Bộ Y Tế Yêu Cầu Ngừng đào Tạo định Hướng Chuyên Khoa Cho Bác Sĩ

Bộ Y tế yêu cầu ngừng đào tạo định hướng chuyên khoa cho bác sĩ - Ảnh 1.

Nhiều trường ĐH y dược, trong đó có Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tổ chức các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa - Ảnh: L.P.

Theo công văn này, Bộ Y tế đã xây dựng các qui định về tổ chức chương trình đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú và đã được áp dụng từ lâu.

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nhân lực y tế còn tổ chức các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa (chuyên khoa sơ bộ), cấp chứng chỉ cho các bác sĩ bắt đầu định hướng vào một chuyên khoa cụ thể ở mức độ nhất định để bắt đầu khám chữa bệnh, chưa đòi hỏi chuyên khoa sâu.

Các khóa đào tạo này có thời gian đào tạo từ 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, đến nay không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền quy định về đào tạo định hướng chuyên khoa. Việc đào tạo định hướng chuyên khoa là do các bệnh viện, trường ĐH tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu của người học và cơ sở khám chữa bệnh.

Chương trình đào tạo định hướng chuyên khoa do các trường ĐH y dược, bệnh viện tự xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức đào tạo. Do vậy việc đào tạo định hướng chuyên khoa hiện nay không được kiểm soát về chất lượng của cơ sở đào tạo, người giảng dạy, chương trình đào tạo và chưa có chuẩn năng lực chung để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Cũng theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây bộ đã nhận được phản hồi từ một số sở y tế và hội nghề nghiệp về việc cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận sai đối tượng, không đúng qui định, gây khó khăn cho việc cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh, ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa.

Cũng theo Bộ Y tế, bộ này được giao xây dựng Nghị định qui định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe và đã trình Chính phủ xem xét ban hành. Trong đó có qui định về đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu đối với khóa đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 15 tín chỉ, tương đương tối thiểu 6 tháng học tập trung.

Nghị định cũng qui định các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, người giảng dạy chuyên sâu, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng với 12 ngành sức khỏe Thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng với 12 ngành sức khỏe

TTO - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của quy chế tuyển sinh đại học năm 2019 vừa được đại diện Bộ GD-ĐT công bố trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng nay 9-3.

Từ khóa » Học Sơ Bộ Là Gì