Bộ Sưu Tập Vũ Khí Của VN Trong 2 Cuộc Kháng Chiến - Page 3

Change background imageLOVE quotionLOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011

  • Tìm chi tiết
Sử dụng với FF FireFoxĐọc Hướng dẫn"GiảiHồ sơ Mật"Bóc tách link ảnhM365 & GWNâng cấp DropboxDOWNLOADSymbian BelleWiFi TP-LinkFamily SafetyGoodSyncKMS serverIPTVThinkPad Recovery laptop BBB Script backup SQLCore ServerMSDNCPUServiceDesk PlusMacintoshSynology Port VMware & Update & ColletionDownload SSLTriathlonGarMinHealthThay đổi

You are not connected. Please login or register

LOVE quotion » TÌM HIỂU » Kiến thức Quân sự phổ cập » Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4 Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 4 trang]

Ruz

#1Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm First topic message reminder :Đây là Bộ sưu tâp hình ảnh các loại vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến của chiangshan (quansuvn) được Cruise biên tập lại để tiện tra cứu. Danh mục:Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống PhápI. VŨ KHÍ CÁ NHÂN0. Vũ khí thô sơ: kiếm, mác, ... và chông1. Súng trườnga) Súng trường Gras (Pháp)b) Súng trường Lebel (Pháp)c) Súng trường Berthier (Pháp)d) Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 (Pháp)e) Súng trường MAS-36 (Pháp)f) Súng trường MAS-44 (Pháp)g) Súng trường MAS-49 (Pháp)h) Súng trường Lee-Enfield (Anh)i) Súng trường M1903 Springfield (Mỹ)j) Súng trường M1917 Enfield (Mỹ)k) Súng trường M1 Garand (Mỹ)l) Súng trường M1 Carbine (Mỹ)m) Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 (Nhật)n) Súng trường Mosin (Nga)o) Súng trường Hán Dương kiểu 88 (TQ)p) Súng trường Mauser 98/Trung Chính (Đức/TQ)q) Súng trường Phan Đình Phùng (VN)r) Súng kíp (VN)2. Tiểu liêna) Tiểu liên MAS-38 (Pháp)b) Tiểu liên MAT-49 (Pháp)c) Tiểu liên Sten (Anh)d) Tiểu liên MP-40 (Đức)e) Tiểu liên Thompson/Kiểu 36 (Mỹ/TQ)f) Tiểu liên M3 Grease (Mỹ)g) Tiểu liên PPSh-41/K-50 (LX/TQ)h) Tiểu liên Madsen M-50 (Đan Mạch)3. Trung liêna) Trung liên Chauchat M1915 (Pháp)b) Trung liên M1924/29 (Pháp)c) Trung liên Bren (Anh)d) Trung liên BAR (Mỹ)e) Trung liên Kiểu 11 (Nhật)f) Trung liên Kiểu 96/Kiểu 99 (Nhật)g) Trung liên ZB-26 (Tiệp/TQ)h) Trung liên ZB-30 (Tiệp/TQ)II. VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG1. Đại liêna) Đại liên Hotchkiss M1914 (Pháp)b) Đại liên Reibel M1931 (Pháp)c) Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Pháp/Nhật)e) Đại liên Kiểu 24 (TQ)f) Đại liên Maxim M1910 (Nga/LX)g) Đại liên DShK M1938 (LX)h) Đại liên Lewis (Mỹ/Anh)i) Đại liên Browning M1917 (Mỹ)j) Đại liên Browning M1919 (Mỹ)k) Đại liên Browning M2 (Mỹ)k) Đại liên Vickers (Anh)l) Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)2. Súng chống tănga) Súng chống tăng PIAT (Anh)b) Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka (Mỹ)c) Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka (Mỹ)d) Súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm (VN)e) Súng không giật SKZ (VN)f) Súng không giật SS (VN)g) Súng không giật M18 57mm (Mỹ)h) Súng không giật M20 75mm (Mỹ)3. Súng cối và phóng boma) Súng cối 50,8mm kiểu 1937 Brandt (Pháp/VN)b) Súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt (Pháp/VN)c) Súng cối 81mm kiểu 1927/31 Brandt (Pháp/VN)d) Súng cối 120mm kiểu 1945 Brandt (Pháp/VN)f) Súng cối 81mm kiểu M1 (Mỹ/VN)g) Súng cối 106,7mm kiểu M2 (Mỹ)h) Súng cối 82mm kiểu 1937 (LX)i) Súng cối 120mm kiểu 1938 (LX)j) Súng cối 50,8/60/81/120/187mm (VN)k) Súng phóng bom và bom phóngl) Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 (Nhật)m) Súng cối 81mm Kiểu 97 (Nhật)III. VŨ KHÍ BINH CHỦNG1. Pháo binha) Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 (Mỹ)b) Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 (Nhật)c) Pháo chống tăng 57mm QF 6 pounder/M1 (Anh)1.2. Bộ binh pháoa) Bộ binh pháo 37mm kiểu 1916 TRP(Pháp)b) Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 (Nhật)1.3. Sơn pháoa) Sơn pháo 65mm kiểu 1906 (Pháp)b) Sơn pháo 75mm kiểu 1928 (Pháp)c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)d) Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch (Anh)1.4. Dã pháo a) Dã pháo 75mm kiểu 38 (Nhật)b) Dã pháo 75mm kiểu 1897 (Pháp)c) Dã pháo 105mm kiểu 1936 Schneider (Pháp)1.5. Lựu pháoa) Lựu pháo 87,6mm QF 25 pounder (Anh)b) Lựu pháo 75mm kiểu M1/M116 (Mỹ)c) Lựu pháo 105mm kiểu M2/M101 (Mỹ)1.6. Pháo phản lựcPháo phản lực 75mm H-6 kiểu 506 (TQ)Các biến thể Pháo phản lực 75mm H-61.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)Pháo 105mm nòng dài, Pak 40 75mm, Flak 30 20mm1.8. Pháo cao xạa) Pháo cao xạ 20mm Oerlikonb) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)c) Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 (Nhật)d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)e) Pháo cao xạ 75mm (Pháp)f) Pháo cao xạ 40mm Bofors2. Phòng khônga) Pháo cao xạ 20mm Oerlikonb) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)e) Đại liên DShK kiểu 1938 (LX)f) Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 (LX)Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống MỹCHƯƠNG 1: VŨ KHÍ BỘ BINHI, Vũ khí cá nhân:1, Súng ngắn:a, K-54b, K-59c, Cz-50d, Cz-52e, Súng ngắn chiến lợi phẩm: Colt 1911, Colt 12, Browning M1900, Ru-lô...2, Súng trường a, Khẩu Mosin Nagant model 1938b, Khẩu Simonov SKS carbin (Type 56 của TQ)c, Khẩu Tokarev SVT-40d, Một số loại súng trường khác: MAS 36 cỡ 7,5 ly của Pháp; Mauser cỡ 7,62 ly kiểu KAR.98K của Đức; M1 Garand; M1 Carbine; ...3, Súng bắn tỉaa, Khẩu Mosin-Nagant M 1891-30b, Khẩu Dragunov SVDc, Các loại súng bắn tỉa khác: Mosin-Nagant M/52, SVT-40, ...4, Súng tiểu liêna, Tiểu liên PPSh-41 (K-50 của TQ) - ППШ-41 (Shpagin model of 1941)b, Tiểu liên PPS-43 (tiểu liên K-53 theo cách gọi TQ)c, Tiểu liên kiểu 36 của TQd, Tiểu liên AK, AKM, AKMS và các loại AK kháce, Các loại tiểu liên khác: MAT49 cỡ 9mm của Pháp; Schmeisser cỡ 9 ly kiểu MP38/MP40 của Đức; Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ; Grease M3 và M3A1 cỡ 9mm của Mỹ; Madsen m/50 cỡ 9mm của Denmark; MP-34 Steyr - Solothurn S1-100 cỡ 9mm của Áo, Đức; PM-63 cỡ 9mm của Poland; ...5, Súng trung liênII. Vũ khí cộng đồng1. Súng đại liên2. Súng chống tăng2. Súng cối và phóng bomIII. Vũ khi binh chủng1. Pháo binh2. Phòng khônga) Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)b) Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)c) Pháo phòng không 57mm AZP S-60d) Pháo phòng không 100mm KS-19... và vẫn tiếp tục cập nhật !Lưu ý : Để dễ đối chiếu, các bạn cần biếtMỹ dùng đơn vị inch nên một số loại vũ khí cũng được gọi theo cỡ nòng như M30, M50... Nếu qui đổi 1 inch tương đương 2,54 cm ta thấy:- Đại liên 30 (M60) = 0,30 inch = 7,62 mm- Trọng liên M50 = 0,50 inch = 12,7 mmNhưng để phân biệt vũ khí của VN, TQ, LX hay Mỹ người ta thường phân biệt bằng cỡ nòng chính xác ra ly (mi-li-mét) có hơi khác nhau- VN, TQ, LX có cối 60 - Mỹ có cối 61- VN, TQ, LX có cối 82 - Mỹ có cối 81- VN, TQ, LX có cối 100, 120 - Mỹ có cối 106,7- VN, TQ, LX có súng 12ly7 - Mỹ có súng 12ly8Vũ khí của VN thường dùng chữ K (kiểu), TQ thường dùng chữ 式 (thức), Mỹ thường dùng chữ M (model) và tiếng Anh là T (type).* Nguồn tự luận Ruz

#51Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Một số hình ảnh về cao xạ Flak 88mm trong QĐNDVN:Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0451Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0450Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0449 Ruz

#52Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Hôm trước tình cờ nhìn thấy tấm ảnh này, theo chú thích thì nó được chụp năm 1971 và loại vũ khí trên ảnh thuộc biên chế bộ đội pháo binh. Từ trước đến giờ chưa từng nghe tới chứ đừng nói là nhìn thấy loại vũ khí này. Có ai biết nó là loại gì không vậy?Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaola10 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaola11 Sport

#53Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Sport Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 540

Danh vọng : 1024

Uy tín : 32

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Pháo lủi là loại vũ khí cải tiến từ đầu đạn pháo 105 hoặc 155mm không nổ của Mỹ cơ. Hình ảnh của pháo lủi đây:Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaolu10 Ruz

#54Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Đây là hình ảnh phục chế loại rocket 70mm bắn mục tiêu mặt đất mà có thể Trung tướng Doãn Tuế gọi là "pháo lủi":Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rocket10 Ruz

#55Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm ĐKZ 57mm của TQBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 16210 Ruz

#56Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg10Khẩu này là RPG-2N bắn đêm. Khẩu này được trang bị từ năm 1957 và còn thiếu bộ kính ngắm hồng ngoại chủ động NSP-2 và khối pin nguồn.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00110Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00510Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg2yr10Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00310Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00610Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00710Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 1-310Tham khảo : http://russianguns.ru/?p=403 OLD

#57Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Trong bảo tàng, súng dưới đây được chú thích là súng K56.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 PB060081Nghe tên cứ tưởng hàng hiếm của Tàu, hoá ra là khẩu Vz.61 của Tiệp. Chả hiểu thế nào mà lại thành K56.http://world.guns.ru/smg/smg26-e.htmBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sa61-1Cỡ đạn : 7.65x17mm (.32ACP) Trọng lượng rỗng : 1.28 kg Dài (báng gập/mở): 270 / 517 mmNòng dài : 115 mmTốc độ bắn : 850 viên/phútBăng đạn :10 hoặc 20 viênTầm bắn hiệu quả : 25m.Thứ này chắc là dùng cho đặc công hoặc trinh sát._________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#58Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Đặc công VN trong Kháng chiến chống Mỹ còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63Chắc hẳn là khẩu này : http://world.guns.ru/smg/smg41-e.htmBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Pm63_110Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Pm63_210_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#59Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Trích dẫn nguyên văn từ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004:K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 M4410Theo từ điển wikipediaSúng trường chiến đấu Mosin Nagant (được gọi là súng K44 ở Việt Nam) là loại súng trường lên đạn từng viên, không tự động từng được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891, quân đội Liên Xô và các nước Đông Âu cho đến tận những năm 1960 và hiện vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Súng dùng đạn súng trường chiến đấu tiêu chuẩn 7,62 x 54mmR.Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979:Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng taySúng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòngCỡ nòng : 7,62mmTầm bắn hiệu quả: 400-600mHộp tiếp đạn: 5 viênTrọng lượng súng : 5kgChiều dài súng : 1,24m (không kể lưỡi lê)_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#60Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm AVS-36 bắn khiếp quá.http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4Link http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htmBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-13Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-11Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-12Nguyên lý trình bầy máy súng AVS-36, khóa nòng là khối xanh. Khóa nòng khóa và móc viên tiếp theo.Cỡ đạn: 7.62x54 mm R Dài cả súng: 1260 mm Nòng: 627 mm Nặng: 4,2kg rỗng, không lêHộp đạn: 15 viênTốc độ bắn: 800phát/phútHồng Quân đã thử nghiệm một số mẫu súng trường từ những năm 1930, nhưng những mẫu súng tự động nạp đạn sớm nhất hoặc vẫn còn thiếu thực tế chỉ hoạt động từ năm 1936. Súng trường được phát triển từ năm 1931 đến năm 1936 bởi Sergey Simonov, được gọi bởi tên (Simonov automatic rifle model of 1936, súng trường tự động Simônôv 1936 7,62mm) hoặc là AVS-36. Thời của súng quá ngắn ngủi, nó phức tạp và đắt đỏ để chế tạo và bảo dưỡng, những lại không thật sự tin cậy trong những điều kiện khắc nhiệt. Đâu có khoảng 35 ngàn đến 65 ngàn khẩu đã được cấp cho Hồng Quân từ 1936 đến 1940. Sau đó vai trò của súng được thay bởi Tokarev SVT-40. Súng ít tham chiến, đã tham chiến ở chiến tranh Mùa Đồng Liên Xô-Phần Lan và giai đoạn đầu Chiến tranh Giữ nước Vĩ Đại. Thiết kế cơ bản của súng tiến xa hơn ý tưởng, ông dùng hệ thống khóa trượt đúng, trượt qua nhóm khối nghiêng, kiểu thiết kế này sau dùng co nhóm trọng liên 14,5mm PTRS-41 và CKC.AVS-36 là một súng trích khí, chọn chế độ bắn. Piston hành trình ngắn đặt trên nòng (một trong những khẩu súng đầu tiên có thiết kế như vậy), một khối đẩy về. Súng được khóa bằng một khối truợt đứng, nó nằm giữa đáy nòng súng và băng, định vị bởi thành vỏ súng. Thiết kế này làm vỏ máy và khóa nòng dài và nặng. Đạn di chuyển từ băng đến buồng đốt quan đoạn dài và chia đoạn nên gây ra nhiều ngắt. Khối khóa nòng quá phức tạp, có khóa chống kẹt. Súng có chọn chế độ bắn ở sườn vỏ máy súng, chọn bắn phát một tự động hay liên thanh (nhưng đúng hơn liên thanh bị hạn chế tác dụng bởi yêu cầu súng nhẹ, hạn chế đạn). Đầu nòng to lắp lê. Lê có thể lắp vào súng theo chiều dọc và ngang thành giá một chân để bắn từ trong ổ bắn. Thước ngắm 1500 mét. Thông nòng mang trong một khe sườn phải báng, dọc theo nòng. Một số AVS-36 được chế tạo như súng bắn tỉa, được lắp kính ngắm xa. Do vướng nóc súng, kính ngắm lệch trái và lắp vào sườn trái vỏ máy súng._________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#61Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Самозарядный карабин Симонова (СКС-45) hay gọi là CKC (xê-ka-xê), đúng ra phải là SKS. Tầu gọi là 56式半自動步槍 (56 thức bán tự động bộ thương, súng trường bán tự động kiểu 56). Nam Tư là M59 hay M59/66, Anbania là súng 10/7. Chính ra tên tầu là 56 thức bộ kỵ thương (56式步騎槍, súng cạc bin kiểu 56) mới giống tên Nga. Tầu còn có tên半自動卡賓槍 bán tự động tạp tân thương, súng trường bán tự động tầm xa.Thật ra không phải SKS là cạc bin như tên Nga của nó. Nó là súng trường nhỏ so với các súng trường khác dùng đạn cỡ lớn hơn, nên có tên cạc bin (như các súng dùng đạn chung với Mosin). Nhưng so với các súng cùng cỡ đạn (như AK), SKS có nòng dài, sơ tốc lớn, thuộc nhóm súng trường chiến đấu.Cỡ đạn: 7,62x39 mm Cơ cấu: trích khí khó nòng nghiêngdài: 1022 mm dài nòng: 520 mm nặng rỗng: 3,86kgSơ tốc: 735m/sThật ra, khẩu súng trường đầu tiên sản xuất lớn sử dụng đạn nhỏ phải là khẩu này.Trên góc nhìn khác, Simônôv đi trước với khẩu AVS-36, nhưng khẩu này nhiều nhược điểm, nhường nhanh chỗ nho SVT, nhưng rồi SVT cũng thọ chả lâu, Simônôv giành thắng lợi hoàn toàn với CKC.Nhưng cũng chả thọ được lâu, AK nhanh chóng cho cả thế giới biết súng trường phải thế nào. CKC và AK cùng một đạn, đây là một cuộc cách mạng về súng trường, một cuộc cách mạng dũng cảm. CKC vẫn còn nhiều hơi hướng súng trường cổ-súng trường chiến đấu, sau được dùng như súng trường chiến đấu ở thời đại mới, ví như bắn tỉa.Súng dùng rất rộng rãi trên đất ta, nơi mà chiến tranh cổ vẫn còn nhiều đất sống, ví như du kích rất hiếm đạn. Nhưng công bằng mà nói, thời của súng không lâu.Nói một cách khác, súng CKC là súng trường chiến đấu cuối cùng, khẩu súng trường trung gian, súng trường chiến đấu dùng đạn súng trường tấn công.Cuộc cách mạng về súng trường đã bắt đầu từ trong Thế chiến. CHo đến lúc đó, vũ khí chính của bộ binh vẫn là súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường hạng nặng, dùng đạn cỡ lớn như Mosin hay Mauser. Tầm sát thương tối đa tới 2000 mét. Cả bắn tự động và thủ công đền gặp vấn đề với tốc độ bắn.Kinh nghiệm Thế chiến 2 cho thấy những chiến lược thiết kế súng trường cũ nay không phù hợp. Một là súng quá dài, quá nặng, giật quá mạnh. Khả năng sát thương 2000 mét không cần thiết vì rất ít có điều kiện thể hiện, những tầm bắn cần thiết xa nhất là 600-800mét. Đó là chưa kể, đạn quá mạnh đưa đến nhiều vấn đề về tốc độ bắn, cân nặng vũ khí bộ binh phải đem, dẫn đến suy giảm hỏa lực bộ binh. Từ những điểm đó, người ta muốn chế tạo khẩu súng trường bắn cỡ đạn trung bình thôi, chỉ cần tầm bắn hiệu quả đạt 500-800 mét. Đạn nhẹ cho phép mang được nhiều đạn, bắn nhanh.Ý tưởng đó đến cả hai bên Liên Xô và Đức. Ở Đức, ý tưởng đó thể hiện ở những xu hướng phát triển súng cạc bin liên thanh (MaschinenKarabiner). Sau này, người Đức chế tạo một loại đạn mới, dùng cho súng ngắn bắn nhanh, mạnh hơn đạn súng ngắn thường, như là súng bão (STG-44, STG-45), các ý tưởng đó thu bé súng trường hay phóng to súng ngắn bắn nhanh để đạt đến súng trường tấn công. Nhưng Đức không kịp thực hiện điều đó.Đối lập với Đức, Liên Xô phát triển đạn M43 (trước khi Đức có STG-44) và phát triển nhiều vũ khí bộ binh xung quanh đạn đó. Bao gồm 4 loại chính: súng trường bắn thủ công (không có mẫu thử), súng trường tự động (Simonov SKS), súng chọn chế độ bắn (sau trở thành súng trường tấn công như Kalashnikov AK-47), súng đa năng súng trường chiến đấu-trung liên-súng trường tấn công sau này thành Degtyarov RPD.SKS Simonov Self-loading Carbine được thiết kế bởi nhà chế súng đã thiết kế súng trường chống tăng PTRS và AVS-36. Một số súng đã được thử nghiệm thực tế ngoài chiến trường 1945. Sau đó, súng và đạn tiếp tục được thay đổi, năm 1949, súng được chấp nhận trang bị. SÚng được dùng rất nhiều hồi đầu chiến tranh lạnh, sau đó, AK rồi AKM phổ biến nên súng ít đi. SÚng vẫn còn được dùng ở một số đơn vị Nga đến 199x, sau đó chủ yếu được bán ra nước ngoài hay cho quân đội bán chuyên nghiệp như vệ sỹ.License được cấp cho nhièu nước, như Tầu, Đức, Nam Tư, ANbania...Có một số thay đổi, như SKS tầu dùng lê ba cạnh. Nam Tư hay có mũ phóng lựu, kính ngắm phóng lựu và giảm áp khí.Súng rẻ "kinh người", thậm chí còn rẻ nữa khi cắt giá đi, như bỏ lê. Vì vậy nên chợ đen vũ khí "nổi loạn" đầy ắp súng này. Chợ súng chơi dân sự (săn, hộ thân, chơi...) cũng không kém nhộm nhịp, đạn và súng đều rẻ, cũng như AK, rất nhiều hãng làm rất nhiều phụ tùng như báng, ngắm, đèn, băng đạn lớn...SKS là súng trích khí, dùng kẹp đạn trong 10 viên (cổ lỗ), tự động nạp đạn. Piston quãng đường ngắn và lò xo đẩy về. Khóa nòng nghiêng, sau này có băng đạn rời.Nhìn chung, SKS (CKC) là khẩu súng trường quá tốt, có điều thời của nó quá ngắn. Súng AK-47 nhanh chóng trở thành vũ khí chính. CÒn để bắn tỉa thì không lại với SVT.SKS kiểu NgaBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 SksBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_1Kiểu TầuBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_chinKiểu Nam Tư, ống phóng lựu và kính ngắm phóng lựu.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_yugoNạp đạnBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_loadhttp://yooperj.com/SKS.htmhttp://www.murraysguns.com/download/batfe.pdfhttp://www.hk94.com/sks-rifle.php_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#62Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Trước khi có Mosin, Nga sùng súng của hãng Colt Mỹ do Hiram Berdan thiết kế, còn gọi là súng trường Berdan, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Có lẽ, người Nga có vẻ tụt hậu về súng ống so với Thổ, kẻ thù lớn của Nga trước khi vị trí đó chuyển cho Áo-Hung, Đức rồi Mỹ. Lúc này, trên thế gới đã có nhiều súng trường phục vụ vỏ đồng tiên tiến.Đạn, đạn súng đã qua nhiều cải tiến. Lần cải tiến còn lưu hình dáng đạn này là 1898, cùng với đạn Mauser. Lúc đó, đạn mang đầu 210 grain (13,7g), đầu đạn cầu có vỏ mềm. Sau chiến tranh Nga Nhật, đầu 148 grain (9,7g) được thay thế có sơ tốc tốt hơn.http://www.mosinnagant.net/i3tro4.asphttp://7.62x54r.net/MosinID/MosinCartridges.htmhttp://www.conjay.com/Ammunition%20for%20Armor%20Testing%20East%207.62mm%20x%2054R.htmhttp://www.stevespages.com/jpg/cd762x54rrussian.jpghttp://www.intermin.fi/intermin/images.nsf/files/B0E765375DA00143C2256FBE0032DD2A/$file/TABIIcal.pdfLúc đó, chế tạo khẩu súng mới phải thiết kế cả đạn và súng.Người Nga làm theo cách truyền thống, họ tổ chức một hội đồng rồi cấp xiền cho những người có uy tín và có ý kiến đánh giá. Mosin là một đại úy trong quân Nga, Leon Nagant là một nhà chế súng Bỉ. Hai người đã cùng nhau thiết kế phiên bản giành thắng lợi, cấu tạo cơ bản của Mosin, nhưng một số chi tiết móc đạn của Nagant, tiền bản quyền cái móc đạn trả cho Leon Nagant còn Mosin giành thắng (hai mẫu súng 7,6 Mosin và 8mm Nagant đi vào chung kết, ban giám khảo đã chọn phương án này). Súng có thiết kế hết sức ưu việt. Mosin cùng với quân xưởng Sestroretsk thực hiện số súng đầu tiên. Tuy vậy, đạn có nhược điểm là dùng gờ móc chứ không phải rãnh móc như của Mauser, tuy rằng cỡ đạn gần giống nhau. Kiểu đạn này có ưu điểm lớn nhất là dễ làm, công nghiệp Nga đang tồi, điều này giảm giá thành do không phải nhập máy móc mới. Kiểu đạn này cũng cho phép làm nhỏ buồng đạn mà vẫn mạnh, một ưu thế của súng sau này. Nhưng việc tụt hậu đạn súng cơ bản làm cho đến nay các súng như đại liên PK không thể chau chuốt hoàn hảo được do vẫn phải dùng kiểu đạn này (gờ móc thể hiện nhược điểm khi bắn tốc độ cao). Tuy vậy, đạn này cũng khá công để thuận tiện di chuyển. Kiểu súng được chấp nhận là súng trường phục vụ của Nga từ đó có tên Mosin, hay còn gọi là M1891, phương Tây hay cho thêm Mosin-Nagant để nhấn mạnh công thiết kế cái tay móc đạn của họ. Trong cái link này thì nhiều đoạn quên cả Mosin, còn mỗi Nagant. !!!! http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/mosin-nagant.htm3 Phiên bản đầu tiên na ná như nhau, đó là các phiên bản bộ bịnh, Cô-dắc và Long Bộ Binh. Phiên bản bộ binh dài nhất, phiên bản Cossack và Long Bộ Binh giống nhau, chỉ khác Cossack không lê. Năm 1894 có thêm ốp lót, rồi không thay đổi đến năm 1908, khi kiểu đạn mới được chấp nhận. Phải thay đổi một số đặc điểm cho hợp với đạn mới. Kiểu này được gọi là 1891/1910 ổn định đến 1923. Về cơ bản, đây là các súng trường chiến đấu hạng nặng. Súng bắn đạn khoảng 10g sơ tốc trên 900m/s hoặc đầu đạn 12g sơ tốc 785m/s. Động năng đầu đạn thuộc loại lớn nhất ngày đó. Đường đạn của súng tốt hơn Mauser do động năng của đầu đạn và đạn sớm cải tiến. Đường đạn và sức mạnh đầu đạn hơn đứt súng Mỹ đương thời Winchester M1895 hay M1903 Springfield. Sau này, các phiên bản nòng ngắn hay súng SVD bắn 850m/s loại đạn này. Động năng đầu đạn của các phiên bản cạc bin sau này hạ xuống, sơ tốc ngang Mauser.Súng trường hạng nặng khác với các súng trường tấn công sau này ở cách chiến đấu. Cuộc chiến ưu thế của nó là ở tầm xa, tầm sát thương đến 2000 mét, tầm thước ngắm đến hơn 1000 mét. Tầm bắn hiệu quả thì quan điểm ngày đó còn khác, ở 800 mét chẳng hạn, súng có thể tiêu diệt mục tiêu nhưng ngắm bắn rất khó-và không thể ngắm bắn nếu mục tiêu chuyển động, nhưng tiêu diệt được mục tiêu đứng yên hồi đó được coi là đạt hiệu quả Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Huh??. Cuộc chiến giống như của hai xạ thủ đơn độc, ngắm bắn kỹ rồi bóp cò, chứ không phải một đội hình xung phong hay bắn áp chế sau này. Mosin được chế tạo nhiều ban đầu ở nhà máy Chatelleraut Arms bên Pháp, tổng đơn đặt hàng khoảng 500 ngàn khẩu đến trước Thế chiến 1, nguyên nhân do công nghiệp Nga còn lạc hậu. Một lượng lớn súng cũng được đặt hàng tại các hãng Remington và Westinghouse tại Mỹ, năm 1916 và 1917. Sau cách mạng tháng 10, súng không được trả về mà được sử dụng để huấn luyện và sau đó để bán cho dấn sự. Nhóm súng này chủ yếu là M1891/10. Một nguồn súng ngoài Liên Xô nữa là Phần Lan, tách ra khỏi đế chế Nga sau Cách mạng tháng 10, ở đây súng có nhiều phiên bản cải tiến.Sau Thế chiến 2, súng lại được chuyển giao công nghệ đến nhiều nước. Đồng thời, Mỹ cũng sản xuất khá nhiều súng và phụ tùng để bán cho dấn sự.Súng nội điạ thay nhập khẩu khoàng 1894/1895, sản lượng súng ở các quân xưởng Izhevsk và Tula đã cao, ngoài ra còn một số quân xưởng khác tham gia làm súng.http://7.62x54r.net/MosinID/MosinMarks.htmHồng Quân dừng bản Cossack và bộ binh, chỉ còn chế bản Long Bộ Binh. Đến năm 1930 thì Hồng Quân đưa vào thiết kế mới, M1891/1930. Kiểu 1930 đổi thước ngắm từ Ác-Sin (arshins) Nga cổ sang mét. Thêm lê ba cạnh, đổi ốp lót. Năm 1938 thì có bản cạc bin M1938 không có lê nhưng dùng thuận tiện. Đến năm 1944 có M1944, giống hệt M1938 nhưng có lê ba cạnh.Mosin và Mauser là hai loại súng tốt nhất thế giới hồi đó. Chúng tốt về mọi mặt, cả độ tin cậy, giá thành và đường đạn. Mauser hoàn hảo trở thành hình mẫu súng trường hàng trăm năm sau, ưu thế ở thiết kế vỏ đạn. Nhưng Mosin lại thích hợp với người Nga, khỏe hơn, rẻ hơn, dễ sản xuất lớn. Một trong những điểm chứng minh về khả năng dễ sản xuất của Mosin, cho đến thời điểm chiến tranh Nga Nhật bắt đầu trong năm 1904, các số liệu thống kê cho thấy quân đội đã nhập kho 3,8 triệu khẩu. Hay ước tính 17 triệu khẩu kiểu M1891/30 đã được sản xuất trước khi nó được thay thế trong Thế chiến 2.Trên cùng là vỏ đạn đồng thanh thủa sơ khai, dưới là các đạn có đầu đạn cầu có vỏ mềm, giữa là vỏ đạn sắt. Dưới là vỏ đạn đồng thau. Vỏ đạn và vỏ đầu đạn mềm làm nòng bền.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mosin_ammoBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-762_x_54_RBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Cart762x54rKhóa nòngBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mosin-nagant-1_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#63Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Có Mosin thì phải có Mauser. Không hiểu Mauser có mặt ở Việt Nam không? Theo tớ nghĩ thì là có, thời điểm đánh Pháp, không lý gì khẩu súng tốt như thế này lại không có? Cái này lại phải đi hỏi cụ Đoành.Mauser là tên hãng súng danh tiếng. Đầu thế kỷ 20, háng này tách ra làm 2, Rheinmetall và Mauser. Phần vũ khí bộ binh của Rheinmetall sau lại được sát nhập trở lại với Mauser. Mauser giành quyền làm súng trường trang bị từ 1871 (kiểu 1871). Gewehr 71, hay là Infanterie-Gewehr 71 (I.G.Mod.71).Model 1888 Commission Rifle là kiểu súng trường hiện đại đầu tiên của Đức, đạn và đầu đạn có bọc. Sau này được sửa là M1998. Súng cỡ 4kg, nòng dài 740mm. Sau này các phiên bản cạc bin dùng nòng 600mm. Commission để chỉ súng được một hội đồng nhà nước tổ chức ra yêu cầu, thiết kế, chọn phương án. Cách làm này giống như Mosin và các vũ khí Nga-Đức sau này, tạo ra ưu thế về kỹ thuật vũ khí của họ. Vào thời điểm cuối thế kỷ 19, cách làm này là tiến triển cao nhất của khái niệm "súng trường phục vụ". Khóa an toàn đặt ngay trên kim hỏa rất nhỏ gọn. Súng mạnh mẽ và có độ tin cậy cao nhất trong các súng hồi đó. Phiên bản cạc bin sau này mạnh hơn của Mosin, mặc dù phiên bản nòng dài ban đầu yếu hơn. Nhìn chung, hai loại Mosin và Mauser tính năng bắn như nhau, Mauser tin cậy trơn tru hơn bời đạn khe móc.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 400px-8_x_57_IS Ảnh dưới là kim hỏa có tai khóa an toàn.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_fpinBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_g98_ammoBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_bolt_topBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_bolt_openBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_boltVị trí khóa nòng: khóa an toàn và khóa nòng, khóa an toàn và mở khóa nòng, sắn sàng bắn (mở khóa an toàn và đóng khóa nòng).Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_saft_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#64Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Thật ra, trung liên dùng phổ biến nhất trong đánh Mỹ là RPD. RPK mãi sau đánh Mỹ mới có.Ручной пулемет Дегтярева (РПД) là trung liên năm 1944 .Cỡ đạn 7,62x39 mmnặng rỗng 7,4 kgdài 1037 mmdài nòng 520 mmTốc độ bắn 650 phát/phútTốc độ đầu nòng 735m/shttp://world.guns.ru/machine/mg14-e.htmhttp://world.guns.ru/machine/mg34-e.htmhttp://baike.baidu.com/view/416784.htmlĐây là loại súng đầu tiên được thiết kế dùng đạn mới, 7,62x39mm Nga, đạn sẽ được dùng cho CKC và AK. Súng được thiết kế thay thế vai trò của trung liên, hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Súng được trang bị rộng cùng và sau chút thời của CKC-từ những năm thập niên 1950 dang 1960, rồi được thay thế bởi RPK. Việc thay RPD bởi RPK có nhiều dư luận đánh giá là không tốt. RPK mạnh hơn, nhưng không thật sự đủ năng lực làm một súng trung liên. Súng được Trung Quốc sản xuất lớn với tên Type 56 LMG, súng trung liên kiểu 56, 56式轻机枪, 56 thức khinh cơ thương. Vì Trung Quốc không được chuyển giao RPK cho đến khi họ tự phát triển được kiểu gần giống năm 1981 nên RPD là trung liên chủ lực của họ trong 30 năm đó.RPD có cấu tạo giống như trung liên Degtyarov, một bước tiến tiếp theo của DP-1927 LMG. Súng có piston hánh trình dài đi qua lỗi điều tiết khí nằm dudới nòng. Kiểu khóa nòng bằng ngạnh xòe ra hai bên, chống vào hai thành vỏ máy súng để khóa nòng. Súng chạy bằng băng, nhưng băng có thể cuốn trong cối băng kiểu trống, có chỗ lắp cối dưới súng. Không như các súng máy khác của Degtyarov , đẩy về lắp trong. Nòng rất nặng không thay dễ dàng ngoài dã chiến nhưng súng vấn bắn tốt ở tầm 800 mét.. Súng có hai càng dưới nòng và dây đeo, dây đeo để bắn khi đeo vai.RPG Liên XôBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 RpdĐồ tầuBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpd2BăngBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpd1_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#65Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm DP (Ручной пулемет, súng máy cầm tay) là trung liên.DP được Degtyarev thiết kế sau cách mạng tháng 10, đây là một trong những súng đầu tiên Hồng Quân tự thiết kế. Súng DP được chấp nhận năm 1927. Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, đã có 795 ngàn khẩu được chế tạo, một con số khổng lồ với súng máy. Sau Thế chiến 2, súng được hoàn thiện với tên RP-46, được dùng như đại liên và trung liên ở các đơn vị tiền tiêu đến khi được thay thế bởi đại liên PK vào những năm 1960. Súng được xuất khẩu sang nhiều nước, tên tầu là kiểu 58, 58式7.62毫米连用机枪, 58 thức 7,62 hào mễ liên dụng cơ thương, súng máy 7,62mm dùng lẫn lộn kiểu 56.Với học thuyết quân sự mới sau đó, Liên Xô tách ra súng máy cộng đồng và súng máy cá nhân, sản xuất nhiều đại liên PK đưa xuống các trung đội, song song với đó là sản xuất các súng máy tiểu đội như RPD và RPK. Sau này, RPK thay thế RPD, nhưng việc này gây nhiều dư luận phản đối. RPK giống nhiều súng trường tầm xa hơn là một súng máy, nó không thể bắn nhịp độ cao lâu được như RPD. Tên súng DP và DPM, RP-46 cỡ đạn: 7.62x54mm R 7.62x54mm R nặng: 8,4 kg rỗng; 11,3 kg có đạn 46 viên; 13rỗng; 21,3 kg đạn trong băng dài: 1266 mm 1272 mm chiều dài nòng: 605mm 605 mm Băng đạn băng đĩa hướng tâm 46 viên; băng đạn 200-250 viên-cũng dùng được đĩa.Tốc độ bắn 600 phát/phútsơ tốc 840 m/sMột số súng được dùng như súng máy phòng không hoặc trên xe, tên như DT, DTM hay DA. Chúng thường có nòng nặng hơn, khác biệt về báng hay giá, băng đạn nhưng không khác nhiều với anh em "bộ binh".DP là súng được thiết kế mang đặc phong cách Degtyarev. Súng dùng trích khí, ống piston dài dưới nòng có điều chỉnh lưu lượng khí qua đó điều chỉnh tốc độ bắn khi bảo dưỡng. Súng có khóa nòng đặc trựng như RPD, khi lò xo đẩy về đẩy kim hỏa lên đến vị trí đóng khóa nòng, chiều dầy cả kim hỏa đẩu hai ngạnh khóa nòng chống ra hai bêb, vào thành vỏ súng, thực hiện khóa nòng và tiếp theo là nổ đạn. Sau đó, kim hỏa lại lùi về, kéo hai ngạnh khóa nòng về bệ khóa nòng rồi khóa nòng lùi lại. Súng dễ tháo nòng và thay thế nòng. Lò xo đẩy về nằm dưới nòng, dọc theo cán piston. Một trở ngại khi thiết kế là quá nhiệt lò so này. Một trở ngại nữa là đĩa. Đạn có gờ móc không thuận tiện để kéo, nên Degtyarev dùng băng đĩa mỏng. Nhưng băng này vừa nặng vừa không an toàn, cũng không hiểu sao ông không chọn phương án băng trên cao như trung liên Anh đã dùng.Kinh nghiệm chiến đấu được áp dụng để thiết kế lại DPM. Cải tiến quan trọng là thay đổi phần sau khóa nòng, đẩy về để chưa phần đệm. Băng đạn thay cho băng cổ nhưng không hiểu vì sao mãi đến năm 1946 mới được áp dụng. Bản 1946 (RP-46) được trang bị rộng rãi sau đó. Một số cải tiến quan trọng của RP-46 là nòng to và dễ thay thế, dễ điều chỉnh gas tăng tốc độ bắn, đệm lùi... để dễ dàng tăng tốc độ bắn thực tế nhưng lại dùng lại được phần lớn thiết kế cũ. Súng được thiết kế trong cuộc đua với các súng máy khác xuất hiện trên chiến trường, RP-46 đảm nhiệm vai trò súng của tiểu và trung đội, giữa trung và đại liên ngày nay.DP-27Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Dp DPMBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 DpmRP-46Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rp46Khóa nòngBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Dp_bolt_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#66Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm RPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.Đĩa 75 viênBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk_01Băng 45 viênBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk_02À mà không hiểu khẩu DP với đại liên MG34 Đức vào VN ta từ năm nào các bác nhỉ._________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#67Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Chúng ta đã thấy RPK được thiết kế như một súng đa năng của tiểu đội, bao gồm ba chức năng là súng trường tầm xa, súng trường tấn công và súng máy tiểu đội (trung liên, LMG). Nhưng, khi thay thế súng máy tiểu đội (LMG, Trung Liên) RPD bằng RPK có nhiều dư luận phản đối dó chức năng súng máy của RPK còn hạn chế. Như các súng máy nhẹ khác, súng RPK nhanh nóng nòng.Nhược diểm trên chỉ được khắc phục khi sử dụng thế hệ đạn mới, các AK-74 và RPK-74 dùng đạn 5,45x39mm. Đạn này cho sơ tốc cao hơn, súng gọn hơn. Đạn có sức sát thương nhỏ hơn đạn cũ, nhưng sức sát thương được cải thiện nhờ cấu tạo đầu đạn tiên tiến và độ chính xác cao.Nhược điểm vẫn còn tồn tại là băng hộp, không cho phép lắp liên tục 200-300 viên hay hơn nữa khi sử dụng như một súng máy, nhất là khi làm hỏa lực yểm trợ-bắn áp chế cho tiểu đội xung phong.Súng dùng máy AK, cơ cấu trích khí xung.Bán kính ngắm 555mm, sơ tốc cao... quá tốt cho một súng trường tầm xa.RPK-74M có khe lắp kính ngắm, các bộ phận được thay bằng nhựa đen.Cỡ đạn 5,45x39 mmkhối lượng 4,7 kg rỗngdài cả súng 1060 mmchiều dài nòng 590 mm, bằng RPK 7,62mm, dài hơn AK (cả AK-47 và 74 đều có chiều dài 415mm)Băng đĩa 75 viên, băng dài 45 viên, chung băng với AK Tốc độ bắn 600 phát/phútSơ tốc: 960 m/s, sơ với RPK-7,62mm là 745m/s, AK 7,62mm thường là 710 m/s (2,329 ft/s), AK-74 là 900 m/s (~2952 f/s). Sơ tốc này là ưu thế nổi trội của đạn mới. Có mẫu 5,56x45 RPK-201 dùng đạn NATO.Tầu phản lại anh cả đỏ khi chưa chuyển giao xong công nghệ AKM. Vì vậy, Tầu mãi đến thời đánh nhau với Việt Nam những năm 1980 chưa có khái niệm súng máy tiểu đội. Tầu lúc đó vẫn sản xuất và trang bị súng lái giữa đại liên và trung liên cho tiểu và trung đội dùng chung, súng đại liên cho đại đội. Type 67 machine gun, Type 88 general purpose machine gun (Chinese designation QJY 88) là những súng như vậy. Sau khi va đập với Việt Nam, Tầu thảm bại, Đặng nhân cơ hội đó thực hiện 4 hiện đại hóa, trong đó có chương trình type 81, gồm AK và súng giống như RPK. Nhưng Type 81 không tồn tại lâu, sau đó Tầu sử dụng thiết kế lai căng FAMAS khóa nòng Tầu: Type 95 light machine gun (Chinese designation QBB-97). Type 81 và Type 95 là những súng máy tiểu đội của Tầu.Kiểu cơ bản 1974, băng đạn và phụ kiện bằng nhựa đỏ.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk74_01Kiểu nay vẫn đang sản xuất, băng đạn và báng, ốp lót nhựa đen.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk74_02Kiểu RPK-74M, báng xếp và ray bên sườn để lắp kính ngắm.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk74m_1Xếp báng.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpk74m_2_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#68Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Đây là loại đạn mới dùng cho AK-74 và RPK-74.Cũng như nhnững vũ khí ưu việt khác của Nga, phương Tây đưa đi đẩy lại nhiều tin đồn về nó, ví như nó có động năng thấp, nó kém này nọ, hay là nó được chế tạo lại từ một ý tưởng phương Tây. Về cỡ đạn, trước đấy có thể đã có những cỡ đạn gần giống dùng trong súng nhỏ. Nhưng khác biệt của đạn này ở chỗ khác. Đây là đạn tiên tiến. Tiêu chuẩn đạn không chỉ bao gồm hình dáng bề ngoài, cân nặng đầu đạn và thuốc, loại thuốc, áp lực.... Một tiêu chuẩn đạn là đầu đạn. Nó vẫn được gọi là đạn cầu, xuất phát từ định nghĩa đạn cầu là đạn ổn định xáy. Nhưng về hình dáng thì không cầu chút nào. Không như những tiêu chuẩn đầu đạn khác chỉ chú ý đến những đặc điểm hình dáng bề ngoài, vỏ bọc mềm, khối lượng... Tiêu chuẩn đạn mới là một bản thiết kế đàng hoàn. Bản thiết kế này đem lại những lợi điểm:+ Đưa một vùng tỷ khối thấp lên trước bằng một đầu rỗng, điều này làm đường đạn tốt. Kết cấu khối rỗng này là một bí quyết của đường đạn, thông thường, đạn ổn định xoáy có tỷ lệ đường kính/chiều dài nhỏ (đạn ngắn), nhưng với kết cấu này, đạn 5,45x39mm phát triển chiều dài, giảm lực cản. Hệ số lực cản thấp hơn nhiều đạn 7,62mm cũ.+ đằng sau đầu rỗng là lớp đệm chì. Lớp này trước đây được những nghiên cứu của NATO miêu tả như lớp đệm để đạn không vỡ. Thực chất, lớp này di chuyển tỷ khối về trước bù vào đầu rỗng. Cũng có thể lớp này giúp đạn không lộn xoaý trong mục tiêu mềm? hay là ngược lại, nhưng người ta không dự tính như thế.+ đạn 5,45x39mm có sức xuyên lớn. Với cách thử bắn keo gielatin như phương Tây, đạn xuyên hơn 50cm ở tốc độ trên 900m/s. A: vỏ mềmB: lõi thépC: khoang rỗngD: lớp chìE: thuốc phóngBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 305px-10Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Ket_qu10 5.45mm x 40 Ball (5,45 PSGS) (Russia) 5.45mm x 40 Ball (5.45 PS ú ST WZ.74) (Poland) 5.45mm x 40 Tracer (5.45 T-74GS) (Romania) 5.45mm x 40 High Pressure Test (5.45 DE SUPRAPRESIUNE) (Romania) 5.45mm x 40 Blank (Bulgaria) 5.45mm x 40 Blank (5.45 DE MANEVRA) (Romania) 5.45mm x 40 Dummy (Romania) 5.45mm x 40 Dummy (Poland)Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 20052010_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk OLD

#69Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

OLD OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 12877210Mauser C-96 bản 1912 đúng là phiên bản súng ngắn của các cuộc cách mạng lớn. Ở Nga và Liên Xô nội chiến, có thể Hồng Quân nhập khẩu hoặc thu được, phổ biến dùng khẩu này. Trong Paven Cóosagin thì đọc là Maode (phỏng đoán, không biết đúng không). Tầu gọi Mauser là Mao Sắt (毛瑟军用手枪-mao sắt quân dụng thủ thương-Mauser Military Pistol).Hồng Quân, Tầu Mao, Tầu Tưởng đều đánh giá cao súng này, hiện vưỡn còn khẩu súng của Chu Đức hồi mới khởi nghĩa trong bảo tàng. Tuy nhiên súng đến trước Thế chiến 2 đã được dánh giá là cổ: nặng, dài, chậm. Súng có kết cấu như súng trường, không báng và ốp lót tay. Cũng có phiên bản những thứ đó lắp thêm được vào, thành súng cạc bin. Súng có tính tin cậy cao, động năng đầu đạn tốt, tầm xa. Nhược điểm là tốc độ bắn chậm, rất nặng, khó cầm. (Lai súng trường súng ngắn).Tuy vậy, hình như có đến 10-20 kiểu Mauser C96 do Đức thiết kế. Phiên bản thường nhìn thấy ổn định hình dáng từ 1912, nhưng có ít nhất 2 cỡ đạn: 7,63mm và 9mm. Cỡ đạn ngắn 9mm là giải pháp tiên tiến hồi đó, nhưng chưa được thể hiện nhiều ưu điểm (ưu thế của đạn cỡ lớn trong súng ngắn là nòng ngắn). Phiên bản này thường cũng bị nhầm thành Model 1916 do đến năm 1915, chính phủ Đức đặt hàng một số lượng lớn súng này trong năm sau. Mình không hiểu đó có phải là Model 1916 duy nhất không. Kiểu này được gọi là "Mauser C96 Red Nine" do tay cầm có số 9 đỏ, nó dùng đạn 9mm Luger thay cho bản 1912 dùng 7,63mm Mauser.Đây http://world.guns.ru/handguns/hg90-e.htmĐây rồi. Đúng là bản Mauser C96. Tầu Tưởng cũnng biết đánh giá súng đấy nhỉ, cũng được gọi là "Tri". Tuy rằng làm thì hơi tồi.Pạc-Họoc là đọc tiếng Quảng Đông từ Pháo Hộp, kể về cái bao đựng gỗ của China made version. Tiếng Tầu súng ngắn là 手枪-Thủ Thương-súng tay. Mauser C96 còn có tên là 砲盒, pháo hộp. Bọn tầu wiki nó viết là 炮盒, ở đây bọn nó nhầm chữ bào trong bào chế thuốc, nôm là sao (炮, có bộ hỏa) thành chữ pháo (có bộ thạch, nguyên bản là cái máy bắn đá). Nhầm thế thành ra là hộp bào chế?Một cách gọi trước đây của Mauser C96 tầu là 盒子砲, Hộp tử pháo, pháo trong hộp, cũng nghĩa như thế. Tất nhiên, một số dân tầu hay chữ cũng viết thành hộp tử bào, 盒子炮. Chuyện sai này huyphuc1981_nb đã trình bày trong http://www.quansuvn.net/index.php?topic=255.msg12034#msg12034huyphuc1981_nb search trên mạng thấy: http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htmSúng được quân Bắc Dương mua theo một hợp đồng kí giữa chỉ huy lục quân Bắc Dương và Carlowitz&Co tháng 9/1912. 北洋政府陆军部-Bắc Dương chính phủ lực quân bộ, chính phủ đây không phải nội các của quốc gia, chỉ là bộ chỉ huy Lục quân Bắc Dương. Bắc Dương là đạo quân trang bị huấn luyện theo phương Tây, còn gọi là Tân Quân, có từ thời Từ Hy. Hợp đồng này mua 200 súng, mỗi súng có 500 đạn, giá 58 lạng bạc một súng. Hàng giao tại Thiên Tân, ngoài rào thuế quan.Đây có thể là lần đầu tiên súng này được chính thức sử dụng trong quân tầu. Súng được dùng ngay từ những ngày tháng đầu tiên của Viêm Thế Khải và Dân Quốc. Sau đây sẽ thấy, súng được nhái ngay sau khi mua về.Phiên bản Tầu do máy móc tồi, làm thủ công nhiều nên rất tồi, hay hóc, trái hẳn với nguyên bản. Ngoài các xưởng nhà nước-quân xưởng của Tầu Tưởng, các thủ công nghiệp cũng sản xuất và đưa vào thị trường một số lượng khá. Ngoài ra, các xưởng nhà nước cũng mông-má lại súng hỏng bán ra ngoài và trang bị chính thức. Song song với nguồn nội địa là súng xịn nhập từ Đức. Trong thời hỗn loạn này, đồ xịn cực hiếm, đồ tốt rất ít, Tầu phù chắc toàn súng "hồng công bên hông chợ lớn".Bản này copy mẫu 1912 của C96, băng 10 viên, 7,63mm.--------------Không hiểu Pạc-Họoc ở Tầu thế nào. Ở Ta, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đã có Pạc-Họoc dùng và cũng đã có tiếng hay hóc. Sau này, dến 1944 và 1945, rồi 9 năm đánh Tây thế nào nhỉ, ai bít share với. Đánh mẽo thì chả cần.Mauser C96 Red Nine. Model 1916. 9mm. Đức.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620schema20techBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-7Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-6Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-5Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-4Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-3Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-2Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20p-1Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser20c9620red20nine20roger20papkKhông hiểu ở Tầu có những bản gì, nhưng ở đây nói nhiều đến 7,63mm . Theo tớ, Pạc-Họoc là Mauser C96 model 1912. 7,63mm. chứ không phải "chín đỏ".http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htm海军大沽造船所, Hải quân Đại Cô tạo thuyền sở, Sở đóng thuyển hải quân Đại Cô, chế năm thứ nhất Dân Quốc. Có vẻ như sao lại bản sườn phẳng (flatside) của Đức. Xem lại bản flatside ở http://www.littlegun.be/arme%20allemande/mauser/a%20mauser%20c%2096%20gb.htm .Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 TakuQuân xưởng Hán Dương, năm 16 Dân Quốc (bác nào nhớ cái năm Dân Sơ, khởi cái triều dân quốc ấy tra hộ rồi cộng với 16).Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 HanđồBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ChargerBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Allparts Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 LoadingSúng cạc bin, dùng chung các bộ phận với Pạc-Họoc, chỉ thay có nòng, thêm báng. (Thiết kế này nguyên của Đức).Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 C96carbineLính Tầu Tưởng (Quân trung ương, chứ Tầu phù chỉ là đám quân lảm nhảm ở đâu đó. Tầu phù có khi lại còn chính quy hơn đám "sứ quân" đại phương). Không biết ở nhà ta, tầu phùtầu vàng có giống nhau không?Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 GroupingCái này không phải Pạc-Họoc, cũng chưa từng đến Vịt Ngan, cho vào đây tham khảo. Khẩu súng Đức sản xuất, hiệu Mauser, loại trang bị cho cảnh sát, 763mm. Băng 10 viên. Số súng 592032. Khẩu này do Chu Đức sử dụng ngày mở màn khởi nghĩa Nam Xương, bắn phát súng đánh nhau đầu tiên của Quân đội Nhân Dân Tầu lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản. Có thể, đây chính là mẫu khẩu Pạc Họoc, nhưng Huy Phúc chưa hiểu loại dùng cho cảnh sát là như thế nào. Ở đây, Tầu nó ghi vậy. Sau Thế chiến 1, súng này đã được đánh giá là cổ, nên được bán tống bán tháo, Tầu nhập về rất nhiều. Đến thập niên 1930 mà có sách nói đã trang bị 10 vạn khẩu?. Sách tầu lúc đó thì cũng như Pạc Họoc tầu, không thể tin được. Tổng số Mauser C96 Đức làm có lẽ chỉ hơn mười vạn khẩu, phần lớn kéo đến nội chiến Nga.http://jczs.news.sina.com.cn/2004-07-29/1551213563.htmlTrên súng có khắc 2 dòng chữ "南昌暴动纪念"-nam xương bạo động kỷ niệm và "朱德自用"-chu đức tự dụng. Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 U28P27T1D213563F3DT20040729155156_________________Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậyTa có thêm ngày nữa để yêu thương http://www.cuuhvlq2.tk North

#70Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

North North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Vũ khí do lính Mỹ lấy từ Quân Giải phóng, rất nhiều thứ từ Kháng chiến chống Pháp.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Ritter10 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Ritter11Có 1 khẩu tiểu liên Madsen M-50 của Đan Mạch (http://world.guns.ru/smg/smg60-e.htm), nó đến VN bằng con đường nào nhỉ?Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Madsen-frankÀ ra rồi, loại này Pháp trang bị cho biệt kích GCMA ở Lào. Vậy là trong thống kê vũ khí KCCP lại có thêm 1 thứ chiến lợi phẩm. North

#71Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

North North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Tôi đọc loạt bài của Thượng tướng Phùng Thế Tài về “Về trận thắng lịch sử 5/8/1964”, viết: “…trong số máy bay Mỹ bị bắn rơi lần này có những chiếc lại do chính những khẩu pháo cỡ 90 ly, của Mỹ sản xuất trong Đại chiến thế giới thứ II, bắn. (Mỹ viện trợ cho Liên Xô, sau đó Liên Xô viện trợ cho ta).” Có thể là loại 90mm M1 hoặc 90mm M2, nhưng tôi chưa thấy ảnh của nó ở VN. 90mm M1:Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 90mm_M1_AAgunBộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 90mm_M1_AAgun_0290mm M2:Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 90mm_M1_AABộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 90mm_M2Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 90mm_M1_mainhttp://www.palba.cz/viewtopic.php?t=2260http://www.antiaircraft.org/90mm.htm North

#72Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

North North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Oa, nó đây rồi:Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0013-1 North

#73Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

North North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Kiểu 1910 có hai loại, "138/55 Mod 1910 casemate" và "138/55 Mod 1910" (không hiểu tiếng Tây phú viết thế nào). Cỡ nòng 55.Kiểu 1910 tìm không ra ảnh, đây là khẩu Naval 138,6mm kiểu 1927 này.Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-138_mm_gun_model_1 North

#74Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

North North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Kiểu 1927 này nòng ngắn hơn (L40), kiểu 1910 dài (L55), nhưng trông kiểu 1910 gù gù. Sơn à, pháo trên tầu và pháo pháo đài ven biển đều là Naval, rất giống nhau, may ra có thể khác cái đế (không thuộc về pháo, mà được thửa theo nơi đặt). Trong Bảo Tàng Quân Đội có khẩu hải pháo gù lưng rất lớn, đặt ở bên phải sân ngoài, gần chân cột cờ. Bạn nào đi qua chụp lại cái. Không hiểu đó là khẩu gì, nhưng nhìn tỷ lệ nòng thì đây là khẩu rất cổ, thuộc về cuối Thế Kỷ 19.Nhìn cấu tạo bộ hãm lùi đẩy về kia thấy trình độ pháo tây phú hồi này còi thật, thảo nào bắt đầu Thế CHiến II, Giáo Chủ Risơliơ bay mất nòng. Đây là bộ hãm lùi đẩy về hãm liên tục bằng piston và lỗ tiết lưu kích thước cố định. Kiểu này chỉ dùng cho lựu pháo, trong khi Naval canon cần mục tiêu chủ yếu là diệt mục tiêu di động (tầu). Nó lấy lựu pháo ra bắn mục tiêu di động. Trong khi đó, tỷ lệ chiều dài nòng lại rất khá, của pháo nòng dài bắn đạn xuyên. Pháo bắn đạn xuyên cần bộ hãm lùi đạt hai yêu cầu lớn, một là lực hãm đồng đều bằng thay đổi lỗ tiết lưu, hai là không hãm khi đạn còn trong nòng (để nòng chuyển động tự do, tránh ảnh hưởng đến đường đạn). Người ta thường làm hai mãy hãm lùi và đẩy về riêng, trong đó mãy hãm có cần chỉnh tiết lưu khá phức tạp. Bộ hãm lùi, đẩy về điển hình như là Đ-44 75mm chống tăng. Bộ hãm lùi này rất khác bộ hãm-đẩy của lựu pháo thường dùng piston trôi nối hai máy làm một.------------Khẩu súng kia chắc chắn là từ [color=red]VNCH. Vì Tầu Tưởng khi dùng đặc vụ đều tránh tiếng (cũng như ta), và sau khi nó chạy ra đài quốc thì súng Mỹ rất nhiều, không tội gì mà phải dùng súng tự chế này cả. Khẩu này cũng được sản xuất rất ít, vì sau đó Mỹ viện trợ ồ ạt, nó được thiết kế vào năm cuối cùng tưởng còn ở đại lục mà. Cũng không có khả năng ta thu được năm 1949-1950, vì lúc đó súng này còn cực kỳ ít, không lý gì đến được mấy thằng tầu vàng nửa thổ phỉ ở biên giới.Có hai kiểu rất giống nhau, là Tam thất thức xung phong thương và tam lục thức... Không rõ số lượng sản xuất bao nhiêu. Nhưng hậu cần nhà tưởng đều ấn hành các tài liệu liên quan (huấn luyện, hậu cần...).Mình không rõ đâu là 36, đâu là 37. Không hiểu có phải phân biệt bằng 11 mm với 9 ly không? Ruz

#75Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Ruz Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 541

Danh vọng : 939

Uy tín : 2

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm Kế hoạch CM, CM2 và CM3 trong 2 năm 1955, 1956 bổ sung trang bị, vũ khí cho toàn quân. Sau khi hoàn thành kế hoạch CM, tình hình vũ khí trang bị của toàn quân đã thay đổi như sau:1, Đối với 6 sư đoàn bộ binh cũ:- Được trang bị thống nhất súng trường 7,9mm, tiểu liên K-50, trung liên Bruno, đại liên Macxim và Griunov.- Thống nhất trang bị súng cối 60, 82, 120mm.- Thống nhất trang bị B90, DKZ-57, DKZ-75.- Thống nhất trang bị bộ binh pháo 70mm (Nhật), sơn pháo 75mm của Nhật và Mỹ.2, Đối với các sư đoàn mới thành lập:- Được trang bị thống nhất súng tiểu liên K-50, còn súng trường dùng 2 loại (7,9mm của TQ và Mas 7,5mm), súng trung và đại liên vẫn dùng 2 loại Bruno và Macxim.- Súng cối thống nhất trang bị các loại: 60, 82, 120mm.- Vũ khí bắn thẳng: B90, DKZ-57, DKZ-75. Sponsored content

#76Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Empty Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Sponsored content

Cấp bậc:

Tường nhà Tường nhà Xem bài viết Bài viết Kết bạn Kết bạn Chặn người này Ngăn cấm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous 1, 2, 3, 4 Next

LOVE quotion » TÌM HIỂU » Kiến thức Quân sự phổ cập »Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Chuyển đến:

Chọn Diễn Đàn||--THÔNG TIN CHUNG| |--Liên hệ - Góp ý| | |--Liên hệ| | |--Góp ý| | | |--Thông báo - Qui định| | |--Thông báo| | |--Qui định| | | |--Hướng dẫn sử dụng Forum| |--Tin tức - Sự kiện| |--ÔN CỐ, TRI TÂN| |--Hồi đó dấu...| |--Không thể nào quên| |--Một thời đạn bom| |--GẶP GỠ - HỘI NGỘ| |--Điểm danh Cựu Học viên| | |--Cựu Học viên khóa VII| | |--Cựu Học viên khóa X, XIII, ...| | | |--Học viên LQ2 và bạn bè| |--Lực lượng Vũ trang| |--Cha ông đánh giặc| |--Quân đội Việt Nam| | |--Đại tướng Võ Nguyên Giáp| | | |--Nữ Quân nhân| |--Lực lượng QS các nước| |--TÌM HIỂU| |--Biên giới, lãnh thổ| |--Kiến thức Quân sự phổ cập| |--Thế giới khoa học| | |--Khoa học thường thức| | |--Khoa học Quân sự| | | |--Khám phá| |--VĂN NGHỆ, VĂN GỪNG| |--Ca khúc một thời| |--Thơ lính| |--Hình ảnh đẹp| |--Thư giãn| |--Chuyện phiếm| |--Tranh ảnh hài hước| |--Truyện cười| |--Thơ... thẩn| |--TẬP TÀNH LÀM I TỜ (IT)| |--Làm quen với máy tính| | |--MS Windows 8, 8.1, 10| | |--MS Office 2013, 2016, 2019| | | |--Phần mềm cho PC| |--Ứng dụng cho Smartphone| |--Hardware| |--Server| |--Workstation| |--CPE (Customer Premises Equipment)| |--CCTV (Closed Circuit TeleVision)| |--INTERNET| |--Cloud| |--Open & Fee Source| |--Forumotion| |--KHU VỰC ĐIỀU HÀNH |--Cách li free counters
  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575

    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666

    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401

    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Từ khóa » Súng Pac Hooc