay các loại đậu. Hoặc với bé gái tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có thai và sau sinh là các đối tượng có nhu cầu sắt cao hơn bình thường, không thể cung cấp đủ sắt qua bữa ăn thường ngày, thì nên bổ sung thêm viên sắt bổ máu.

Xem thêm: Ăn gì để bổ sung sắt

Ngoài ra, nên lưu ý dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C sau bữa ăn nhằm tăng khả năng hấp thu chất sắt và hạn chế uống trước trà đặc hay cà phê vì chúng làm hạn chế việc hấp thu sắt.

Sắt hấp thụ nhất khi cơ thể bạn cảm thấy đói bởi vậy mà bạn nên uống viên sắt trước bữa ăn 30 phút. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung sắt  cũng như phát huy tối ưu hiệu quả của viên uống đối với cơ thể bởi lúc này, cơ thể chúng ta có thể hấp thụ lượng khoáng chất dồi dào và thiết yếu này hiệu quả nhất.

Nên chọn viên uống bổ sung sắt dạng viên, kết hợp với các thành phần tạo máu như Acid folic, Vitamin B12, đồng,… để mang lại hiệu quả tối đa nhất, tránh được các tác dụng phụ khi bổ sung sắt gây ra như táo bón, buồn nôn.

Vì sức khỏe của bạn và gia đình, hãy bổ sung sắt đầy đủ ngay hôm nay!

Thuốc Ferrovit do công ty Dược phẩm Mega Lifesciences Public Company  Limited, Thái Lan sản xuất. Sản phẩm có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tham khảo tại: www.ferrovit.com.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NGÀY ĐÈN ĐỎ – ĐỪNG QUÊN BỔ SUNG SẮT

CHI TIẾT rụng tóc dấu hiệu của chứng thiếu máu

RỤNG TÓC – DẤU HIỆU CỦA CHỨNG THIẾU MÁU

CHI TIẾT có nên bổ sung sắt cho cơ thể khi không có triệu chứng

Bổ sung sắt ngay cả khi không có triệu chứng, đúng hay sai?

CHI TIẾT thực phẩm bổ sung sắt khi bị rụng tóc

Bổ sung sắt để cải thiện tình trạng rụng tóc

CHI TIẾT rụng tóc và những điều cần lưu ý

Rụng tóc và những điều cần lưu ý

CHI TIẾT bí quyết để da trắng hồng tự nhiên

Bí quyết để có da hồng hào tự nhiên nhất

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page4 Close Menu

Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể