Nghiên Cứu Sinh Học, Sự Phân Bố Và Nơi Sống Của Các Loài Bọ Xít Hút ...
Có thể bạn quan tâm
Nhằm bổ sung các dẫn liệu khoa học còn bỏ ngỏ về các loài bọ xít hút máu và làm cơ sở nghiên cứu vai trò y học và phòng chống loài bọ xít hút máu này ở Việt Nam, PGS.TS. Trương Xuân Lam cùng các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành Nghiên cứu phân loại, sinh học, sinh thái học của bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae (Heteroptera: Reduviidae) và đặc điểm phân bố của chúng ở Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu tập chung xác định sự phân bố và sinh cảnh sống các loài bọ xít hút máu thuộc phân họ Triatominae ở một số tỉnh, thành phố đại diện của Việt Nam và đặc điểm sinh học, sinh thái học và tập tính hút máu của loài Triatoma rubrofasciata (De Geer).
Bọ xít hút máu giao phối và sinh sản ở Hà Nội
Sự phân bố và sinh cảnh sống các loài bọ xít hút máu ở Việt Nam
Loài bọ xít hút máu đã có mặt tại 20 tỉnh thành ở Việt Nam, trong đó phổ biến là loài Triatoma rubrofasciata. Loài Triatoma bouvieri chỉ bắt gặp ở 1 tỉnh và loài Triatoma migrans mới chỉ bắt gặp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, có 21 quận huyện ghi nhận sự có mặt của loài T. rubrofasciata. Số lượng cá thể bọ xít hút máu thu được rất cao ở vùng ngoại thành đặc biệt là ở Cố Nhuế và Gia Lâm, đã ghi nhận hơn 1000 cá thể/1 ổ. Đặc biệt số lượng cá thể thu được có mức độ bắt gặp lớn nhất từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Thiếu trùng, trứng và trưởng thành của bọ xít hút máu thu được trong 1 ổ tại Cổ Nhuế, Từ Liêm Hà Nội
Các ổ bọ xít hút máu có cùng chung một tính chất là tập trung ở các khu dân cư gần nơi sinh sống của con người. Và nhất là những nơi có điều kiện ẩm thấp, các kho chứa gỗ vụn, củi hoặc các vật dụng bỏ đi khác, đây cũng là nơi trú ngụ của chuột nhà. Tuy nhiên, các ổ này chính là môi trường tốt nhất để loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata tập trung phát triển ở giai đoạn trứng và thiếu trùng hoặc trưởng thành nhằm phát tán, tìm kiếm máu phục vụ cho việc sinh sản.
Sinh cảnh tạo ổ của bọ xít hút máu có liên thông với chuột nhà
Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của loài bọ xít hút máu
Trong điều kiện nuôi trong tủ định ôn (nhiệt độ: 30 0C; ẩm độ: 75 %), vòng đời của loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata là 327.56 ngày. Trong đó ở giai đoạn trứng, thiếu trùng và giai đoạn tiền trưởng thành tương đương là 15.76 ngày, 298.65 ngày và 13.15 ngày, 3 đến 32 ngày. Thời gian đẻ trứng của bọ xít hút máu kéo dài từ 3 đến 32 ngày và số lượng trứng tập trung ở ngày đẻ thứ 1 đến ngày đẻ thứ 16 và ít dần ở các ngày sau đó. Cùng với điều kiện nuôi trong tủ định ôn, tỷ lệ gia tăng tự nhiên (r) của bọ xít hút máu T. rubrofasciata là 0,012, chỉ số giới hạn gia tăng tự nhiên (λ) = 1,01, thời gian của một thế hệ (Tc) = 337,29 ngày và tỷ số nhân một thế hệ (Ro) = 41,93. Kết quả ban đầu này cũng cho thấy, ở ngoài tự nhiên trong 1 năm thì loài bọ xít hút máu này chỉ có 1 thế hệ với tỷ lệ gia tăng ở mức cao.
Sự sinh trưởng và phát triển của loài bọ xít hút máu
Loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata là loài côn trùng sống dựa vào hút máu của động vật trong đó có con người. Chúng phải thường xuyên hút máu của động vật máu nóng để tồn tại, sinh sản và phát triển. Trong tự nhiên, thiếu trùng và trưởng thành đều hút máu trực tiếp từ cơ thể vật chủ sống. Bình thường khi không hút máu, vòi của bọ xít hút máu thu ngắn và gấp lại, xếp sát mặt dưới của ngực. Khi bắt gặp vật chủ, bọ xít mới giương vòi cắm vuông góc vào cơ thể vật chủ và hút máu cho tới khi no. Hoạt động hút máu của loài bọ xít này thường bao gồm 2 giai đoạn liên tiếp nhau. Giai đoạn 1: chích nhanh làm tê vùng được hút máu. Giai đoạn 2: chích hút máu. Thời gian cho việc hút máu tùy thuộc vào các giai đoạn tuổi của bọ xít.
Bọ xít hút máu hút máu gà để sống, sinh sản và phát triển
Nghiên cứu khả năng nhịn đói của loài bọ xít hút máu
Thiếu trùng bọ xít hút máu T. rubrofasciata trong phòng thí nghiệm có khả năng nhịn đói rất cao trung bình từ 22,30 – 61,43 ngày. Tuy nhiên cũng có cá thể bọ xít hút máu có khả năng nhịn đói từ 114-120 ngày. Đặc tính nhịn đói này cho thấy khả năng thích nghi rất lớn của loài bọ xít hút máu này khi không có nguồn thức ăn và cho phép chúng có một khoảng thời gian dài để đi tìm vật chủ. Trong thời gian nhịn đói, nếu được hút máu 1 lần thì loài bọ xít này sẽ phát triển chuyển tuổi và duy trì sinh sản.
Nghiên cứu ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khi bị bọ xít hút máu
Các vết đốt của bọ xít hút máu gây nên cho con người
Bọ xít hút máu khi ở gần người luôn chủ động tấn công con người, đốt và chích hút máu vì chúng luôn luôn cần thức ăn cho sự sinh sản và phát triển ở cả pha thiếu trùng và trưởng thành. Các vết đốt của bọ xít sau khi hút máu người có biểu hiện rất khác nhau. Một người bị đốt có thể có nhiều vết đốt do 1 cá thể bọ xít hút máu gây ra, đặc biệt có người bị đến 10 vết đốt, tuy nhiên các vết đốt cũng có thể do nhiều cá thể gây nên. Các vết đốt có thể cách rời hoặc rất gần nhau. Các vết đốt thông thường có màu đỏ rất dễ phát hiện và to hơn vết muỗi đốt hoặc màu sẫm nối liền nhau. Sau khi bị bọ xít đốt và hút máu thì tại các vết đốt có biểu hiện đau, rát, sưng và rất dễ lan rộng ra xung quanh khi tác động vào vết đốt. Có trường hợp vết đốt gây sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ và bị sốt (nhất là trẻ em). Trong nhiều trường hợp vết đốt ở chân hoặc tay có thể dẫn tới hiện tượng không cử động được do vết đốt sưng to và phù nề rộng. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân .
Ký sinh trùng đơn bào có trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu ở Hà Nội
Bước đầu nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu, các nhà nghiên cứu đã xác định được ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Trypanosoma có trong bộ phận tiêu hóa của bọ xít hút máu. Người bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ thấy mệt mỏi, buồn ngủ và sốt cao. Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở tim, não, thực quản và phổi. Theo đó, thực quản thường bị giãn to, đau; bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó nuốt và nôn. Hay gặp khó thở khi hít vào, đặc biệt là trong khi ngủ. Ký sinh trùng này sau đó tấn công vào não khiến nạn nhân bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng dẫn đến hôn mê và có thể tử vong. Tỷ lệ có ký sinh trùng sống trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu chiếm cao nhất ở xã Cổ Nhuế và Sài Đồng quận Long Biên, tương ứng chiếm 90% và 80%, tiếp đến là Nghĩa Đô, Hoàng Cầu và Hoàng Mai chiếm từ 61,11 - 70,5 % và thấp nhất ở Hà Đông và Đê La Thành chiếm từ 56 - 57,4 %.
Nguồn tin: PGS. TS Trương Xuân Lam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Xử lý tin: Mai Lan
Từ khóa » Họ Bọ Xít Mai
-
Bọ Xít – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Bọ Xít Mai Scutelleridae - 123doc
-
Bọ Xít: Cách Diệt Trừ Bọ Xít Ngày Mưa Và Sơ Cứu Khi Bị Cắn
-
Bọ Xít - Thiên địch Quý - Cục Bảo Vệ Thực Vật
-
Bọ Xít Hút Máu Và Vai Trò Truyền Bệnh - Viện Sốt Rét
-
Bọ Xít Hút Máu: Nhận Biết Và Cách Phòng Chống
-
Một Số Thông Tin Về Bọ Xít Hút Máu
-
Bọ Xít đỏ Trên Bông Vải | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Bọ Xít đen - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bọ Xít Muỗi Và Biện Pháp Phòng Trừ - Hợp Trí
-
Bọ Xít đen Hại Lúa
-
Bọ Xít Hại Nhãn Và Các Biện Pháp Phòng Trừ
-
10 Loài Bọ Xít đỏ Và đen Thường Thấy Trong Vườn - Diệt Côn Trùng