Bọ Xít Cắn Có Nguy Hiểm? Hình Ảnh Bọ Xít Hút Máu Người

1.353 Đã xem

Bọ xít là một loài rất nguy hiểm và có tính phá hoại rất cao. Trong nông nghiệp cây trồng và chăn nuôi. Bọt xít hút nhựa cây hoặc hút máu vật nuôi khiến chúng bị bệnh. Từ đó khiến sản lượng tụt giảm một cách nghiêm trọng. Còn trong môi trường sống của con người có vài loại bọ xít hút máu truyền bệnh truyền nhiễm. Vậy chúng ta cần làm gì khi bị bọ xít cắn,… Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Công ty dịch vụ diệt côn trùng tại TPHCM USA Pest Control để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé.

Mục lục bài viết

Toggle
  • 1. Thông tin về loài bọ xít
  • 2. Bọ xít có nguy hiểm hay không?
  • 3. Hình ảnh bọ xít hút máu người
  • 4. Bọ xít hút máu người gây bệnh gì?
    • 4.1. Bệnh Chagas
    • 4.2. Bệnh ngủ
  • 5. Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu
  • 6. Sơ cứu khi bị bọt xít hút máu cắn
  • 7. Cách phòng chống bọ xít hút máu người
  • Lời kết

1. Thông tin về loài bọ xít

Bọ xít là một loài côn trùng nhỏ thuộc bộ cánh nửa có tên khoa học là Pentatomidae.

Thông tin về loài bọ xít
Thông tin về loài bọ xít
  • Trong nông nghiệp: bọ xít là một loài côn trùng có sức phá hoại cực kì cao. Chúng hút nhựa cây tạo nên vết hở trên cây gây ra những bệnh về nấm. Khiến cho cây trồng bị bệnh, giảm năng xuất thu hoạch hoặc chết.
  • Trong đời sống: có một số loài bọ xít hút máu người và vật nuôi để phục vụ quá trình sinh sản. Trong quá trình hút máu chúng có thể truyền rất nhiều bệnh thông qua vết chích của vòi hút. Vì vậy khi bị bọ xít cắn sẽ tăng cao nguy cơ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2. Bọ xít có nguy hiểm hay không?

Nếu các bạn không biết thì bọ xít cực kì nguy hiểm. Chúng là loài côn trùng vừa có tính phá hoại trong nông nghiệp chăn nuôi, chúng lại còn là loài có thể lây truyền rất nhiều bệnh như muỗi. Có lẽ do quá trình sinh sản cần hút máu như muỗi nên chúng giống nhau.

Bọ xít là loài cực kỳ nguy hiểm
Bọ xít là loài cực kỳ nguy hiểm

Trong việc trồng trọt và chăn nuôi thì bọ xít có một sự ảnh hưởng rất lớn. Chúng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, giảm mạnh năng suất tạo ra khiến nông dân thất thu.

Cây trồng: bọ xít hút nhựa cây khiến cho cây thiếu chất dinh dưỡng gây nên kém phát triển. Ngoài ra những vết chích hút của chúng còn có thể bị nhiễm nấm và khiến cây bị bệnh có thể chết hàng loạt. Một số loại bọ xít có chấy bài tiết rất độc gây nên những căn bệnh cháy lá. Chăn nuôi: bọ xít có vài loại chuyên hút máu vật nuôi và truyền bệnh cho chúng. Khi hút máu bọ xít khiến vật nuôi trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn. Và chúng còn có khả năng truyền bệnh theo đường máu cho vật nuôi.

3. Hình ảnh bọ xít hút máu người

Hình ảnh bọ xít hút máu người
Hình ảnh bọ xít hút máu người

4. Bọ xít hút máu người gây bệnh gì?

Theo các chuyên gia, hiện chưa có nghiên cứu khẳng định bọ xít hút máu người ở Việt Nam có khả năng truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, trên thế giới thì lại có rất nhiều, điển hình nhất là ở châu Mỹ và châu Phi.

Bệnh do bọ xít hút máu người gây ra
Bệnh do bọ xít hút máu người gây ra

Hai căn bệnh đã được ghi nhận là do bọ xít hút máu người gây ra là:

4.1. Bệnh Chagas

Bệnh Chagas xảy ra ở Châu Mỹ. Bệnh được xác định lây từ động vật sang người qua vết đốt của loài bọ xít hút máu. Bệnh Chagas gồm có 2 thể: cấp tính và mạn tính.

  • Thể cấp tính

Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần sau khi bị bọ xít hút máu đốt. Tại vết đốt, nổi ban đỏ chai cứng và sưng kèm theo nổi hạch. Nếu ký sinh trùng vào niêm mạc mắt sẽ có các dấu hiệu là: phù nề không đau một bên mi mắt và mô quanh hốc mắt, tình trạng kéo dài khoảng 2 tháng.

Người bệnh cũng có các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, phù nề vị trí bị đốt, nổi hạch toàn thân. Đi thăm khám sẽ thấy gan, lá lách to.

Một triệu chứng hiếm gặp khác của bệnh Chagas là viêm cơ tim nặng, thế nhưng phần lớn người bệnh tử vong là do suy tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị viêm não, màng não.

  • Thể mạn tính

Phần lớn những người bị bệnh Chagas thể cấp tính đều sẽ chuyển sang mạn tính. Thời gian đầu không có triệu chứng nhưng sau nhiều năm hay hàng chục năm bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn, đó là: loạn nhịp tim, viêm cơ tim và tắc nghẽn mạch máu. Một số bệnh nhân có thể bị viêm não, màng não lan tỏa có hoại tử và xuất huyết.

Người bệnh thường cảm thấy khó thở khi hít vào, nhất là trong lúc ngủ. Nhiều trường hợp bị viêm phổi, gầy yếu suy nhược, sụt cân, dễ bị bội nhiễm và có thể tử vong.

4.2. Bệnh ngủ

Đây là căn bệnh được phát hiện ở châu Phi. Bệnh ngủ do ký sinh trùng T.brucei gây ra, truyền cho người thông qua vết đốt của bọ xít hút máu người. Sau khi bị loại bọ xít này đốt, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh ngủ do bọ xít hút máu người gây ra thường có các triệu chứng như: nổi săn tại vết đốt. Đầu tiên là ban sẩn đỏ, sau đó thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau.

Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, đôi khi là sốt cao trên 40 độ C, sốt theo từng cơn, kèm theo chức nhức đầu, mất ngủ, đau khớp, sụt cân, thiếu máu. Thăm khám chuyên sâu sẽ thấy gan và lách to, phù tim mạch.

Sau 4 – 8 tiếng, người bệnh có biểu hiện gầy yếu, suy kiệt… Rối loạn tâm thần như có vẻ mặt buồn bã, lãnh đạm, ngủ gật ban ngày (nên gọi là bệnh ngủ) nhưng lại không ngủ yên giấc vào ban đêm và hay bị mê sảng.Tình trạng càng nặng, tình trạng ngủ không kiểm soát càng gia tăng, người bệnh có thể ngủ cả khi đang ăn.

Vào giai đoạn này, người bệnh thường có những lúc nhìn thờ ơ, thiếu sức sống và nói ngắc ngứ, không rõ ràng do run lưỡi. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị run, rung cơ cục bộ, đi kéo lê chân. Cuối cùng, bệnh nhân hôn mê và tử vong.

5. Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu

  • Vết thương sẽ có cảm giác ngứa rát, đau buốt.
  • Nổi vết sần kéo dài từ 2 – 5 ngày.
  • Hiện tượng sưng, ngứa và kèm theo sốt nhẹ.
  • Sưng tấy to, đau nhức, đau buốt khi biến chứng nặng.
  • Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, choáng vàng, ớn lạnh,…
  • Nếu xảy ra những triệu chứng trở nặng cần đưa ngay đến trạm y tế để cấp cứu. Chậm trễ có thể dẫn đến cơ thể sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

6. Sơ cứu khi bị bọt xít hút máu cắn

Côn trùng cắn chúng ta có 2 trường hợp là côn trùng có độc và không có độc. Bọ xít hút máu cắn nằm ở trường hợp côn trùng có độc.

Khi bắt đầu hút máu, bọ xít hút máu sẽ sử dụng chiếc vòi của mình đâm vào phần da thịt mềm để hút máu. Đó là lý do mà chúng thường chọn mặt, cổ,…

Khi bị đốt chúng ta cần sơ cứu cơ bản trước tiên. Sau đó quan sát xem có những biến chứng nào trở nặng hay không để chữa trị đúng cách.

Cách sơ cứu khi bị cắn bởi bọ xít hút máu:

  • Rửa ngay vết cắn với nước sạch và xà phòng.
  • Dùng thuốc sát trùng vết cắn.
  • Tuyệt đối không gãi nhất là ngay vết cắn vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, giảm đau.
  • Nếu trở nặng thì cho dùng kháng sinh.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và thần kinh để cấp cứu kịp lúc.

7. Cách phòng chống bọ xít hút máu người

Mặc dù tại Việt Nam đã có rất nhiều ghi nhận về sự xuất hiện của loài bọ xít này ở nhiều địa phương trên cả nước. Vì thế, mọi người cần có các biện pháp phòng ngừa loại côn trùng nguy hiểm này bằng cách:

  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giường, tủ… sạch sẽ, khô ráo.
  • Khi đi ngủ nên mắc màn cẩn thận
  • Có thể sử dụng hóa chất như Fendona 10SC, Icon 10, WP để tiêu diệt bọ xít và trứng của chúng, hoặc tiêu diệt bằng cách thủ công.
  • Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị vết đốt của bọ xít hút máu người. Vì thế, khi bị chúng đốt cách tốt nhất là nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng, không gãi vết thương và đến ngay các trung tâm da liễu để được thăm khám và điều trị.

>> Xem thêm: Cách Diệt Con Giời Leo Và Phòng Chống Con Giời Leo Hiệu Quả

Lời kết

Trên đây là thông tin về loài bọ xít, cũng như cách làm thế nào để xử lý vết cắn của bọ xít. Hy vọng những thông tin trên đây của Diệt côn trùng sẽ thật sự hữu ích cho bạn. Hãy đọc ngay bài viết để có kiến thức phòng tránh loài bọ xít này nhé.

Từ khóa » Bọ Xít Xanh Cắn