Bốc Hỏa Lên Mặt Cảnh Báo điều Gì?

Skip to content

Bốc hỏa lên mặt là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, gây ra cảm giác nóng bừng, khó chịu và đỏ mặt. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng bốc hỏa lên mặt một cách hiệu quả?

1. Bốc hỏa lên mặt là gì?

Bốc hỏa lên mặt là gì?
Bốc hỏa lên mặt là gì?

Bốc hỏa lên mặt là tình trạng cơn nóng xuất hiện đột ngột, tập trung nhiều nhất ở vùng mặt. Sau đó con bốc hỏa lan xuống cổ và vùng ngực, thi thoảng cơn nóng bừng có thể lan ra toàn thân. Đây là tình trạng thường gặp ở chị em tiền mãn kinh, mãn kinh do nhiều nguyên nhân gây nên.

2. Nguyên nhân của cơn bốc hỏa lên mặt

Chị em bị bốc hỏa lên mặt là do đâu?
Chị em bị bốc hỏa lên mặt là do đâu?
  • Bốc hỏa lên mặt do rối loạn hormone: Sự sụt giảm nồng độ estrogen ở chị em tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cơn bốc hỏa.
  • Đang sử dụng thuốc điều trị ung thư vú: Nếu chị em đang điều trị ung thư vú, các cơn bốc hỏa có thể dữ dội và kéo dài hơn.
  • Nguyên nhân gây bốc hỏa lên mặt do bệnh lý về tuyến giáp: Bệnh cường giáp có thể gây ra các triệu chứng như nóng bức, tim đập nhanh, hồi hộp, sụt cân, tiểu tiện liên tục.
  • Lạm dụng đồ ăn cay nóng: Chị em có thói quen thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng như đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, chứa ớt, tiêu, tỏi, gừng,… sẽ là nguyên nhân dễ gây kích hoạt những cơn bốc hỏa lên mặt.
  • Sử dụng chất kích thích: Nếu chị em có thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá… sẽ có nguy cơ gặp những cơn bốc hỏa nghiêm trọng hơn so với người không có thói quen này.
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì: Chị em có cân nặng dư thừa sẽ có xu hướng tích tụ mỡ thừa. Lớp mỡ dày này sẽ gây cản trở quá trình trao đổi chất, khó giảm nhiệt. Do vậy chị em thừa cân, béo phì sẽ dễ gặp bốc hỏa nóng mặt.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress: Stress chính là một nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng bốc hỏa lên mặt ở chị em. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tăng cường giải phóng adrenaline (hormone căng thẳng) từ tuyến thượng thận vào máu. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn đồng thời tăng lượng máu lưu thông, khiến cơ thể bị tăng nhiệt độ và vùng dưới đồi sẽ phát tín hiệu để kích hoạt cơn bốc hỏa nhằm giảm nhiệt cơ thể.

3. Biểu hiện của cơn bốc hỏa lên mặt thường gặp

Dấu hiệu nhận biết cơn bốc hỏa lên mặt
Dấu hiệu nhận biết cơn bốc hỏa lên mặt
  • Tim đập nhanh hơn so với bình thường: Khi xuất hiện tình trạng bốc hỏa lên mặt, nhịp tim của chị em cũng tăng lên. Kèm theo cảm giác nóng bừng, hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.
  • Bốc hỏa lên đầu đổ mồ hôi, mặt mũi đỏ gay là do các cơn bốc hỏa thường làm chị em nóng bừng đột ngột ở vùng mặt, sau đó lan tỏa xuống cổ, ngực, cánh tay tiếp đó là toàn thân.
  • Cảm giác nóng lạnh không đều, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn ớn lạnh toàn thân. Do khi cơn bốc hỏa xuất hiện, cơ thể sẽ tự đổ nhiều mồ hôi để làm mát. Nên thường sau mỗi cơn bốc hỏa chị em sẽ cảm thấy ớn lạnh.
  • Bốc hỏa về đêm khiến chị em mất ngủ, nóng bừng từng cơn vào ban đêm. Từng cơn nóng kéo đến trong 2 – 3 phút. Sau khi cơn nóng đi qua sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi hơn.
  • Khi cơn bốc hỏa tìm đến sẽ khiến những mạch máu giãn nở, tập trung nhiều ở phần trên cơ thể. Vì thế lưu lượng máu sẽ tuần hoàn đến khu vực này nhiều hơn. Từ đó xuất hiện những mảng đỏ lấm tấm trên da, nhiều nhất là ở vùng mặt.

4. Bốc hỏa lên mặt cảnh báo điều gì?

Không nhiều chị em biết được những cảnh báo về sức khỏe khi bị bốc hỏa lên mặt
Không nhiều chị em biết được những cảnh báo về sức khỏe khi bị bốc hỏa lên mặt

Theo thống kê có đến 70 – 85% phụ nữ sẽ phải sống chung với tình trạng này từ 2 – 5 năm, có trường hợp nặng hơn sẽ kéo dài đến 10 năm. Chị em bước sang giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bắt đầu gặp phải những cơn bốc hỏa thường xuyên. Bốc hỏa nóng mặt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chị em. Nếu không phát hiện và can thiệp có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như:

  • Chị em lãnh cảm, sợ gần gũi chồng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân.
  • Tâm lý luôn mệt mỏi, căng thẳng lâu dần dẫn đến trầm cảm.
  • Thường xuyên khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Có nguy cơ cao mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch.
  • Bốc hỏa lên đầu này cũng tăng cao nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp ở nữ giới. Tỷ lệ gãy xương hông cao hơn, xương cổ và cột sống cũng yếu đi và dễ bị tác động.

5. Biện pháp cải thiện hiện tượng bốc hỏa lên mặt

Cách cải thiện cơn bốc hỏa lên mặt hiệu quả
Cách cải thiện cơn bốc hỏa lên mặt hiệu quả

Để cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt và không để bốc hỏa ảnh hưởng đến cuộc sống, chị em có thể thực hiện một số cách sau:

  • Nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và hoa quả sẽ giúp chị em đẩy lùi hiệu quả tình trạng bốc hỏa nóng mặt. Những loại rau xanh và hoa quả được khuyên dùng có rau cải xoăn, rau bina, cải thìa, cam,chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, chuối… Chị em cũng nên tránh ăn những loại đồ ăn gây kích thích các cơn bốc hỏa như ớt, tỏi, tiêu, gừng, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt chứa nhiều đường. Hàng ngày chị em nên uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể hoạt động và cũng giúp giảm bốc hỏa. Nên uống ít nhất 2l nước/ngày bằng nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây.
  • Không gian sống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa. Nếu phòng ngủ quá nóng, ngột ngạt cũng sẽ là nguyên nhân khiến cơn bốc hỏa dễ đến. Do đó việc giữ ổn định nhiệt độ phòng là điều rất quan trọng, chị em có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa để giữ nhiệt độ phòng luôn ổn định, mở cửa sổ, chuẩn bị sẵn túi chườm lạnh để phòng cơn bốc hỏa đột ngột đến trong đêm.
  • Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, không căng thẳng, stress bằng cách làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đi dạo…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ giúp giữ vóc dáng, giảm cân, nâng cao sức khỏe, chống nguy cơ loãng xương, ngủ ngon hơn mà còn giúp chị em giải tỏa căng thẳng, từ đó đẩy lùi hiệu quả chứng bốc hỏa lên mặt. Chị em có thể tập yoga, thiền, đạp xe đạp, chạy bộ chậm, đi bộ, bơi lội… Nên chọn môn tập cùng cường độ tập phù hợp với sức khỏe, tránh tập quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không chỉ kiêng một số thực phẩm gây bốc hỏa mà chị em còn tránh cả những đồ uống không tốt như rượu bia, đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai và thuốc lá. Bởi những đồ uống này không tốt cho sức khỏe phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, đặc biệt là chị em thường xuyên phải trải qua các cơn bốc hỏa.
  • Cải thiện bốc hỏa lên mặt bằng liệu pháp thay thế Hormone HRT: Tiền mãn kinh, mãn kinh chị em thiếu hụt lượng hormone estrogen trầm trọng. HRT là liệu pháp thay thế hormone có thể giải quyết tận gốc của vấn đề do thiếu hụt estrogen nhưng cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Bởi liệu pháp này có thể gây ra những rủi ro với sức khỏe. Những người sử dụng estrogen liên tục trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý về tim mạch, đột quỵ hay sa sút trí tuệ, huyết khối, bệnh lý về tim mạch, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.

Nên để bổ sung nội tiết tố an toàn và hiệu quả, không cần áp dụng liệu pháp HRT thì chị em có thể bổ sung từ viên uống có chứa EstroG-100 được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Ngoài ra viên uống còn có Glutathione, Curcumin, Collagen… sẽ giúp chị em cải thiện nhiều vấn đề tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra cho da, tóc…

Kiểm soát tình trạng bốc hỏa lên mặt không phải là điều dễ dàng, nhưng với những thông tin và gợi ý từ bài viết, chị em có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Đừng ngần ngại thử nghiệm và điều chỉnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo

  • [1] Hot flashes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790
  • [2] What Causes Hot Flashes? https://www.verywellhealth.com/what-causes-hot-flashes-other-than-menopause-5186829
  • [3] What Are Hot Flashes? https://www.webmd.com/menopause/menopause-hot-flashes

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

Δ

Sản phẩm đề xuất

Viên uống Kiều Xuân Estrog-100: hỗ trợ Tăng cường nôi tiết – Kéo dài tuổi xuân

245.000đ Thêm vào giỏ Mua ngay

Bài viết liên quan

Stress có bị trễ kinh không? Nguyên nhân và cách cải thiện

Trễ kinh là hiện tượng khá nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Việc nắm được nguyên nhân gây trễ kinh là rất quan trọng, bởi nếu không hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chị là dấu hiệu của một số bệnh lý. Một trong những câu hỏi mà nhiều chị em thường thắc mắc liên quan tới vấn đề này đó là stress có bị trễ kinh không? Để giải đáp câu hỏi này hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Căng tức ngực chậm kinh là hiện tượng gì? Có sao không?

Căng tức ngực chậm kinh có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhưng cũng không loại trừ trường hợp mắc bệnh phụ khoa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Phải làm gì khi bị căng tức ngực chậm kinh?

Phụ nữ rong kinh tiền mãn kinh có nguy hiểm không

Rong kinh tiền mãn kinh là gì? Các cách cải thiện hiệu quả

Khi phụ nữ tiến gần đến tuổi mãn kinh, hiện tượng rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp, làm chu kỳ kinh nguyệt không còn đều như trước. Sự biến đổi này thường xuất hiện do sự suy giảm tự nhiên của hormone sinh dục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng và tìm giải pháp điều trị hiệu quả cho rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh, hãy khám phá thêm thông tin chi tiết từ bài viết dưới đây.

Chóng mặt tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm không? Điều trị tình trạng này thế nào?

Chóng mặt ở giai đoạn tiền mãn kinh là do đâu? Cách xử lý

Tiền mãn kinh là hiện tượng tự nhiên, xảy ra ở nữ giới độ tuổi 45 – 55. Hiện tượng chóng mặt tuổi tiền mãn kinh là một triệu chứng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em không nên chủ quan mà cần theo dõi, điều trị kịp thời, tránh gây ra những bệnh lý khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của chóng mặt trong thời kỳ tiền mãn kinh là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bốc hỏa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và khắc phục

Nhiều chị em gặp phải tình trạng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể cả sau khi đã mãn kinh. Tuy nhiên bốc hỏa không chỉ xảy ra do tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn có thể vì một số nguyên nhân khác như thừa cân, do thuốc, do thực phẩm… Cùng tìm hiểu về bốc hỏa và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hoạt động tiêu biểu
  • Sản phẩm
    • Dược phẩm
    • Thực phẩm chức năng
    • Mỹ phẩm
    • Trang thiết bị y tế
  • Tin tức
    • Tin tuyển dụng
  • Thông tin hữu ích
  • Thông tin Covid-19
  • Liên hệ
    • Chỉ dẫn mua hàng

Login

Username or email address *

Password *

Remember me Log in

Lost your password?

  • call-icon Gọi điện
  • cart-icon Giỏ hàng

Từ khóa » Người Nóng Bừng Là Bệnh Gì