Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội

Thiếu máu do thiếu sắt và những lưu ý khi bổ sung sắt Ngày đăng 25/02/2020 | 16:36 | Lượt xem: 33586

Thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu thiếu sắt thường khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao làm giảm hiệu quả học tập và làm việc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN

Vậy thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt, là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Vai trò của sắt đối với cơ thể

  • Sắt có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu.
  • Vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb).
  • Dự trữ oxy cho cơ (myoglobin).
  • Vận chuyển electron (cytochrom, mitochondrial dehydrogenase).
  • Hô hấp tế bào (catalase, peroxydase).
  • Tham gia vào thành phần của một số enzym trong hệ miễn dịch.
  • Sắt còn là thành phần của một số men quan trọng.
  • Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ.

Nhu cầu sắt trong cơ thể

Ở người bình thường, khoảng 90% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, chỉ khoảng 5 – 10% lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, phân và mồ hôi để ra ngoài.

Như vậy, để bù lại lượng sắt bị thất thoát ra ngoài, nhu cầu hàng ngày của cơ thể cần khoảng 5 – 10% (khoảng 1 – 2mg sắt dưới dạng ion) tổng lượng sắt của cơ thể. Lượng sắt này có thể được cung cấp từ thức ăn, đồ uống, các loại thuốc, hoặc thực phẩm bổ sung.

Nguyên nhân gây thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt trong đó hay gặp nhất là do:

Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

- Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…

- Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…

- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...

Mất sắt do mất máu mạn tính

- Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…

- Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Dấu hiệu, biểu hiện do thiếu máu thiếu sắt

  • Người xanh xao, nhợt nhạt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Lưỡi nhợt hoặc nhẵn, mòn gai lưỡi.
  • Móng tay, móng chân khô.
  • Tóc khô, dễ gãy.
  • Tức ngực.
  • Thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, khi thay đổi tư thế.
  • Giảm năng suất lao động thể lực và trí lực.

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Tùy theo mức độ và cơ địa ở từng người mà có những biện pháp khác nhau. Nói chung điều trị thiếu máu thiếu sắt thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Thiếu sắt ở giai đoạn đầu khi cơ thể chưa bị thiếu máu có thể bổ sung sắt bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt.
  • Bổ sung các chế phẩm sắt thông qua việc uống sắt dạng viên nén hay dung dịch lỏng.
  • Uống các chế phẩm bổ sung sắt liên tục và kéo dài. Ngay cả khi lượng sắt đã ổn định vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo.
    • Bổ sung sắt bằng các chế phẩm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng, cơ thể không hấp thu được khi dùng đường uống (như cắt đoạn ruột, cắt dạ dày, bẩm sinh) hoặc là thiếu máu ở những người đang có bệnh mạn tính hoặc nhiễm khuẩn đang tiến triển.
    • Truyền máu chỉ đặt ra ở những trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
    • Phối hợp bổ sung sắt với điều trị nguyên nhân, cần tìm nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt để điều trị đồng thời với bổ sung sắt.

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Để sắt hấp thu được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt thì nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt như: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài...vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn các thực phẩm nhiều sắt vì làm hạn chế quá trình hấp thu sắt.

Các chế phẩm sắt dạng viên hay dung dịch lỏng nên được uống vào lúc đói hoặc uống trong bữa ăn với những người bị đau dạ dày.

Không dùng sắt cùng các chế phẩm chứa canxi hoặc thức ăn giàu canxi vì việc bổ sung đồng thời cả canxi và sắt sẽ làm cản trở hấp thu của cả hai thuốc này và bị đào thải ra ngoài.

Người uống sắt có thể đi ngoài ra phân có màu đen hoặc bị táo bón, đây là tác dụng phụ của thuốc không nguy hiểm nên người bệnh không cần phải lo lắng nếu gặp phải.

Phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các thực phẩm hàng ngày để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt như: các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, lòng đỏ trứng, các loại thịt màu đỏ, các loại rau màu xanh đậm... Tăng hấp thu sắt bằng ăn uống các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, nho, ổi, đu đủ… khi ăn thức ăn nhiều sắt.
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống làm giảm khả năng hấp thụ sắt (trà, cà phê,…) đặc biệt là sau khi ăn.
  • Phụ nữ có thai nên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ.
  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ chứa nhiều sắt dễ hấp thu. Trường hợp nuôi con bằng sữa bột cần chọn loại có chứa đủ sắt hoặc bổ sung thêm sắt cho trẻ.

Đỗ Hương

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 306 Lượt truy cập trong tuần: 68273 Lượt truy cập trong tháng: 260943 Lượt truy cập trong năm: 3134057 Tổng số lượt truy cập: 47201445 Về đầu trang

Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể