Bọ Xít đỏ Trên Bông Vải | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
Có thể bạn quan tâm
Đậu bắp
Bọ xít đỏ trên Bông vảiDysdercus cingulatus
Sâu bọ
Chữa cho cây trồng
Chụp ảnh
Xem chẩn đoán
Lấy thuốc
Sử dụng ứng dụng Plantix
Tóm lại
- Thiệt hại cắn phá trên quả bông vải.
- Quả mở và rụng sớm.
- Xơ vải bị ố.
- Thiệt hại cũng xuất phát từ các loài vi sinh vật xâm thực các mô bị tổn thương.
Cũng có thể được tìm thấy ở
8 Cây trồngBông vải Dưa chuột Cà tím Ngô/Bắp Hiển thị thêmĐậu bắp
Triệu chứng
Bọ xít trưởng thành và nhộng của chúng đều ăn chồi hoa và các quả bông vải còn đóng hay đã mở một phần. Chúng đục xuyên qua các xơ và ăn các hạt bông vải trong quả. Các mô bị tổn thương bị các vi sinh vật xâm thực, khiến quả thối rữa và biến màu. Quả bị nhiễm bọ xít thường phát triển không đầy đủ, mở và rụng sớm. Các triệu chứng sau đó là hạt nhỏ. lượng dầu ít và có tỷ lệ nẩy mầm thấp. Các hạt như thế không thích hợp để gieo trồng. Loài bọ xít đỏ này (có tên khoa học là D. cingulatus) không ở yên một cây và có thể chuyển sang các quả non ở cây khác. Nhiễm bọ nặng có thể gây tổn thất chất lượng cây trồng nghiêm trọng do xơ bị ố màu.
Các khuyến nghị
Kiểm soát hữu cơ
Phun dầu sầu đâu pha loãng lên lá đã được chứng minh là có hiệu quả đối với loài bọ xít gây hại này.
Kiểm soát hóa học
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Phun lên lá các sản phẩm thuốc diệt sâu bọ có chứa chlorpyrifos, esfenvalerate hay indoxacarb có hiệu quả chống lại sâu hồng đục quả và đã cho thấy công hiệu giảm thiểu số lượng quần thể của bọ xít đỏ trên bông vải. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm muộn, biện pháp kiểm soát bằng hóa chất không khả thi vì số bọ xít còn lại vẫn tồn tại trong quả trong quá trình thu hoạch.
Nguyên nhân gây bệnh
Thiệt hại nêu trên xuất phát từ nhộng và con trưởng thành của loài bọ xít đỏ có tên khoa học là Dysdercus cingulatus. Bọ xít trưởng thành có thể đạt đến chiều dài 12-13 mm và có màu đỏ cam đặc trưng. Đầu chúng màu đỏ với vòng cổ trắng, bụng đen và các cánh trước có hai chấm đen. Con đực nhỏ hơn con cái. Con cái có thể đẻ đến 130 trứng màu vàng một lần, đẻ trong đất, gần các cây ký chủ. Sau thời kỳ ấp trứng khoảng 7-8 days, nhộng nở ra và bắt đầu cắn phá cây bông vải. Chúng cũng có màu đỏ và ba chấm đen ở bụng và ba cặp đốm trắng ở sống lưng. Thời gian phát triển của chúng tổng cộng kéo dài 50-90 ngày, tùy thuộc vào khí hậu. Quá trình lây nhiễm xảy ra gần cuối mùa vụ khi các quả bông vải đầu tiên đang mở. Các cây ký chủ trung gian của loài bọ xít này là đậu bắp, dâm bụt và các cây họ cam chanh.
Biện pháp Phòng ngừa
- Giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu của bọ xít.
- Bắt bọ bằng tay nếu số lượng của chúng vẫn còn ít.
- Loại bỏ các cây ký chủ trung gian như cây gạo và các cây hoang dại khác thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) , ví dụ như các loài Hibiscus asper, H.
- cannabinus và H.
- trionus.
- Gieo trồng các loài cây để bẫy như đậu bắp và thu thập bọ xít từ đó.
- Treo các hạt mồi nhử đã được làm ẩm tại các địa điểm khác nhau trên cánh đồng nơi bọ xít thường tập trung.
- Kiểm soát việc sử dụng thuốc trừ sâu để tránh gia tăng khả năng kháng thuốc của côn trùng.
- Hái quả bông khi chúng đã mở.
- Loại bỏ và tiêu hủy các cây bông vải chưa thu hoạch ngay khi hái xong quả.
- Cày sâu đất sau khi thu hoạch để đưa các trứng bọ xít lên khỏi mặt đất cho ánh nắng mặt trời và các loài ăn thịt tiêu diệt chúng.
Chia sẻ
Tải xuống Plantix
Từ khóa » Họ Bọ Xít Mai
-
Bọ Xít – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Bọ Xít Mai Scutelleridae - 123doc
-
Bọ Xít: Cách Diệt Trừ Bọ Xít Ngày Mưa Và Sơ Cứu Khi Bị Cắn
-
Bọ Xít - Thiên địch Quý - Cục Bảo Vệ Thực Vật
-
Bọ Xít Hút Máu Và Vai Trò Truyền Bệnh - Viện Sốt Rét
-
Bọ Xít Hút Máu: Nhận Biết Và Cách Phòng Chống
-
Một Số Thông Tin Về Bọ Xít Hút Máu
-
Bọ Xít đen - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bọ Xít Muỗi Và Biện Pháp Phòng Trừ - Hợp Trí
-
Bọ Xít đen Hại Lúa
-
Bọ Xít Hại Nhãn Và Các Biện Pháp Phòng Trừ
-
Nghiên Cứu Sinh Học, Sự Phân Bố Và Nơi Sống Của Các Loài Bọ Xít Hút ...
-
10 Loài Bọ Xít đỏ Và đen Thường Thấy Trong Vườn - Diệt Côn Trùng