Bọ Xít Hút Máu Người Có Thể Truyền Bệnh - Báo Tuổi Trẻ
Phóng to |
Những con bọ xít hút máu người (ảnh trái) thường to gấp đôi các loại bọ xít khác - Ảnh: L.Anh |
Cách đây năm ngày, sau giấc ngủ trưa anh Nguyễn Văn T., sinh viên ĐH Luật, sống ở Hoàng Cầu, Hà Nội, thấy một vết đỏ thâm ở ngực có vẻ do con gì đó đốt. Từ ba ngày nay, anh T. có biểu hiện buồn ngủ vào những thời điểm không bình thường: sáng 8g-10g, chiều 15-18g. Theo TS Trương Xuân Lam, trưởng khoa côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, anh T. đã bị loại bọ xít hút máu người gần đây xuất hiện ở Hà Nội đốt.
Bọ xít có thể truyền bệnh
Theo TS Lam, trước đây loại bọ xít hút máu người thường được tìm thấy ở các khách sạn, khu lưu trú vùng trung du. Tại khoa côn trùng học thực nghiệm, các mẫu bọ xít hút máu người đã được thu thập từ Đại Lải, Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội)...
Tuy nhiên từ 2009 đến nay, các nghiên cứu viên đã phát hiện được loại bọ xít hút máu người ở phố Cầu Đất, quận Hà Đông, khu Vĩnh Tuy, khu Nghĩa Đô (Hà Nội). Điểm đáng chú ý là tại một gia đình ở Nghĩa Đô, nhóm nghiên cứu đã thu được tới 13 con bọ xít hút máu người từ thiếu trùng (loại bọ xít nhỏ) đến con trưởng thành. TS Lam đánh giá, điều này chứng tỏ bọ xít hút máu người không phải di chuyển về Hà Nội theo đồ đạc như các đánh giá trước đây, mà chúng đang sống và phát triển ở Hà Nội.
Không chỉ ở Hà Nội, ngay sau khi xuất hiện thông tin phát hiện bọ xít hút máu người, TS Lam cho biết đã có một phụ nữ ở Đà Nẵng gọi báo gia đình chị ở phố Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng cũng bị bọ xít đốt. Chị đã vứt 4-5 cá thể bọ xít tương tự loại bọ xít hút máu người như mô tả trên mạng, nhưng vẫn bị chúng đốt nhiều nốt ở đầu. Gần đây, chị thấy có triệu chứng đau đầu, mặt phù nề, người mệt mỏi, buồn ngủ...
Tại Hà Nội, TS Lam cho biết rất nhiều người bị bọ xít đốt báo về, các biểu hiện thường thấy là các nốt côn trùng đốt màu đỏ, rất ngứa và lâu lành, khi lành để lại vết thâm.
TS Hồ Đình Trung, trưởng khoa côn trùng (Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng trung ương), cho biết loại bọ xít hút máu người có thể gây hai loại bệnh, trong đó có bệnh Chagas, các biểu hiện thường là mệt mỏi, buồn ngủ... Trong những năm 1970, bệnh Chagas đã làm khá nhiều người tử vong. Theo TS Trung, cả hai bệnh do bọ xít hút máu người gây ra đều lưu hành ở châu Phi, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy bệnh lưu hành tại VN.
Không nên phun hóa chất diệt bọ xít
Theo TS Lam, ban ngày bọ xít hút máu người thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới xuất hiện. Bọ xít hút máu người cũng thuộc nhóm bọ xít ăn thịt, nhưng sống chính bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật thì đốt người là chính. Có thể tìm diệt bọ xít vào buổi tối bằng cách tắt hết đèn điện, dùng đèn pin tìm bọ xít ở các khe tối, dùng kẹp gắp bỏ vào cồn hoặc nước, bọ xít sẽ chết.
Không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm, bọ xít hút máu người còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Anh Phạm Huy Phong, cán bộ nghiên cứu của khoa côn trùng học thực nghiệm, cũng chính là nạn nhân của bọ xít hút máu người. Theo anh Phong, tháng 8-2009 anh bị hai con bọ xít đốt ở lưng, vết đỏ thâm to. Anh Phong đã huy động cả nhà tìm bắt và phát hiện tới 13 con bọ xít trong nhà, trên gác xép, ở khe giường, trong số đó có cả loại bọ xít trưởng thành và bọ xít thiếu trùng.
Không nên dùng hóa chất phun trừ côn trùng, kể cả loại hóa chất từ thảo mộc, bởi không phải nhà nào cũng có bọ xít trú. Cũng như TS Hồ Đình Trung, TS Lam và các cộng sự của mình chưa dám chắc bọ xít hút máu người có gây hại cho người. “Nhiều trang web nói đây là rệp, rận cắn nhưng chính xác đây là loại bọ xít hút máu người. Trường hợp ở Đà Nẵng tôi có nói gia đình đi khám, xem ảnh hưởng của các nốt do bọ xít cắn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp về hình thái, ảnh hưởng của bọ xít lên sức khỏe người và cách phòng trừ” - TS Lam cho biết.
Phân biệt bọ xít hút máu người và các loại bọ xít khác Bọ xít hút máu người dài 9,5-33mm, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng. Ngoài khu vực có sọc vàng, bọ xít hút máu người có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu... So với các loài bọ xít khác do Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật thu thập được, bọ xít hút máu người to gấp đôi, thường cỡ đầu ngón tay, phần bụng rộng và dẹp. Tại VN, TS Lam cho biết đã tìm thấy ba loại bọ xít hút máu người. |
Từ khóa » Bọ Xít Xanh Cắn
-
BỊ BỌ XÍT CẮN Có NGUY HIỂM - Cách SƠ CỨU Khi Bị Cắn
-
Bọ Xít: Cách Diệt Trừ Bọ Xít Ngày Mưa Và Sơ Cứu Khi Bị Cắn
-
Biện Pháp Phòng Ngừa Bọ Xít Xanh - VnExpress
-
Cách Trị Vết Cắn Của Bọ Xít Hút Máu - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
-
Đặc điểm Nhận Biết Và Biện Pháp Phòng Chống Bọ Xít Hút Máu Người ...
-
Nguy Cơ Lở Loét, Viêm Nhiễm, Viêm Da Do Tiếp Xúc Với Bọ Xít Vải, Nhãn
-
Bọ Xít Cắn Có Nguy Hiểm? Hình Ảnh Bọ Xít Hút Máu Người
-
TPHCM: Cấp Cứu Vì Bị Bọ Xít Cắn - Báo Người Lao động
-
Lo Lắng Về Bọ Xít Hút Máu Người - Báo Thanh Niên
-
Bọ Xít - Phương Pháp Chống Sâu Bệnh Hiệu Quả - Defarm
-
Bọ Xít: Tác Hại, Cách Phòng Tránh Và Xử Lý Khi Bị Cắn
-
Bọ Xít Vì Sao Có Mùi Hôi? Cách Diệt Trừ Bọ Xít Hút Máu Người Hiệu Quả
-
Cách Xử Lý Khi Bị Con Bọ Xít Hút Máu Người Cắn - IDSV