BỌ XÍT MUỖI LÀ GÌ?
Mục Lục Bài Viết >>>
- 1. Giới thiệu chung
- 2. Biện pháp canh tác
- 3. Biện pháp lợi dụng thiên địch
- 4. Biện pháp thuốc BVTV
- Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
1. Giới thiệu chung
Bọ xít muỗi (Helopetis theivora Wterh.) là một trong những dịch hại quan trọng trên cây chè ở nước ta hiện nay và nhiều nước trong khu vực. Bọ xít muỗi dùng vòi chích hút dịch tế bào của búp và lá non, làm búp, lá non biến dạng cong queo rồi khô đen, không đạt tiêu chuẩn thu hoạch, từ đó ảnh hưởng đến những lứa búp kế tiếp. Nếu nặng, cây chè sẽ còi cọc, sinh trưởng kém, năng suất và phẩm chất búp chè bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài cây chè còn thấy bọ xít muỗi sinh sống trên khá nhiều cây trồng khác như ổi, sim, mua, sồi, xoài, điều, ca cao, canh ki na, mít, cỏ lào, cỏ thài lài (rau trai)…nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do chúng di chuyển từ những cây này sang phá hại búp chè Xuân mới ra sau lần đốn tỉa cành vào cuối năm, từ đó tích lũy số lượng gây hại các đợt búp kế tiếp.
1.1 Triệu chứng, mức độ hại
Cả trưởng thành và ấu trùng của bọ xít muỗi dùng vòi chích hút dịch tế bào của lá và búp chè, vết chích ban đầu chỉ là những chấm nhỏ trong như giọt dầu, sau đó dịch tề bào chỗ vết chích bị ô xy hóa nhanh chóng chuyển thành màu nâu đậm. Vết chích làm cho tế bào bị chết loang rộng dần thành hình tròn hoặc hơi bầu dục, kích thước vài mm.
Số lượng và kích thước của vết chích nhiều hay ít, lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tuổi của bọ xít, tuổi của búp chè. Con ấu trùng thường tạo ra vết chích nhỏ, nhưng lại nhiều vết hơn con trưởng thành, vết chích ở búp non nhiều hơn ở búp già… Búp chè có nhiều vết chích sẽ bị cong queo, thui đen, không thu hoạch được. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng bụi, từng đám chè nhỏ.
Lá chè bị bọ xít muỗi gây hại |
1.2 Nhận dạng
Con trưởng thành nhìn giống như con muỗi, dài trung bình khoảng 4-5mm, dài nhất tới 6,5-7 mm (con cái có thân dài hơn con đực), đầu màu nâu, mắt nâu đen, râu khá dài màu nâu (có khi tới 12 mm), bụng màu xanh lá mạ, trên lưng có một cái chùy mầu đen, nhìn giống như cái phễu.
Trứng hơi giống hình quả chuối tiêu, trên đầu có hai sợi lông dài không bằng nhau. Trứng được đẻ vào mô của cuộng chè và gân chính của búp chè, nhưng hai sợi lông lại nhô ra ngoài. Lúc mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở chuyển dần sang màu da cam.
Khi mới nở, ấu trùng có màu vàng và nhiều lông, sau đó chuyển dần sang màu xanh ánh vàng, đã có chùy trên lưng. Ấu trùng thường sống theo nhóm 2-3 con trên một búp hoặc trên lá non gần búp.
Một số hình ảnh của bọ xít muỗi
(Nguồn Internet)
1.3 Sinh vật học
Bọ xít muỗi thích sống ở những nơi ẩm thấp, râm mát, những nương chè xanh tốt, rậm rạp. Những ngày trời âm u, đặc biệt là những ngày có mưa, bọ xít thường hoạt động nhiều và gây hại rất mạnh.
Vào mùa hè, những buổi trưa nắng nóng con trưởng thành thường ẩn nấp trong tán chè, chúng chỉ hoạt động nhiều vào lúc sáng sớm và chiều tối khi trời đã dịu mát, những ngày râm mát chúng thường hoạt động suốt ngày. Vào mùa đông chúng hoạt động chủ yếu vào buổi trưa và chiều, khi trời đã ấm áp trở lại.
Sau khi vũ hóa khoảng 2-6 ngày bọ xít muỗi bắt đầu bắt cặp giao phối, khoảng 2-3 ngày sau thì đẻ trứng, một con cái có thể đẻ 12-74 quả trứng, bọ xít trưởng thành sống khoảng 8-13 ngày.
Trứng đươc đẻ vào phần mô non của búp chè và gân chính của lá chè non, thời gian trứng từ 5-10 ngày.
Ấu trùng có 5 tuổi, thời gian ấu trùng khoảng 9-19 ngày.
Bọ xít muỗi có tập tính tự rơi khi bị động, vòng đời của chúng giao động từ 17-38 ngày.
1.4 Sự phát sinh phát triển
Ở các tỉnh phía Bắc mỗi năm bọ xít muỗi có nhiều lứa, nhưng thường tập trung vào tháng 7, 8 (hại rất nặng) và tháng 10, 11 (hại nặng).
Tại các tỉnh phía Nam, bọ xít muỗi cũng xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5-11, khi trời mát, ẩm độ cao và nhất là khi chè ra búp non.
Thời tiết thích hợp nhất cho bọ xít muỗi là nhiệt độ khoảng 20-29 độ C và ẩm độ trên 90%.
Thực tế đồng ruộng cho thấy, những đợt búp ra vào mùa Hè và mùa Thu thường bị bọ xít muỗi gây hại nhiều hơn những đợt búp ra vào mùa Đông. Chè trồng trong vườn và có bóng râm thường bị bọ xít gây hại nhiều hơn chè được trồng ở chỗ dãi nắng (trảng nắng).
Ngoài ra, những nương chè còn nhỏ tuổi chưa đốn thường bị bọ xít gây hại nhẹ hơn những nương chè lớn tuổi đã được đốn nhiều lần. Chè trung du thường bị bọ xít hại nặng hơn các giống chè khác, nương chè nào càng được đầu tư thâm canh cao thì càng bị bọ xít gây hại nhiều hơn (do thức ăn tốt).
Để hạn chế tác hại của bọ xít muỗi, phải áp dụng kết hợp một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, sau đây là một số biện pháp chính:
2. Biện pháp canh tác
Thực hiện thật tốt các biện pháp về kỹ thuật canh tác, chăm sóc như bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước giữ ẩm gốc vào mùa khô, làm cỏ kịp thời, đốn tỉa tạo hình đúng kỹ thuật … để cây chè khoẻ mạnh có sức chống chịu và bù đắp được với tác hại của bọ xít.
Thường xuyên làm cỏ, phát quang bụi rậm và những cây ký chủ phụ của bọ xít xung quanh nương chè, để hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít.
Không nên để chè quá lứa, phải hái kịp thời khi búp chè vừa đạt tiêu chuẩn để giảm thiểu thời gian nguồn thức ăn phù hợp cho bọ xít có mặt trên nương chè.
Nên hái chè nhanh, tập trung đối với mỗi lứa để loại bỏ trứng bọ xít muỗi đang tồn tại trên búp. Khi hái, cần hái hết các búp đã bị hại, đồng thời tích cực chăm sóc (bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng cho nương chè) để cây chè nhanh chóng ra chồi mới đồng đều.
Nên tiến hành đốn đau, đốn lửng các lô chè thường bị bọ xít muỗi hại nặng.
Những nương chè thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng, không nên trồng cây che bóng quá nhiều.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sử dụng thuốc sinh học hoặc thuốc có phổ tác động hẹp, thời gian cách ly ngắn và chỉ sử dụng thuốc khi mật độ bọ xít tăng nhanh để bảo vệ hệ thiên địch tự hiên trên nương chè và sức khỏe người sử dụng chè.
Thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ kịp thời khi mật số bọ xít muỗi tăng nhanh, nhất là vào các cao điểm gây hại của bọ xít và những giai đoạn cây chè ra búp mới.
3. Biện pháp lợi dụng thiên địch
Trên nương chè có khá nhiều loài thiên địch của bọ xít muỗi như: các loài nhện bắt mồi, chuồn chuồn, bọ ngựa ăn thịt, một số loại kiến, bọ rùa… Những loài thiên địch này có thể tiêu diệt cả bọ xít trưởng thành và con ấu trùng. Trước khi phun thuốc phải điều tra kỹ mật số thiên địch và cân nhắc việc dùng thuốc sao cho ít ảnh hưởng nhất đến những loài thiên địch này.
4. Biện pháp thuốc BVTV
Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
Share Tweet Share PrintTừ khóa » Chè Xít Là Gì
-
Top 14 Chè Xít Là Gì
-
Khi Nào Dùng Từ “trà” Và Khi Nào Là “chè”? - Báo Lao Động
-
Từ điển Tiếng Việt "bọ Xít Muỗi Hại Chè" - Là Gì?
-
Hội Những Người Thích Lang Thang Trà Đá, Chè Xít Vỉa Hè - Home
-
Trà Xanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Việc Uống Nước Chè Khô Thường Xuyên
-
Uống Nước Chè Khô Có Tác Dụng Gì? Uống Nhiều Tốt Hay Xấu?
-
Cách Phun Thuốc Cho Cây Chè An Toàn Và Hiệu Quả - Daithanhtech
-
Bọ Xít Muỗi - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Chè Và Cách Phòng Trừ?
-
Uống Trà Nhiều Có Tốt Không? - Hello Bacsi
-
Bọ Xít Muỗi Và Biện Pháp Phòng Trừ - Hợp Trí
-
Bàn Về Chè Và Trà - Trà Cổ Thụ