Bộ Vi Sai, Cầu Chủ động Xe Nâng - Chức Năng, Cấu Tạo Và Nguyên Lý ...

Nếu không có bộ vi sai, khi vào cua sẽ xảy ra hiện tượng hai bánh hai bên bị khóa lại với nhau và buộc phải quay cùng tốc độ. Bộ vi sai xe nâng nhằm thay đổi tốc độ của các bánh xe nâng.

  • Những lợi ích của việc thuê xe nâng hàng đối với doanh nghiệp
  • Các Loại Xe Nâng Forklift Phổ Biến và Ứng Dụng Trong Thực Tế
  • Xe nâng điện đứng Mitsubishi chuyên nâng phuy hóa chất
  • Xe nâng Nhật bãi nâng vật liệu xây dựng giá rẻ
  • Bạn cần lưu ý những yếu tố nào khi mua xe nâng hàng?
I. Khái niệm bộ vi sai xe nâng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

1. Bộ vi sai xe nâng là gì?

Trong quá trình hoạt động thực hiện công việc nâng – hạ, di chuyển hàng hoá xe nâng phải trải qua các đường đi, lối đi quanh co. Việc này phát sinh vấn đề đó là các bánh xe chỉ giữ một tốc độ nếu xe vận hành trên một đường thẳng, còn khi vào cua các bánh xe lại có tốc độ khác nhau.

Thông thường, tốc độ bánh xe phía ngoài góc cua sẽ lớn hơn bánh xe phía trong. Bởi bánh xe phía ngoài phải di chuyển một đoạn đường dài hơn so với bánh xe phía trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Bộ vi sai xe nâng

Bộ vi sai xe nâng

Nếu không có bộ vi sai, khi vào cua sẽ xảy ra hiện tượng hai bánh hai bên bị khóa lại với nhau và buộc phải quay cùng tốc độ như sau. Do đó khiến việc quay vòng của xe nâng rất khó khăn nhất là lúc đang nâng tải và dễ xảy ra hiện tượng trượt quay, gây nguy hiểm cho người lái.

Chính vì điều đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời bộ vi sai xe nâng nhầm thay đổi tốc độ của các bánh xe nâng (trái, phải) khi xe đi vào đường cong cua đặc biệt là khi xe nâng đang nâng giữ tải bên cạnh đó bộ vi sai còn có thêm các chức năng khác như:

- Truyền mô-men của động cơ tới bánh xe nâng.

- Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc độ cuối cùng trước khi momen xoắn truyền tới các bánh xe nâng.

2. Cấu tạo vi sai xe nâng:

Cũng tương tự như bộ vi sai trên các sản phẩm ô tô khác, bộ vi sai xe nâng gồm 2 phần cơ bản: truyền lực cuối và truyền lực vi sai.

- Truyền lực cuối: bánh răng cùi thơm - chủ động, bánh răng vành chậu - bị động-truyền lực từ hộp số đến giảm số vòng quay để tăng mô-men.

- Truyền lực vi sai: tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa 2 bánh xe nâng khi chạy đường vòng.

- Vỏ bộ vi sai gắn trên bánh răng bị động.

- Bánh răng vi sai, lắp trên vỏ bộ vi sai.

- Bánh răng bán trục bánh xe nâng.

Cấu tạo bộ vi sai xe nâng

Cấu tạo bộ vi sai xe nâng

3. Nguyên lý hoạt động vi sai xe nâng:

- Khi xe nâng chạy thẳng có tải hoặc không tải:

Khi xe chạy thẳng, một lực cản đều nhau tác động lên cả bánh xe bên phải và bánh xe bên trái, vì vậy bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục đều quay như một khối liền để truyền lực dẫn động đến cả hai bánh xe.

- Khi xe nâng có tải hoặc không tải chạy trên đường vòng vào - ra kho hàng :

Khi xe chạy trên đường vòng, tốc độ quay của lốp ngoài và lốp trong sẽ khác nhau.Vì vậy chính cơ cấu quay độc lập với tốc độ khác nhau của 2 bán trục nhờ bộ vi sai giúp xe vào vòng êm dịu và dễ dàng.

Nói cách khác, bên trong bộ vi sai - bánh răng bán trục bánh xe (láp ngang xe nâng) phía trong quay chậm và bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục phía ngoài quay nhanh hơn.

II. Các sản phẩm xe nâng điện ngồi 2.0 tấn:

1. Xe nâng điện ngồi lái TOYOTA 7FB20:

Xe nâng điện ngồi lái TOYOTA 7FB20

Xe nâng điện ngồi lái TOYOTA 7FB20

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Xe nâng điện ngồi lái TOYOTA 7FB20

2. Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20A-12:

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20A-12

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20A-12

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Xe nâng điện ngồi lái Komatsu FB20A-12

3. Xe nâng điện ngồi lái TCM FB20-8:

Xe nâng điện ngồi lái TCM FB20-8

Xe nâng điện ngồi lái TCM FB20-8

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Xe nâng điện ngồi lái TCM FB20-8

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng Toyota