[Bỏ Túi] 49+ Cách Dạy Con Ngoan Ngoãn Và Nghe Lời - UMIT

17 CÁCH DẠY CON NGOAN KHÔNG CẦN ĐÒN ROI

Làm thế nào để tìm được cách dạy con ngoan ngoãn, luôn vâng lời, học giỏi là trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với mỗi bậc phụ huynh. Rất nhiều người chọn cách dùng đòn roi để răn đe nhưng ngay sau đó lại cảm thấy vô cùng day dứt. Bên cạnh đó, cách này cũng rất dễ phản tác dụng, không những trẻ không ngoan hơn mà còn dễ hình thành suy nghĩ tạo phản và hư đốn. 

Thế nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những cách dạy con ngoan mà không cần đòn roi vô cùng hiệu quả, được nhiều bà mẹ áp dụng để giáo dục con cái theo hướng vô cùng tích cực. 

1. Luôn bình tĩnh khi giải quyết vấn đề

Lúc đang nóng giận hay mất bình tĩnh cùng là lúc những bậc phụ huynh không thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình. Nếu không may sử dụng đến đòn roi sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi cho trẻ hoặc làm mọi chuyện tệ hơn. Vậy nên hãy luôn giữ bình tĩnh khi nói chuyện với con nhỏ. Hoặc ba mẹ có thể đợi đến lúc bản thân thật bình tĩnh rồi mới nói chuyện nghiêm túc với con. 

2. Hãy giải thích thay vì la mắng 

Khi trẻ phạm một sai lầm nào, thay vì la mắng trẻ, làm cháu sợ và mất bình tĩnh thì hãy từ từ giải thích. Đây là một trong những cách dạy con ngoan, học giỏi được nhiều người áp dụng và thành công. Hãy từ tốn giải thích rằng con đã sai ở đâu và cần làm thế nào mới đúng. Như vậy bạn không chỉ tạo được sự tin tưởng, tạo cảm giác an toàn cho con mà còn xây dựng được nền tảng tốt để trẻ cư xử đúng đắn sau này. 

Nuôi dạy con không cần đòn roi

3. Tạo động lực và luôn khuyến khích để trẻ cố gắng 

Có lẽ cách dạy con ngoan ngoãn, nghe lời là vấn đề trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Rất nhiều trẻ cứng đầu, thường không dọn đồ chơi sau khi chơi xong, không nghe lời bố mẹ học hành,… Nhiều phụ huynh thường la mắng con vì những chuyện này. Thay vì những câu quát, bạn hãy thay bằng những câu nói khuyến khích và những phần quà nhỏ. Hãy sử dụng những phần quà mà trẻ thích. Đây cũng là cách để giúp trẻ hình thành những thói quen tốt. 

4. Nghiêm khắc theo cách thật hiền dịu 

Mỗi khi nói chuyện với con trẻ, thay vì dùng những câu từ quát tháo nặng lời, tạo tâm lý sợ hãi hãy dùng cách nói thật từ tốn, hiền dịu. Tuy nhiên vẫn phải thật nghiêm khắc, chỉ ra được những lỗi sai và có một chút răn đe. Như vậy sẽ giúp trẻ trở nên bình tĩnh và nghe lời hơn. 

5. Hãy làm gương cho trẻ

Đa phần trẻ em đều có xu hướng bắt chước theo những hành vi của người lớn. Vì vậy bố mẹ hãy luôn thể hiện những hành vi tốt hay những thói quen tốt muốn hình thành cho trẻ. Đây cũng là cách dạy con ngoan ngoãn, lễ phép vô cùng hiệu quả. Bạn hãy luôn nói “Cảm ơn” và “xin lỗi” với trẻ, hoặc luôn nhặt rác bỏ vào thùng,… Và hãy hạn chế những thói quen xấu trước mặt trẻ như hút thuốc hay nói chuyện lớn tiếng,… 

6. Đồng cảm và thấu hiểu với trẻ 

Khi con trẻ mắc phải lỗi lầm hoặc có những hành vi không đúng, thay vì ngay lập tức tránh mắng hãy dành thời gian trò chuyện cùng con và tìm hiểu nguyên nhân. Các bậc phụ huynh nên cố gắng đặt mình vào vị trí của con để thấu hiểu cảm xúc của con và tìm ra điều con muốn. Khi đó việc giúp con nhìn ra lỗi sai và sửa sai sẽ trở nên hiệu quả hơn. 

7. Tôn trọng và lắng nghe

Bên cạnh việc đặt mình vào vị trí của con, bạn cũng hãy cố gắng lắng nghe những tâm tư của trẻ. Hãy để con nói ra những suy nghĩ của bản thân và bày tỏ nguyện vọng của mình. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hiểu con hơn và cũng giúp bố mẹ nhanh chóng chỉnh đốn được những suy nghĩ lệch lạc, không đúng đắn. 

Bố mẹ cũng cần tôn trọng suy nghĩ của trẻ. Không nên phản bác gay gắt đối với những suy nghĩ không đúng mà cần từ tốn giải thích và giúp trẻ sửa lỗi sai của mình.

Cách giúp hiểu con nhiều hơn của mẹ hiện đại

8. Không dùng những ngôn từ xúc phạm đối với con

Nhiều bậc phụ huynh trong lúc mất bình tĩnh rất dễ buông những câu từ vô cùng nặng nề, nghiêm trọng hóa những khuyết điểm của con. Như thế có thể khiến trẻ trở nên tự ti về bản thân và thu mình lại. Bên cạnh đó, khi phóng đại những lỗi lầm của trẻ có thể dẫn đến trẻ cảm thấy oan ức và không nghe theo những lời răn đe của bố mẹ mà ngày càng không nghe lời. 

9. Tạo không gian riêng cho trẻ

Bố mẹ nào cũng luôn muốn những điều tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên việc luôn hướng trẻ phát triển theo cách mình mong muốn lại không hẳn là cách dạy con ngoan tốt. Hãy tạo cho trẻ những không gian của riêng mình để trẻ thỏa sức sáng tạo và phát triển theo những nét riêng độc đáo của mình. 

Nuôi dạy con ngoan và khỏe mạnh

10. Dạy trẻ từ nhỏ 

Nhiều gia đình rất nuông chiều con cháu khi nhỏ rồi đến khi trẻ lớn mới bắt đầu răn đe và la mắng. Người xưa vẫn luôn nói “Dạy con từ thuở con thơ”. Việc giáo dục và chỉnh đốn trẻ không bao giờ là quá sớm để giúp trẻ ngoan ngoãn, học giỏi và lễ phép. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách, hành xử của trẻ được hình thành ở giai đoạn trước 5 tuổi. Vậy nên ngay từ khi con nhỏ, hãy đặt ra mục tiêu giáo dục và hình thành những thói quen tốt cho trẻ. 

Dạy con bằng đòn roi có thể đúng trong vài trường hợp nhưng nếu sử dụng thường xuyên thì đó không hẳn là cách dạy con ngoan tốt nhất. Qua bài viết trên, mong rằng những bậc phụ huynh đã phần nào tìm được những cách dạy con ngoan không cần đòn roi phù hợp với gia đình mình. Trẻ em là những búp măng non, hãy chăm sóc và giáo dục trẻ đúng cách từ nhỏ để giúp trẻ phát triển theo cách tốt nhất.

11. Thấu hiểu

Sự cách biệt thế hệ là rào cản khiến các bậc cha mẹ rất khó cảm thông với con cái. Thay vì thấu hiểu, chia sẻ, cha mẹ thường có xu hướng áp đặt suy nghĩ, hành vi của mình lên con trẻ và cho đó là khuôn mẫu mà con phải noi theo. Thiền sư Osho có câu: “yêu thương không đúng cách chẳng khác nào thuốc độc”, cách dạy con ngoan không đến từ những định kiến, bạo lực, đòn roi mà đến từ sự thấu cảm, chấp nhận những khác biệt miễn không vượt qua những lằn ranh đạo đức, quy chuẩn của xã hội. Khi ấy, trẻ sẽ nhận được sự tôn trọng và dễ mở lòng, làm bạn với cha mẹ; việc dạy dỗ trẻ cũng trở nên dễ dàng, tích cực hơn.

Nuôi dạy con đúng cách
Thấu hiểu là nền tảng của cách dạy con ngoan

12. Kết hợp giáo dục giữa mềm mỏng và nghiêm khắc

Khi trẻ phạm lỗi, chúng ta cần phải có thái độ nghiêm khắc để trẻ nhận ra lỗi sai của bản thân. Nghiêm khắc, không nên hiểu là phải la mắng, hung dữ hay làm cho trẻ sợ hãi chúng ta mà dùng một thái độ cứng rắn, mạnh mẽ để trẻ tự nhận thấy lỗi sai, từ đó hướng dẫn con trẻ có hành vi, cách xử sự đúng mực. Đây là cách dạy con ngoan, nghe lời bởi khi trẻ nhận ra lỗi sai và xin lỗi, đây là lúc mỗi người cha mẹ cần mềm mỏng, vị tha, chấp nhận và giúp đỡ trẻ sửa sai; từ đó trẻ sẽ thêm tin tưởng, nghe lời cha mẹ. 

13. Khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của chúng

Đây là cách giúp mỗi phụ huynh thêm phần nào thấu hiểu con mình, khen ngợi và khuyến khích trẻ khi có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực và đồng thời kịp phát hiện những suy nghĩ lệch lạc, sai trái để điều chỉnh. Cần lưu ý, không có thái độ định kiến, áp đặt hay giận dữ khi trẻ trái ý mà phải giảng giải cho chúng thật sự hiểu được đâu là đúng, đâu là sai. Những điều nhỏ nhặt này sẽ phần nào xây dựng thế giới quan của trẻ, định hướng nhận thức đúng đắn. Đây cũng là cách dạy con ngoan ngoãn lễ phép bởi trẻ em như một tờ giấy trắng, khi trẻ nhận được sự tôn trọng, chúng cũng sẽ hình thành nhận thức về cách ứng xử như vậy với mọi người.

14. Cho trẻ tiếp cận với sách

Những cuốn sách hay là suối nguồn của những niềm hạnh phúc, định hướng và mang lại những tinh hoa, giá trị tốt đẹp của đạo đức. Thực tế chứng minh, những đứa trẻ tiếp cận với sách từ sớm thường có những suy nghĩ sâu sắc, chúng biết đồng cảm, thấu hiểu hơn, sống có lòng trắc ẩn và biết cảm thông hơn. Nhờ có sách, trẻ không chỉ được giáo dục về mặt nhân cách mà trí tuệ. Đây cũng là cách dạy con ngoan học giỏi bởi sách kích thích tư duy, liên kết não phát triển. Từ đó trẻ hiểu biết hơn, học giỏi hơn. 

Đọc sách giúp trẻ phát triển tư duy
Đọc sách giúp phát triển tư duy, nhận thức

15. Đặt ra những phần thưởng và hình phạt

Quy tắc thưởng phạt là một cách áp dụng rất hay mà cha mẹ có thể áp dụng, phần thưởng là lợi ích khi trẻ làm việc tốt, cư xử đúng và hình phạt là cái bất lợi khi trẻ không ngoan. Khi nhận thấy hành vi của bản thân mang lại những bất lợi, dần dần tâm lí trẻ nhỏ sẽ tránh xa những hành vi đó và ngược lại, tích cực làm việc tốt để nhận lại những phần thưởng.

16. Dành thời gian cho trẻ suy ngẫm về hành vi của mình

Đây là cách để con cái tự quản lí cảm xúc, tự tư duy, suy tư về những điều chúng làm. Xuất phát từ dạy dỗ phải bắt nguồn từ sự tự nhận thức của trẻ. Đây cũng là lúc khiến trẻ có thời gian bình tĩnh suy xét về những hành vi bản thân chúng làm, thông qua những điều cha mẹ dạy dỗ để tự đánh giá đúng sai. Từ đó, trẻ sẽ học được cách quản trị hành vi, cảm xúc và tránh mắc những lỗi sai mà chúng từng gây ra.

Dành thời gian cho trẻ suy ngẫm về hành vi của mình
Đây là cách giúp trẻ tư duy, tự đánh giá hành vi của bản thân

17. Sự kiên nhẫn là chìa khóa của cách dạy con ngoan

Dạy con chưa bao giờ là công việc dễ dàng, đòi hỏi sự kiên nhẫn, vị tha. Bởi chúng là trẻ con, mà trẻ con thì được phép sai sót. Điều quan trọng là ta cần chấp nhận sai lầm của con trẻ và hướng tới những điều tích cực, kiên nhẫn, kiên định với phương pháp dạy dỗ đúng cách. Chỉ có như vậy, trẻ mới được giáo dục đúng nghĩa, mới được phát triển một cách toàn diện.

Trên đây là bài viết về cách dạy con ngoan không cần đòn roi, hi vọng rằng mỗi phụ huynh sẽ có phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn, tích cực, để mỗi đứa trẻ lớn lên trong sự hạnh phúc, trọn vẹn.

Bài viết cùng chủ đề:

Cách dạy con thông minh sớm của người Nhật

Thấu hiểu con trẻ nhờ công nghệ sinh trắc vân tay

Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ

Đăng Ký Làm Sinh Trắc Vân Tay Ngay Nhé!

Từ khóa » Dạy Trẻ Nghe Lời Cha Mẹ