Lịch sử Quân sự Việt Nam > Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc > Từ cây giáo đến khẩu súng... (Quản trị: OldBuff) > Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Ngocvancu Cựu chiến binh Bài viết: 580 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #150 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2008, 03:39:59 pm » | Trích dẫn từ: huyphuc1981_nb trong 13 Tháng Giêng, 2008, 12:14:53 amChiangsan có biết khẩu Pạc-hoọc hay được các hồi ký kể chuyện là khẩu gì không ? Khẩu này được mô tả là rất hay hóc và là súng Tầu Thưởng sản xuất, chẳng lẽ là ... Mauser. là khẩu mauser automatic pistol model 1916 bao súng = gỗ.Loại này có nhiều phiên bản và nhiều nước sản xuất lắm huyphúc vào http://www.littlegun.be có đầy đủ chi tiết về loại này | Logged | | | |
anhlinhcuHo Thành viên Bài viết: 63 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #151 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2008, 08:37:10 pm » | có ai biết khẩu anh-đô-si-noa là loại nào ko ạ, thấy bảo trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp quân ta dùng loại này rất nhiều | Logged | | | |
chiangshan Thành viên Bài viết: 3405 No sacrifice, no victory | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #152 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2007, 12:36:08 pm » | Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902 8x50mm. Đây là 1 trong mấy mẫu súng mà bọn Pháp thiết kế để phù hợp trang bị cho đám lính thuộc địa.Từ trên xuống : Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902, Fusil de Tirailleur Indochinois Mle.1902/16 (khố xanh khố đỏ), Fusil de Tirailleur Senegalais "Colonial" Mle.1907 (thuộc địa Bắc Phi). | Logged | Dân ta phải biết sử taCái gì không biết cần tra Gúc gồ | | |
huyphuc1981_nb Thành viên Bài viết: 788 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #153 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2008, 10:48:58 pm » | Trích dẫn từ: Ngocvancu trong 13 Tháng Giêng, 2008, 03:39:59 pmTrích dẫn từ: huyphuc1981_nb trong 13 Tháng Giêng, 2008, 12:14:53 amChiangsan có biết khẩu Pạc-hoọc hay được các hồi ký kể chuyện là khẩu gì không ? Khẩu này được mô tả là rất hay hóc và là súng Tầu Thưởng sản xuất, chẳng lẽ là ... Mauser. là khẩu mauser automatic pistol model 1916 bao súng = gỗ.Loại này có nhiều phiên bản và nhiều nước sản xuất lắm huyphúc vào http://www.littlegun.be có đầy đủ chi tiết về loại nàyVừa mở cửa sổ ra thì có dòng này:Warning: Chủ đề này đã không có người tham gia ít nhất 120 ngày.Bạn nên suy nghĩ tạo chủ đề mới. ??To Ngocvancu.Tìm từ Pạc-Họoc bằng hỏi ông Gúc thì thấy một trang hải ngoại dân chủ, có chiện, mục tiêu chắc là mô tả Cách Mạng ác ôn. Thấy Cách Mạng thịt hai ông lính lấy Pạc Họoc rất dã man (lính khác sĩ quan). Lính Tầu phù đeo mỗi thằng một khẩu ? nên mới nghĩ Pạc Họoc là súng bộ binh, tức súng trường. À, thế ra là pistol. Thế mới biết cái chiện công ty xuất nhập khẩu dân chủ này nó mô tả mỗi lính tầu phù đeo một pistol, oách nhất quả đất.Bạn nói kỹ hơn được không. Mình tìm trong đó không thấy model 1916. Có model 1896 (C96) là giông giống súng trong phim tầu. Nhưng mình cũng không khẳng định cái súng hay đóng trong phim tầu cũng có phải là Pạc họoc không. ?http://www.littlegun.be/arme%20allemande/mauser/a%20mauser%20c%2096%20gb.htm-----------Tìm được model 1916 rồi, viết thêm vào đây.Mauser C-96 bản 1912 đúng là phiên bản súng ngắn của các cuộc cách mạng lớn. Ở Nga và Liên Xô nội chiến, có thể Hồng Quân nhập khẩu hoặc thu được, phổ biến dùng khẩu này. Trong Paven Cóosagin () thì đọc là Maode (phỏng đoán, không biết đúng không). Tầu họi Mauser là Mao Sắt (毛瑟军用手枪-mao sắt quân dụng thủ thương-Mauser Military Pistol).Hồng Quân, Tầu Mao, Tầu Tưởng đều đánh giá cao súng này, hiện vưỡn còn khẩu súng của Chu Đức hồi mới khởi nghĩa trong bảo tàng. Tuy nhiên súng đến trước Thế chiến 2 đã được dánh giá là cổ: nặng, dài, chậm. Súng có kết cấu như súng trường, không báng và ốp lót tay. Cũng có phiên bản những thứ đó lắp thêm được vào, thành súng cạc bin. Súng có tính tin cậy cao, động năng đầu đạn tốt, tầm xa. Nhược điểm là tốc độ bắn chậm, rất nặng, khó cầm. (Lai súng trường súng ngắn).Tuy vậy, hình như có đến 10-20 kiểu Mauser C96 do Đức thiết kế. Phiên bản thường nhìn thấy ổn định hình dáng từ 1912, nhưng có ít nhất 2 cỡ đạn: 7,63mm và 9mm. Cỡ đạn ngắn 9mm là giải pháp tiên tiến hồi đó, nhưng chưa được thể hiện nhiều ưu điểm (ưu thế của đạn cỡ lớn trong súng ngắn là nòng ngắn). Phiên bản này thường cũng bị nhầm thành Model 1916 do đến năm 1915, chính phủ Đức đặt hàng một số lượng lớn súng này trong năm sau. Mình không hiểu đó có phải là Model 1916 duy nhất không. Kiểu này được gọi là "Mauser C96 Red Nine" do tay cầm có số 9 đỏ, nó dùng đạn 9mm Luger thay cho bản 1912 dùng 7,63mm Mauser.Đâyhttp://world.guns.ru/handguns/hg90-e.htmĐây rồi. Đúng là bản Mauser C96. Tầu Tưởng cũnng biết đánh giá súng đấy nhỉ, cũng được gọi là "Tri". Tuy rằng làm thì hơi tồi.Pạc-Họoc là đọc tiếng Quảng Đông từ Pháo Hộp, kể về cái bao đựng gỗ của China made version. Tiếng Tầu súng ngắn là 手枪-Thủ Thương-súng tay. Mauser C96 còn có tên là 砲盒, pháo hộp. Bọn tầu wiki nó viết là 炮盒, ở đây bọn nó nhầm chữ bào trong bào chế thuốc, nôm là sao (炮, có bộ hỏa) thành chữ pháo (có bộ thạch, nguyên bản là cái máy bắn đá). Nhầm thế thành ra là hộp bào chế ?Một cách gọi trước đây của Mauser C96 tầu là 盒子砲, Hộp tử pháo, pháo trong hộp, cũng nghĩa như thế. Tất nhiên, một số dân tầu hay chữ cũng viết thành hộp tử bào, 盒子炮. CHuỵen sai này mình đã trình bày trong này.http://www.quansuvn.net/index.php?topic=255.msg12034#msg12034Mình search trên mạng thấy:http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htmSúng được quân Bắc Dương mua theo một hợp đồng kí giữa chỉ huy lục quân Bắc Dương và Carlowitz&Co tháng 9/1912. 北洋政府陆军部-Bắc Dương chính phủ lực quân bộ, chính phủ đây không phải nội các của quốc gia, chỉ là bộ chỉ huy Lục quân Bắc Dương. Bắc Dương là đạo quân trang bị huấn luyện theo phương Tây, còn gọi là Tân Quân, có từ thời Từ Hy. Hợp đồng này mua 200 súng, mỗi súng có 500 đạn, giá 58 lạng bạc một súng. Hàng giao tại Thiên Tân, ngoài rào thuế quan. Đây có thể là lần đầu tiên súng này được chính thức sử dụng trong quân tầu. Súng được dùng ngay từ những ngày tháng đầu tiên của Viêm Thế Khải và Dân Quốc. Sau đây sẽ thấy, súng được nhái ngay sau khi mua về.Phiên bản Tầu do máy móc tồi, làm thủ công nhiều nên rất tồi, hay hóc, trái hẳn với nguyên bản. Ngoài các xưởng nhà nước-quân xưởng của Tầu Tưởng, các thủ công nghiệp cũng sản xuất và đưa vào thị trường một số lượng khá. Ngoài ra, các xưởng nhà nước cũng mông-má lại súng hỏng bán ra ngoài và trang bị chính thức. Song song với nguồn nội địa là súng xịn nhập từ Đức. Trong thời hỗn loạn này, đồ xịn cực hiếm, đồ tốt rất ít, Tầu phù chắc toàn súng "hồng công bên hông chợ lớn".Bản này copy mẫu 1912 của C96, băng 10 viên, 7,63mm.--------------Không hiểu Pạc-Họoc ở Tầu thế nào. Ở Ta, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đã có Pạc-Họoc dùng và cũng đã có tiếng hay hóc. Sau này, dến 1944 và 1945, rồi 9 năm đánh Tây thế nào nhỉ, ai bít share với. Đánh mẽo thì chả cần.Mauser C96 Red Nine. Model 1916. 9mm. Đức.Không hiểu ở Tầu có những bản gì, nhưng ở đây nói nhiều đến 7,63mm . Theo tớ, Pạc-Họoc là Mauser C96 model 1912. 7,63mm. chứ không phải "chín đỏ".http://www.chinesefirearms.com/30206/articles/m96_g.htm海军大沽造船所, Hải quân Đại Cô tạo thuyền sở, Sở đóng thuyển hải quân Đại Cô, chế năm thứ nhất Dân Quốc. Có vẻ như sao lại bản sườn phẳng (flatside) của Đức. Xem lại bản flatside ở http://www.littlegun.be/arme%20allemande/mauser/a%20mauser%20c%2096%20gb.htm .Quân xưởng Hán Dương, năm 16 Dân Quốc (bác nào nhớ cái năm Dân Sơ, khởi cái triều dân quốc ấy tra hộ rồi cộng với 16).đồ Súng cạc bin, dùng chung các bộ phận với Pạc-Họoc, chỉ thay có nòng, thêm báng. (Thiết kế này nguyên của Đức).Lính Tầu Tưởng (Quân trung ương, chứ Tầu phù chỉ là đám quân lảm nhảm ở đâu đó. Tầu phù có khi lại còn chính quy hơn đám "sứ quân" đại phương). Không biết ở nhà ta, tầu phù và tầu vàng có giống nhau không ?Cái này không phải Pạc-Họoc, cũng chưa từng đến Vịt Ngan, cho vào đây tham khảo. Khẩu súng Đức sản xuất, hiệu Mauser, loại trang bị cho cảnh sát, 763mm. Băng 10 viên. Số súng 592032. Khẩu này do Chu Đức sử dụng ngày mở màn khởi nghĩa Nam Xương, bắn phát súng đánh nhau đầu tiên của Quân đội Nhân Dân Tầu lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản. Có thể, đây chính là mẫu khẩu Pạc Họoc, nhưng Huy Phúc chưa hiểu loại dùng cho cảnh sát là như thế nào. Ở đây, Tầu nó ghi vậy. Sau Thế chiến 1, súng này đã được đánh giá là cổ, nên được bán tống bán tháo, Tầu nhập về rất nhiều. Đến thập niên 1930 mà có sách nói đã trang bị 10 vạn khẩu ??. Sách tầu lúc đó thì cũng như Pạc Họoc tầu, không thể tin được. Tổng số Mauser C96 Đức làm có lẽ chỉ hơn mười vạn khẩu, phần lớn kéo đến nội chiến Nga.http://jczs.news.sina.com.cn/2004-07-29/1551213563.htmlTrên súng có khắc 2 dòng chữ "南昌暴动纪念"-nam xương bạo động kỷ niệm và "朱德自用"-chu đức tự dụng. | « Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2008, 10:27:58 am gửi bởi huyphuc1981_nb » | Logged | Ờ, ừ, thì ký. | | |
huyphuc1981_nb Thành viên Bài viết: 788 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #154 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 12:12:08 am » | Trích dẫn từ: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 08:40:52 amRPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.À mà không hiểu khẩu DP với đại liên MG34 Đức vào VN ta từ năm nào các bác nhỉ.Bác Đoành đâu nhỉ đợi lâu quá.Ở trang trước, mình đã nói về cái khóa nòng của trung liên DP. Cái khóa đó khóa bằng đóng kim hỏa, khi kim hỏa lao lên trước, nó xiên vào giữa hai ngạnh, hai ngạnh này bị kim hỏa đẩy ra hai bên chống vào vỏ máy súng, ssúng chỗ có gờ hãm, nhờ thế khóa nòng không lui về được. Búa là búa dọc, chuyển động theo phương trục nòng súng. Súng bắn khi khóa nòng mở.Cơ chế này của DP sau dược RPD thừa hưởng. Nhắc lại là, P là súng máy, RP là súng máy cầm tay trong tiếng Nga. Tương đương LMG (súng máy nhẹ) trong tiếng Anh, trung liên trong tiếng Việt. Cơ chế búa của DP và RPD trước tiên làm chúng không phải là một súng trường chiến đấu, thường bắn khi khóa nòng đóng. DP chuyển động mạng trước khi đạn nổ, lúc búa đập vào kim hỏa, búa của nó lớn và chuyển động nhiều để còn đóng khóa nòng. Khi sử dụng như một súng trường chiến đấu, điều này làm phát bắn như cách bắn tỉa ngày nay kém chính xác.RPD phát triển tiếp theo DP, nó nhẹ hơn và khẳng định là súng máy do một người sử dụng (như tên của nó, súng máy xách tay), dùng ở tiểu đội (học thuyết quân sự mới của Liên Xô). DP là súng máy được thiết kế thay nòng nhanh để bắn rất nhiều, dùng ở các các cấp trung đội và tiểu đội (ban đầu thì cả đại đội hay tiểu đoàn). Các vị trí từ trung đội trở lên sau đó được bàn giao cho đại liên PK. (Tớ cũng có lúc làm quan, chỉ huy khẩu đội PKMS, quan rất to, có hẳn một quân). Tuy vậy, RPD có lẽ cùng bộ với CKC (SKS). Vì như thế mới đủ súng máy, súng trường chiến đấu. Không thì ta móm hẳn khi địch chơi đứng xa bắn tỉa. RPD và DP như đã nói trên, không thể làm một súng trường chiến đấu.Đó là một lợi thế của RPK khi thay thế RPD trong ê-kíp mới. AK-47 nòng ngắn tất nhiên là kém chức năng súng trường chiến đấu, chức năng đó được bàn giao cho RPK, khẩu súng 3 trong 1: trung liên, súng trường tấn công và súng trước chiến đấu.Ý kiến phản đối RPK tập trung vào việc nó quá nhanh nóng nòng. Điều này do nòng nó mỏng. Nhưng dể nhẹ thì phải vậy. Đối với quân ta, vác một khẩu 4 cân vượt Trường Sơn tất nhiên là vác RPD. Nhưng rõ ràng, RPK kém chức năng trung liên hơn.To chiangshan, tớ đã được dùng TUL, nhưng là một khẩu AK, chỉ ghi chữ TUL chứ không ghi TUL mấy. Nòng to, súng nặng hơn AK thường một chút. Theo như những gì mình nhớ được, có thể là AK lẫn lộn một số giai đoạn công nghệ. Phần nòng và một phần lớn vỏ máy, máy súng là AK-47/1959 (AK-S, "AK thường" tớ nói trên là AK đơn vị tớ, AKM). Mình chưa nhìn thấy TUL RPK.Gần đây, thấy bảo được Ngố chuyển giao công nghệ và vật liệu chế đại liên PKMS, nhưng không được như ý. Cái kiểu dự án coi như bánh, băm ra chia đều như đánh đụng thì có mà làm được súng cao su. | « Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2008, 11:23:56 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » | Logged | Ờ, ừ, thì ký. | | |
huyphuc1981_nb Thành viên Bài viết: 788 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #155 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 02:29:47 am » | Em đọc truyện, thấy có vẻ thủ pháo hơi khác lựu đạn. Có phải là lự đạn chống tăng không hả bác Đoành. Nếu đúng thì nó là loại nào thế bác. | Logged | Ờ, ừ, thì ký. | | |
dongadoan Administrator Bài viết: 7256 Cái thời hoa gạo cháy... | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #156 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 07:03:24 pm » | Bác Đoành đâu nhỉ đợi lâu quá.Em đọc truyện, thấy có vẻ thủ pháo hơi khác lựu đạn. Có phải là lự đạn chống tăng không hả bác Đoành. Nếu đúng thì nó là loại nào thế bác.------------------------------------------------------------------- Bác đây! Cái ở trên thì còn phải đi tìm tài liệu đã, ngay một lúc ai mà tra được? Cái ở dưới thì có thể tạm trả lời thế này: Thủ pháo không phải là lựu đạn, cũng không phải lựu đạn chống tăng. Nó là một loại lượng nổ được gói buộc tại chỗ, sát thương đối phương bằng sức ép và sóng xung kích chứ không phải bằng mảnh như lựu đạn vì vậy thường được đặc công sử dụng để đánh hầm ngầm. Trong KCCM, một số công binh xưởng cũng chế tạo hàng loạt thủ pháo cho đặc công. Thường có các loại 2, 4, 6 lạng TNT hoặc lớn hơn đến cỡ Kg. | Logged | Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng! | | |
ivanhoe1234 Thành viên Bài viết: 19 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #157 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 07:12:16 pm » | Lựu đạn chống tăng khác lựu đạn thường ở chỗ nào vậy các bác ? | Logged | | | |
dongadoan Administrator Bài viết: 7256 Cái thời hoa gạo cháy... | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #158 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2008, 06:52:47 pm » | RPK được đánh giá là nhẹ (4,8kg), phù hợp với thể trạng người VN nên trong KCCM đã có dự án copy hàng loạt mẫu súng này với tên VN là TUL-1.---------------------------------------- Cung cấp thêm thông tin về khẩu TUL-1 này: Khẩu này được nghiên cứu để sản xuất từ 1969 (lúc này ngay cả ở LX khẩu RPK cũng vẫn là mới), khẩu này do VN nghiên cứu và tự chế tạo hoàn toàn. Trước đó nhà máy Z1 đã sản xuất AK, CKC theo mẫu của TQ và hầu như chỉ lắp ráp vì bán thành phẩm là do TQ viện trợ. Khẩu TUL-1 đầu tiên được hoàn thành vào ngày 22/12/1969. | Logged | Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng! | | |
huyphuc1981_nb Thành viên Bài viết: 788 | | Re: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. « Trả lời #159 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2008, 12:23:57 am » | Theo em hiểu, TUL là tự lực. Như vậy là RPK đi trước AK. Nhưng không hiểu về sau kế hoạch sản xuất RPK thế nào nhẩy ? Nếu mà TUL-1 ra đời năm 1969 thì buồn cho nó quá. Năm đấy là Lê Duẩn sơ niên, mở đầu thời kỳ "bao cấp", ăn xin mà ní nuận, dân khoa học-kỹ thuật chết lè. | Logged | Ờ, ừ, thì ký. | | |
Chọn nơi chuyển đến: ----------------------------- Thông tin chung ----------------------------- => Bảng tin => Chung sức xây dựng website ===> Trao đổi thông tin về sách ===> Mặt trận Wiki => Giúp đỡ tìm người ----------------------------- Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ----------------------------- => Cha ông ta đánh giặc => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tự dịch => Văn học chiến tranh ----------------------------- Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc ----------------------------- => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Quyết tử cho Tổ quốc... => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Anh ở biên cương... => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Kiến thức quốc phòng ----------------------------- Máu và Hoa ----------------------------- => Một thời máu và hoa => Về người lính hôm nay => Hình ảnh - Kỷ vật => Về lại chiến trường xưa... ----------------------------- Văn hoá - Thể thao - Giao lưu ----------------------------- => Quán nước cổng doanh trại => Du lịch => Xem phim bãi => Văn công => Chiến sỹ khoẻ ----------------------------- Chợ xép ngoài rào doanh trại ----------------------------- => Hàng sách cũ
Loading...