Nguyên Lý & Cấu Tạo Xe Nâng Dầu Phần Bộ Công Tác Và động Cơ
Có thể bạn quan tâm
Chia sẻ nguyên lý & cấu tạo xe nâng dầu phần bộ công tác và động cơ để các doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ giúp bảo dưỡng và vận hành.
Xe nâng dầu trở thành phương tiện chủ lực nâng hạ hàng hóa, giải phóng sức lao động của con người nâng cao hiệu suất công việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất xí nghiệp. Tuy nhiên, cấu tạo xe nâng dầu như thế nào chắc hẳn là điều mà không phải ai cũng biết, bài viết sau đây, Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn sẽ đưa ra đáp án cho bạn, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay!
I. Cấu tạo xe nâng dầu
Đối với các công việc vận tải hàng hóa ngoài trời hay trên địa hình gồ ghề thì việc lựa chọn những chiếc xe nâng dầu sử dụng lốp hơi, có trang bị động cơ mạnh mẽ được xem là giải pháp tối ưu nhất. Xe nâng dầu thương hiệu Hangcha được sản xuất và lắp ráp hoàn toàn tại Trung Quốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa cấu trúc xe và độ bền bỉ của một thiết bị nâng, cung cấp năng suất làm việc cao.
1 chiếc xe nâng dầu thông dụng
Hoạt động nâng hạ theo nguyên lý thủy lực, cũng giống như các dòng thiết bị sử dụng động cơ đốt trong khác cấu tạo xe nâng động cơ dầu gồm 2 phần cơ bản:
1. Phần công tác xe nâng dầu
– Nĩa nâng hay còn gọi là càng xe nâng gắn vào giá nâng có nhiệm vụ xiên vào pallet và nâng khối hàng hóa lên.
– Giá nâng hàng là một bản kim loại hình chữ nhật, có gắn kèm nhiều vòng bi theo hai hướng lên xuống và trái phải. Được gắn với nĩa nâng di chuyển dọc theo khung nâng nhờ hệ thống xích tời và xilanh nâng. Giá nâng cũng là phần tựa cho khối hàng hóa không bị xe dịch trong quá trình vận chuyển.
– Khung nâng của xe nâng dầu cấu tạo bởi kim loại nhưng có dạng hình trụ hộp, gồm 2 hoặc 3 tầng khung lồng vào nhau hỗ trợ cho xe có thể nâng cao hơn nhờ kết nối với nhau bằng hệ thống con lăn trên ray. Xích nâng hạ dùng để nối từ ti của xi lanh lực đến khung nâng hạ mục đích giúp khung nâng có thể đi lên hoặc xuống mang theo giá và càng nâng.
Khung nâng và càng nâng xe nâng dầu
– Xi lanh nâng hạ thủy lực là bộ phận chịu tải lớn khi vận hành. Bên trong chứa dầu thủy lực có tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích nâng. Kéo giá nâng hàng lên. Do đó xilanh phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp suất để thắng được trọng lượng của hàng nó
– Xi lanh nghiêng khung xe nâng dầu là piston gắn với khung nâng và thân xe nâng hạ. Giúp cho hàng hóa được nghiêng theo ý muốn. Giúp khi hạ hàng hoặc giữ hàng được tốt hơn khi di chuyển.
2. Cấu tạo xe nâng chạy dầu về phần động cơ
– Động cơ xe nâng dầu có hai loại phổ biến phân theo nguồn gốc xuất xứ: động cơ XinChai/ YuChai (xuất xứ Trung Quốc) làm việc mạnh mẽ, tốc độ di chuyển và nâng hàng cao có nhược điểm là gây tiếng ồn lớn. Động cơ Isuzu / Nissan, Mitsubishi (nhập khẩu từ Nhật Bản) hoạt động êm ái, tiết kiệm nhiên liệu, độ bền và tuổi thọ cao hơn. Dù động cơ xuất xứ từ nước nào thì cấu tạo chính của nó trên xe nâng bao gồm:
– Hệ thống phân phối khí thông qua cơ cấu cam và xúp áp đóng mở nhằm nạp không khí máy dầu hay hòa khí cung cấp cho động cơ làm việc đồng thời thải sạch khí cháy ra ngoài.
– Hệ thống bôi trơn thông qua các te chứa nhớt và bơm nhớt đến làm trơn các chi tiết ma sát của động cơ.
– Hệ thống làm mát xe cho động cơ khi làm việc với nhiệt độ ổn định là 75 -80 độ C. Hệ thống làm mát gồm các bộ phận chính là quạt gió, dây curoa, két nước, bơm nước và các bọng nước trong thân máy.
– Hệ thống nhiên liệu gồm máy bơm, dây và nhất là các bình chứa nhiên liệu. Hệ thống này bao gồm xăng hoặc dầu diezen giúp động cơ đốt tạo ra lực và bình chứa dầu thủy lực tùy vào nhu cầu nâng hạ. Dầu thủy lực sẽ được dẫn dây đến toàn bộ các piston trên xe nâng hạ. Thông qua hệ thống bơm và van điều tiết nhiều cửa.
Động cơ Yuchai trên xe nâng dầu
II. Nguyên lý hoạt động của xe nâng dầu
Như đã phân tích cấu tạo xe nâng chạy dầu ở trên, xe hoạt động nâng hạ theo nguyên lý thủy lực.
Đầu tiên khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để có thể nâng lên. Bơm thủy lực sẽ hút dầu từ thùng dầu ở đầu bên này đẩy sang đầu bên kia. Bằng một áp lực cao để vận hành hệ thống thủy lực của xe nâng.
Sau đó, dầu thủy lực trong thùng thùng dầu được bơm thủy lực hút lên và tạo áp lực nén cao. Nhằm vận hành các xylanh thủy lực bên trong hệ thống thủy lực xe nâng. Dầu sau đó tiếp tục được đưa đến bộ van điều khiển tiếp tục vận hành hệ thống nâng lên hoặc hạ xuống đúng như ý muốn mà tài xế vận hành điều khiển.
Xe nâng dầu làm việc tại kho
Theo cơ chế, dầu được nhả lại vào thùng chứa, xi lanh nâng tụt khiến khung nâng cũng tụt. Xe di chuyển ra vị trí trống, xích chạy ngược vòng để giá và càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xi lanh nâng và xi lanh nghiêng nhả dầu hết mức về vị trí ban đầu. Khi khung nâng lên đến tầm cần thiết. Dầu sẽ không bơm vào xi lanh nâng nữa.
Những thông tin chia sẻ về cấu tạo xe nâng dầu cũng như nguyên lý hoạt động của xe nâng chạy dầu nêu trên hy vọng đã giúp ích được cho khách hàng hiểu ứng dụng vào hoạt động cũng như vận hành để kéo dài tuổi thọ của xe. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0982 235 222
Xin chân thành cảm ơn!
Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng Toyota
-
Cấu Tạo Cơ Bản Của Xe Nâng TOYOTA - UMW Việt Nam
-
Cấu Tạo Xe Nâng Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết Của Xe Nâng
-
Cấu Tạo Xe Nâng Điện Chi Tiết - Nguyên Lý Hoạt Động
-
Cấu Tạo Xe Nâng Hàng Và Nguyên Lý Các Bộ Phận Của Xe Nâng
-
Cấu Tạo Xe Nâng điện Ngồi Lái | Thacoes
-
Cấu Tạo Xe Nâng Toyota, JLG Genie Haulote
-
Cấu Tạo Xe Nâng Điện Và Nguyên Lý Hoạt Động Chi Tiết Nhất
-
Xe Nâng Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và ứng Dụng
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Các Bộ Phận Của Xe Nâng [ĐẦY ĐỦ NHẤT]
-
Cấu Tạo Của Xe Nâng & Các Loại Xe Thông Dụng 2021
-
Xe Nâng điện Ngồi Lái Toyota 2.5 Tấn- 3M Chính Hãng, Giá Rẻ
-
Bộ Vi Sai, Cầu Chủ động Xe Nâng - Chức Năng, Cấu Tạo Và Nguyên Lý ...
-
Xe Nâng điện Ngồi Lái - Heli -Toyota - Mitsubishi - Komatsu